Hai cụ bà trên trăm tuổi dễ dàng đánh bại Covid-19, bí quyết của họ là gì?

Hai cụ bà trên trăm tuổi dễ dàng đánh bại Covid-19, bí quyết của họ là gì?

Hai cụ bà trên trăm tuổi dễ dàng đánh bại Covid-19, bí quyết của họ là gì?

Hai cụ bà trên trăm tuổi dễ dàng đánh bại Covid-19, bí quyết của họ là gì?

Hai cụ bà trên trăm tuổi dễ dàng đánh bại Covid-19, bí quyết của họ là gì?
Hai cụ bà trên trăm tuổi dễ dàng đánh bại Covid-19, bí quyết của họ là gì?
Thứ sáu, 27-12-2024 06:58, (GMT+07:00)
Hai cụ bà trên trăm tuổi dễ dàng đánh bại Covid-19, bí quyết của họ là gì?
03-08-2021 19:06

Người cao tuổi bị nhiễm Covid-19 là tình huống rất nguy hiểm, đặc biệt là những người ở độ tuổi “bách niên”. Tuy nhiên, vào đầu năm nay, hai người phụ nữ “trên 100 tuổi” đã nhẹ nhàng đẩy lùi virus. Câu chuyện thần kỳ của họ đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông khắp thế giới. Vậy họ đã đánh bại Covid-19 như thế nào?

Nữ tu sĩ 117 tuổi không sợ virus

Sơ André sống trong viện dưỡng lão ở Pháp, và là người cao tuổi thứ hai trên thế giới còn sống đến ngày nay, sơ bị mù và phải ngồi xe lăn. 

Vào tháng Giêng năm nay, một vụ nhiễm Covid-19 hàng loạt đã bùng phát trong viện dưỡng lão, và sơ Andrea đã được chẩn đoán dương tính. Trong thời gian cách ly, tuy hơi mệt và ngủ lâu hơn bình thường, nhưng sơ vẫn cầu nguyện, Sơ có rất ít triệu chứng đến nỗi bà thậm chí không nhận ra rằng “mình đã bị nhiễm bệnh”.

Điều thú vị là, bình thường nữ tu này hay trò chuyện, nên sau khi bị cách ly, bà đã hỏi nhiều lần rằng khi nào mình có thể gặp lại mọi người và tại sao họ không thể gặp bà. Sơ thắc mắc rằng tại sao mình vẫn ổn, mà mọi người lại vẫn cứ nói về virus Corona mới mỗi ngày như vậy.

Người phát ngôn của viện dưỡng lão David Tavella cho biết, sơ Andrea liên tục nói với ông rằng bà không sợ virus hay cái chết, nhưng lo lắng rằng mình có thể lây nhiễm cho những người khác.

Sau vài tuần bị cách ly, sơ Andre đã hồi phục tuyệt vời. Lúc đó, 80 người khác được chẩn đoán mắc Covid-19 trong viện dưỡng lão, 11 người trong số họ đã chết.

Nói về điều kỳ diệu đối với sức khỏe và tuổi thọ của nữ tu, ông Tavira cho biết: "Nếu có bí mật gì, thì đó là sơ có một niềm tin mãnh liệt rằng khi cuộc đời bà kết thúc, bà sẽ được gặp Đấng Tạo Hóa. Chính niềm tin mãnh liệt trong lòng đã khiến sơ kiên trì".

‘Cụ bà thép’ 105 tuổi vượt Covid-19 nhờ cầu nguyện

Bà Lucia DeClerck là cư dân lớn tuổi nhất của một viện dưỡng lão ở New Jersey, Hoa Kỳ. Bà được chẩn đoán mắc virus vào sinh nhật lần thứ 105, nhưng hầu như không có triệu chứng gì. Sau hai tuần cách ly, bà vẫn an toàn. Tuy nhiên, trong những trường hợp được xác nhận trong bệnh viện, có 4 người đã qua đời.

Khi biết bà bị nhiễm bệnh, gia đình De Clark đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Con trai út của bà nói rằng mọi người rất lo lắng "nhưng không ngờ bà lại kiên trì đến vậy", và “bà luôn mang theo tràng hạt bên mình”.

Bà De Clark là một tín đồ Công giáo sùng đạo, trong viện dưỡng lão, bà lần tràng hạt và dẫn dắt mọi người cầu nguyện. Trước khi dịch bệnh bùng phát, bà thường xuyên tham dự thánh lễ hàng tuần của nhà thờ.

Khi được hỏi về bí quyết sống thọ đến 105 tuổi, bà nhanh chóng trả lời: "Cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện. Làm mọi việc từng bước một, và không ăn đồ ăn vặt".

Nói về tính cách của bà De Clark, con trai cả của bà nói: "Mẹ tôi cởi mở với mọi thứ trong cuộc sống. Bà không bao giờ ngần ngại làm những gì mình muốn. Tôi nghĩ điều này quả thực có lợi cho tuổi thọ của bà". Một người con dâu nói rằng bà De Clark là một người giàu lòng nhân ái và rất hiền lành.

Sau khi trở về từ “cuộc phiêu lưu”, gia đình đã gọi bà bằng một biệt danh mới: “Quý bà thép 105 tuổi đá bay COVID”.

Nghiên cứu: ‘Thái độ sống’ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch

Hai cụ bà trăm tuổi này rõ ràng có một điểm chung là “đều tin vào tôn giáo và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống của mình”, có lẽ đây là yếu tố quan trọng để họ có thể sống sót qua cơn hiểm nghèo.

Những người có niềm tin mạnh mẽ thường có quan điểm sống và mục tiêu rõ ràng. Họ thường tốt với người khác. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có giá trị tích cực như vậy thường có hệ miễn dịch tốt giúp chống lại virus.

Nhiều người biết rằng những cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bã và sợ hãi có hại cho sức khỏe. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu sâu và phát hiện ra rằng: Các hình thức "hạnh phúc" khác nhau cũng tạo ra sự khác biệt đối với hệ thống miễn dịch của con người.

Các học giả phương Tây chia tâm lý theo đuổi hạnh phúc của con người thành hai loại chính. 

  • Một loại được gọi là "khoái lạc", nhấn mạnh việc theo đuổi khoái cảm, thỏa mãn ham muốn của bản thân và tránh đau đớn; 
  • Loại còn lại được gọi là "hạnh phúc tự do", nhấn mạnh vào mức độ cao hơn, trải nghiệm để theo đuổi ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống.

Một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS) vào năm 2013 cho thấy, những người theo “hạnh phúc tự do” có biểu hiện gen tế bào miễn dịch rất khỏe mạnh, cơ thể ít viêm nhiễm hơn, đồng thời năng suất kháng virus và kháng thể mạnh hơn. 

Còn kiểu người theo “hạnh phúc khoái lạc” thì ngược lại, cơ thể họ dễ bị viêm nhiễm hơn, khả năng kháng virus và tạo kháng thể cũng kém đi.

Nói cách khác, một người có lý tưởng sống, thái độ sống tốt đẹp hơn, về tổng thể, có khả năng chống lại virus mạnh hơn, và có thể tạo ra kháng thể bảo vệ chính mình.

Những người 'trân trọng giá trị cuộc sống' có 'tế bào tiêu diệt tự nhiên' trong hệ thống miễn dịch mạnh hơn

Nghiên cứu của các chuyên gia như Nhà tâm lý học Julienne E. Bower của Đại học California, Los Angeles, cho thấy phụ nữ càng coi trọng mối quan hệ giữa các cá nhân, sự phát triển cá nhân, và tìm kiếm ý nghĩa thực sự của cuộc sống, thì hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên trong cơ thể họ càng mạnh mẽ.

Tế bào tiêu diệt tự nhiên là tế bào miễn dịch quan trọng trong cơ thể con người, có thể tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus và tế bào ung thư. Nói cách khác, những người càng coi trọng giá trị cuộc sống, thì khả năng chống lại sự lây nhiễm của virus càng mạnh.

Các chuyên gia nói rằng đối với một người coi trọng giá trị của cuộc sống, khả năng thích ứng với căng thẳng của hệ thần kinh, hoặc hệ thống nội tiết thần kinh của họ có thể được nâng cao, do đó hệ thống miễn dịch liên kết cũng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Qua đó có thể thấy rằng thái độ hay giá trị tinh thần của chúng ta trong cuộc sống có lẽ “không chỉ là vấn đề khái niệm”, nó còn thực sự ảnh hưởng đến tế bào, gen, và khả năng miễn dịch của chúng ta.

Chuyên gia virus học: Khả năng miễn dịch của con người mạnh hơn vaccine, trí lực là chìa khóa

Trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều người đặt hết hy vọng vào vaccine mà bỏ qua việc “nuôi dưỡng” khả năng miễn dịch của bản thân. Tiến sĩ Dong Yuhong, một chuyên gia về virus học và bệnh truyền nhiễm châu Âu, đồng thời là Giám đốc khoa học của một công ty công nghệ sinh học, chỉ ra rằng trên thực tế, hệ thống miễn dịch của con người quan trọng hơn vaccine.

Vaccine chống lại virus - một phần dựa vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, vaccine chỉ dùng một lần và các kháng thể mà nó tạo ra có giới hạn thời gian; trong khi hệ thống miễn dịch của chúng ta là một hệ thống linh hoạt và năng động - với khả năng chống virus vô tận. 

Khi chức năng miễn dịch hoạt động đủ, ngay cả khi virus đột biến, cơ thể vẫn có thể tiêu diệt chúng

"Trong đợt dịch Covid-19 này, một số thanh niên đã chết ngay sau khi bị lây nhiễm. Một số trường hợp tưởng như không mắc các bệnh khác, nhưng thực tế hệ thống miễn dịch của chính họ đã có vấn đề rồi, chỉ là bệnh vẫn chưa xuất hiện. Còn virus Corona mới lại đang khơi dậy những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong cơ thể”, bà Dong Yuhong nói.

Do đó, cải thiện khả năng miễn dịch là “chìa khóa trong số các chìa khóa”. Bà Dong Yuhong cho rằng ngoài chế độ ăn uống cân bằng, ngủ thường xuyên và tập thể dục điều độ, thì việc “duy trì một tâm lý chân thành, khoan dung và nhân hậu có thể giúp chúng ta vượt qua rào cản này"

Hai người phụ nữ “trăm tuổi” đã đánh bại virus là những người có đức tin, tâm tính nhân hậu, vị tha, cởi mở; những người như vậy không dễ mắc bệnh.

Các nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Y khoa Baylor, Hoa Kỳ đã nghiên cứu khả năng miễn dịch của các học viên Pháp Luân Công tin vào "Chân - Thiện - Nhẫn", và so sánh bạch cầu trung tính của họ với những người bình thường.

Pháp Luân Công nâng cao đạo đức dựa trên nền tảng tu tâm tính theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn.
Pháp Luân Công nâng cao đạo đức dựa trên nền tảng tu tâm tính theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn. (Ảnh: The Epochtimes).

Họ phát hiện ra rằng hoạt động của một loạt gen liên quan đến miễn dịch trong bạch cầu trung tính của các học viên Pháp Luân Công, bao gồm cả interferon-γ, cao hơn đáng kể so với những người bình thường. Interferon là một chất quan trọng để cơ thể chống lại virus.

Một phát hiện quan trọng khác là các tế bào miễn dịch của những người này có một "cơ chế điều tiết hai chiều" độc đáo. Ở điều kiện bình thường (không bị viêm), bạch cầu trung tính của họ có tuổi thọ cao hơn người bình thường; và chức năng thực bào (giúp tấn công các vi khuẩn ngay khi những sinh vật này xâm nhập vào cơ thể) cũng mạnh hơn. Điều này mang lại lợi ích lớn trong việc bảo vệ cơ thể.

Khi ở trạng thái bị viêm nhiễm, sau khi bạch cầu trung tính loại bỏ các tác nhân gây bệnh, sẽ điều hòa chuyển hóa tế bào, giúp giải quyết nhanh chóng tình trạng viêm nhiễm và tránh hội chứng "cơn bão cytokine" (phản ứng miễn dịch quá mức).

Tại sao trạng thái tinh thần hoặc niềm tin của chúng ta lại có ảnh hưởng lớn đến các tế bào miễn dịch?

Bà Dong Yuhong giải thích rằng bởi vì cấu trúc của cơ thể con người chúng ta không chỉ là thứ ở cấp độ cấu trúc phân tử; ngoài phân tử, còn có nguyên tử và điện tử. Ngoài cơ thể vật chất này, còn có nhiều thứ thuộc về vi mô, chẳng hạn như cấp độ tâm linh. 

"Bệnh tật không chỉ do cấu trúc phân tử đơn thuần gây ra, mà còn do nhiều yếu tố gây ra. Suy nghĩ của chúng ta không nhất thiết bị giới hạn bởi một loại thuốc hay cấp độ phân tử", Tiến sĩ Dong cho biết.

Tâm An

Theo The Epoch Times tiếng Hoa

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP