Một trong những sự kiện nổi bật của năm 2022 đối với Trung Quốc và thế giới là cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân chết. Món nợ của Giang với Pháp Luân Công luôn được nhắc tới dù truyền thông dòng chính im lặng. Nhưng để hiểu món nợ này, hãy xem Giang viết gì trong bức thư ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công.
Ảnh chụp cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân ngày 24/10//2017. (Lintao Zhang/Getty Images)
Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công tu luyện giữa đời thường giúp thăng hoa đạo đức, nâng cao sức khỏe, kèm theo đó là 5 bài tập đơn giản, dễ học. Các học viên luôn cố gắng tu sửa bản thân theo nguyên tắc “Chân - Thiện - Nhẫn” để trở thành người tốt hơn nữa.
Sau khi ra mắt công chúng vào năm 1992, với hình thức người truyền người, miệng truyền miệng, tới trước năm 1999 toàn Trung Quốc có từ 70 đến 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công (số liệu do nội bộ Bộ Công an Trung Quốc điều tra).
Hiện môn tu luyện đã được phổ biến tới hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, với số lượng học viên lên đến hơn 100 triệu người. Nhờ những đóng góp tích cực cho cộng đồng, từ năm 1992 tới nay, Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được hơn 3.600 giải thưởng và thư công nhận từ các tổ chức, chính phủ các nước. (Xem danh sách giải thưởng tại đây)
Giang tìm cớ bức hại Pháp Luân Công
Vào những năm 1990, trong những người theo tập còn có giới tinh hoa trong chính phủ, quân đội ĐCSTQ và các lĩnh vực khác. Nhưng số đảng viên ĐCSTQ khi đó chỉ có 63 triệu người, cũng từ lúc này, Bộ Công an Trung Quốc bắt đầu bí mật thu thập cái gọi là “bằng chứng phạm tội” của Pháp Luân Công.
Đầu năm 1997, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ La Cán chỉ thị cho Bộ Công an điều tra, thu thập chứng cứ trên toàn quốc nhằm vu cho Pháp Luân Công là tà giáo. Nhưng sau khi điều tra kỹ lưỡng, công an các nơi đều báo cáo lên rằng “không phát hiện vấn đề”.
Theo cuốn sách “Giang Trạch Dân kỳ nhân”, vào năm 1998, Trung Quốc trải qua một đợt lũ lụt. Khi đi thị sát một vùng đê và thấy một nhóm người đang vùi đầu làm việc rất chăm chỉ, Giang Trạch Dân rất hài lòng và nói với cấp dưới: Những người này nhất định là đảng viên ĐCSTQ. Nhưng khi gọi những người đó qua hỏi, mới biết đây là các học viên Pháp Luân Công. Giang tức giận đố kỵ, mặt mày cau có, quay ngoắt rời đi.
Nhóm lãnh đạo cấp cao báo cáo: Pháp Luân Công 'không có điều hại nào'
Đến nửa cuối năm 1998, ông Kiều Thạch – cựu Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc – cùng một số cán bộ đã nghỉ hưu đã mở một cuộc điều tra toàn diện về Pháp Luân Công, cuối cùng đưa ra kết luận: “Pháp Luân Công mang lại trăm điều lợi cho nước cho dân, không có điều hại nào”. Báo cáo này đã được đưa lên Bộ Chính trị ĐCSTQ và Giang Trạch Dân, nhưng khi nhận được kết quả này, ông ta rất không hài lòng và giao báo cáo cho La Cán xử lý.
Tháng 4/1999, La Cán dựng lên “sự kiện Thiên Tân”, công an Thiên Tân bắt bớ vô cớ 45 học viên Pháp Luân Công và đánh đập họ. Khi các học viên khác tới đòi công lý thì được nói rằng: Bộ Công an xử lý việc này, phải tới Bắc Kinh mới có thể giải quyết vấn đề.
Sau đó, vào ngày 25/4/1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đến từ nhiều nơi ở Trung Quốc đã tự phát tới 'Cơ quan Quản lý Khiếu nại và Đề xuất từ công chúng' ở Trung Nam Hải để thỉnh nguyện. Cuộc thỉnh nguyện diễn ra trong bầu không khí ôn hòa, Thủ tướng khi đó là ông Chu Dung Cơ đã giải quyết khiếu nại và đồng ý đáp ứng đề xuất của người dân.
Giang viết thư ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công
Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, Giang Trạch Dân đã dùng thân phận Tổng bí thư ĐCSTQ để gửi thư cho Ban Thường vụ Bộ Chính trị và các lãnh đạo liên quan, ra lệnh toàn diện đàn áp Pháp Luân Công.
Trong thư, Giang đưa ra 2 lý do trấn áp:
- Số người tu luyện Pháp Luân Công đã quá nhiều;
- Tín ngưỡng của Pháp Luân Công [tín Thần, Chân - Thiện - Nhẫn] và hệ tư tưởng của ĐCSTQ [vô Thần, Giả - Ác - Đấu] không đồng nhất.
Giang còn gắn cuộc thỉnh nguyện ở Trung Nam Hải với phong trào sinh viên năm 1989 ở quảng trường Thiên An Môn, nhằm ám chỉ cuộc thỉnh nguyện mang tính chính trị. Về sau, ĐCSTQ luôn gọi đó là “cuộc bao vây Trung Nam Hải” hay “sự kiện Trung Nam Hải”. Trên thực tế, các học viên chỉ nghe theo chỉ dẫn của lực lượng chức năng, chia ra đứng ở vỉa hè xung quanh khu nhà để bảo đảm an toàn và giao thông thông suốt.
Trong thư còn viết: “Lẽ nào ĐCSTQ chúng ta, những người đi theo chủ nghĩa Marx - Lenin, tin theo thuyết duy vật, thuyết vô Thần, lại không thắng được những thứ mà Pháp Luân Công truyền bá? Nếu quả thực như vậy, không phải thành chuyện cười sao!”.
6 Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ phản đối đàn áp
Trong buổi thảo luận đầu tiên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ về “sự kiện Trung Nam Hải”, Thủ tướng Chu Dung Cơ nói: “Để cho họ luyện đi”. Giang Trạch Dân chỉ vào Chu Dung Cơ và hung dữ hét lên: “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Sẽ mất đảng mất nước!”.
Ông Trình Tường (Ching Cheong), một nhà báo kỳ cựu của Hong Kong, từng bị hãm hại và phải ngồi tù hơn 3 năm vì vạch trần hành vi bán nước của Giang Trạch Dân. Ông chứng thực rằng, sau sự kiện Trung Nam Hải ngày 25/4/1999, trong 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, chỉ có Giang Trạch Dân là kiên quyết đàn áp, 6 vị còn lại đều phản đối.
Cuối cùng, Giang vẫn tự mình "thống nhất" nhận thức trong ban lãnh đạo.
Ngày 10/6/1999, Giang thành lập “Nhóm lãnh đạo Trung ương xử lý vấn đề Pháp Luân Công”, và thiết lập “Phòng 610” – cơ quan đứng trên pháp luật và chuyên trách bức hại Pháp Luân Công.
Ngày 20/7/1999, Giang truyền văn bản số 30 xuống các cấp, nói rằng “Đây là một cuộc đấu tranh chính trị gay gắt”, tuyên bố phải tiêu diệt toàn bộ Pháp Luân Công, và chính thức phát động cuộc bức hại trên quy mô lớn.
Từ đây, dưới sự chỉ đạo của Giang, các hệ thống công an, quân đội, tư pháp, y tế... của ĐCSTQ đã cùng gây ra tội ác chưa từng có trên hành tinh này – mổ cướp và buôn bán nội tạng từ người còn sống. Tội ác đó kéo dài cho đến nay vẫn chưa chấm dứt.
Phim Ngắn: Giang Trạch Dân và Cuộc Diệt Chủng Đẫm Máu Chống Lại Pháp Luân Công
Theo The Epoch Times tiếng Trung
Bản dịch NTDVN