Bài bình luận của tác giả Debbie Cho trên tờ Vision Times.
Sau đây là nguyên văn bài viết:
Trung Quốc luôn nói đề cao Ngày quốc tế Phụ nữ cũng như bình đẳng giới, nhưng thực tế cho thấy một thực trạng hoàn toàn ngược lại.
Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) là ngày lễ kỷ niệm toàn cầu về các thành tựu và quyền xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị của phụ nữ.
Ngày lễ bắt nguồn từ phong trào xã hội chủ nghĩa thời kỳ đầu ở Mỹ khi công nhân may mặc ở New York và Chicago đình công vào năm 1908 vì muốn có điều kiện làm việc và tiền lương tốt hơn. Các phong trào xã hội chủ nghĩa đã đón nhận ngày này, đặc biệt là Đảng Cộng sản Nga, khi tuyên bố định ra Ngày Phụ nữ vào ngày 8/3/1922. Sau đó, ĐCSTQ đã thông qua ngày lễ này vào năm 1949 dưới thời Mao Trạch Đông, người đã tuyên bố phụ nữ “nắm giữ một nửa bầu trời”. Năm 1977, LHQ đã chính thức công nhận ngày này là một ngày lễ chính thức của Liên Hợp Quốc.
Ở Trung Quốc, Ngày Phụ nữ được gọi là ‘Sanba Jie’ và ban đầu có ý nghĩa thúc đẩy bình đẳng giới và cơ hội việc làm cho phụ nữ thường được gắn liền với vai trò nội trợ.
Mặc dù hệ tư tưởng cộng sản nguyên thủy đề cao sự bình đẳng tuyệt đối, nhưng hiện trạng ở Trung Quốc ngày nay không có nhiều điểm tương đồng với cái gọi là nam nữ bình quyền. Có sự chênh lệch ngày càng lớn giữa nam và nữ thể hiện rõ ràng trong chênh lệch tiền lương. Đến năm 2019, tình trạng chênh lệch này tiếp tục gia tăng, và đây là năm thứ 5 liên tiếp.
Quyền lực tối thượng của nam giới ở Trung Quốc hiện đại
Theo nhà tuyển dụng trực tuyến Boss Zhipin, thì ở Trung Quốc, vào năm 2019, phụ nữ kiếm được 78,2 xu cho mỗi đô la mà nam giới kiếm được. Đối với thứ hạng quốc tế về chênh lệch tiền lương, Trung Quốc đứng thứ 57 trong số 139 quốc gia được khảo sát vào năm 2008 nhưng đã tụt hạng xuống mức 103 trong số 149 quốc gia được khảo sát vào năm 2019.
Bất bình đẳng giới cũng thể hiện rõ ràng trong các cơ hội việc làm và các vị trí trong chính phủ. Các vị trí việc làm có thể đăng thông báo tuyển dụng chỉ dành cho các ứng viên nam và một số ngành công nghiệp cho phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 50, tức là 10 năm trước các đồng nghiệp nam. Chênh lệch tuổi nghỉ hưu có thể dẫn đến mất thu nhập và khả năng thăng tiến.
Sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã được thể hiện rõ trong một cuộc khảo sát chính thức của đảng năm 2017 trong đó phụ nữ được các nhà chức trách đặt câu hỏi về việc liệu họ có dự định có con sớm hay không. 54% phụ nữ được hỏi đã xác nhận tình trạng phân biệt đối xử này. Trong chính trị, có rất ít phụ nữ tại các vị trí lãnh đạo. Chỉ có một phụ nữ là thành viên của Bộ Chính trị tính đến năm 2021.
Vào năm 2012, chính phủ đã đóng cửa một trung tâm dành cho phụ nữ ở Bắc Kinh, nơi cung cấp lời khuyên pháp lý cho phụ nữ về vấn nạn quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bạo lực gia đình và thủ tục ly hôn. Ba năm sau, vào năm 2015, một nhóm phụ nữ được mệnh danh là ‘Năm nhà nữ quyền’ đã bị bắt và giam giữ trong 37 ngày vì phân phát các nhãn dán chống quấy rối tình dục tại các ga xe buýt và tàu điện ngầm.
Mặc dù những phụ nữ này không thể hiện bất đồng chính kiến chính trị, nhưng ĐCSTQ đã coi những hành động của họ như một sự xúc phạm đối với “các chính sách cơ bản về bình đẳng giới”. Một năm sau, một triển lãm nghệ thuật ở Bắc Kinh về nữ quyền và bạo lực gia đình đã bị đóng cửa trước khi khai mạc. Những hành vi này phủ nhận bình đẳng giới ở một quốc gia được thành lập dựa trên nguyên tắc bình đẳng tuyệt đối, ít nhất là trên danh nghĩa.
Cuộc biểu tình nhân ngày phụ nữ của người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan
Theo báo cáo của Bitter Winter, nhiều người đã kỷ niệm Ngày Phụ nữ, và ngày này cũng được kỷ niệm bởi những người biểu tình nữ ở Almaty, Kazakhstan và Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Những người phụ nữ đứng bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc để lên tiếng cho những người phụ nữ trong trại tập trung ở Tân Cương, Trung Quốc. Người Duy Ngô Nhĩ là một nhóm thiểu số Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu sống ở Khu tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc và đã bị cáo buộc cổ vũ chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa ly khai.
Việc giam giữ hàng loạt, lao động cưỡng bức và tra tấn các nhóm sắc tộc Duy Ngô Nhĩ và Kazakh ở Trung Quốc đã bị cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Quốc hội Canada, Hà Lan quy cho tội diệt chủng.
BBC gần đây đã đưa tin về cách ĐCSTQ đối xử với những phụ nữ trong trại tập trung, khi họ phải đối mặt với nạn cưỡng hiếp, đặt vòng tránh thai, triệt sản và cưỡng bức phá thai.
VIDEO: Tại sao người đàn ông Duy Ngô Nhĩ phải đau khổ thốt lên: Tôi thà bắn mẹ và vợ mình còn hơn
Theo ĐKN