Cung Hiếu Củng, con trai của Cung Tự Trân, một học giả nổi tiếng trong triều đại nhà Thanh. Ông ấy khá thành tựu về văn học và lịch sử. Tuy nhiên, ông ta dựa vào tài năng mà kiêu ngạo, hay mắng chửi người khác, đôi khi nhìn mọi người bằng ánh mắt khinh khi. Mọi người sợ sự xuất hiện của ông ta và coi ông ta như một con quái vật, mỗi khi nhìn thấy ông ta thì tránh né và đi đường vòng. Cung Hiếu Củng có diện mạo đáng sợ. Nói về nguồn gốc của ông thì khá huyền thoại, theo dân gian thì là một con rồng độc chuyển sinh.
Trong quá khứ, rồng độc đã từng tác oai tác quái, làm thế nào mà nó trở thành hộ pháp của ngôi chùa, lại còn có cơ hội được chuyển sinh làm người?
Theo ghi chép từ “Thanh bại loại sao”, dân gian truyền rằng, trước khi xây dựng chùa Tam Tháp ở Gia Hưng, ở vùng đó có một bể nước rộng lớn, diện tích hàng trăm mẫu. Có một con rồng sống trong bể, nó dậy sóng quanh năm khiến nhiều người bị chết đuối.
Một năm nọ, có một vị cao tăng đi ngang qua đây, lập đàn tụng niệm ba ngày, nước bể tĩnh lặng trở lại. Đêm đó, một con rồng tiến nhập vào giấc mơ của cao tăng và nói: “Đại Sư, tại sao Ngài lại bức hại tôi?”
Đêm đó, một con rồng tiến nhập vào giấc mơ của cao tăng và nói: “Đại Sư, tại sao Ngài lại bức hại tôi?” (Ảnh: Tổng hợp)
Cao tăng trả lời: “Vì ngươi đã hại quá nhiều người, nên ta vì dân trừ hại”.
Con rồng van xin hết lần này đến lần khác, cao tăng sinh lòng thương cảm và hữu ý cho nó một lối thoát, nên nói với nó: “Nếu ngươi có thể làm cho nước sâu cạn khô ngay lập tức, để ta có thể xây dựng một ngôi chùa trên đó rồi dẫn dắt ngươi quy y Phật Pháp”. Con rồng đã gật đầu đồng ý, rồi rời đi.
Ngày hôm sau, một cơn gió lớn bất chợt thổi qua, nhưng cát bụi bay mù mịt che tầm mắt, quả nhiên nước sâu trong bể hàng trăm mẫu phút chốc cạn khô.
Cao tăng tin lời nên đã quyên góp và xây dựng một ngôi chùa trên nền đất khô cằn. Bên trong cổng chùa có tượng Vi Đà hộ pháp với dáng vẻ khiếp người, chính là tướng mạo của con rồng đó.
Sau đó, Cung Tự Trân đã ở tuổi trung niên mà không có con, một hôm ông và phu nhân Hà Thị đến chùa Tam Tháp để cầu xin một đứa con. Vừa bước chân vào cổng chùa, phu nhân ngẩng đầu nhìn thấy tượng Hộ Pháp dữ tợn đáng sợ, như thể đang lao về phía phu nhân, nên rất sợ hãi, bất giác ngã xuống đất, không dám đi vào nữa. Mặc dù phu nhân Hà Thị bị một phen khiếp vía, nhưng điều đặc biệt là sau chuyến viếng chùa này, Hà Thị đã có thai.
Khi phu nhân sắp sinh, Cung Tự Trân lúc đó nắm giữ vùng ngoài, nhưng vẫn ở Dương Châu. Một đêm, ông có một giấc mơ. Trong giấc mơ, ông thấy một người đàn ông đầu rồng thân người đẩy cửa bước vào phòng, nhưng khi ông đứng dậy kiểm tra thì không thấy gì.
Trong giấc mơ, ông thấy một người đàn ông đầu rồng thân người đẩy cửa bước vào phòng. (Ảnh: Tổng hợp)
Vài ngày sau, Cung Tự Trân nhận được một lá thư từ gia đình và biết rằng vợ mình đã hạ sinh một cậu con trai. Sau khi đứa trẻ chào đời, trên mặt có một lớp da, phải bóc lớp da đó ra thì mới có thể nhìn thấy khuôn mặt của đứa trẻ. Cung Tự Trân cũng được biết rằng tiếng khóc của đứa trẻ nghe rất nghiêm trọng và mạnh bạo.
Vài ngày sau khi đứa trẻ được sinh ra, một lão hòa thượng đến gõ cửa, gia nhân cho ông tiền và thức ăn nhưng lão hòa thượng không cần, mà nói rằng ông ấy muốn gặp đứa con trai mới sinh. Người nhà họ Cung không đồng ý. Lão hòa thượng nói: “Mang tiểu công tử mới sinh đến đây, ta có vài lời muốn nói với cậu bé. Nếu không, ta sẽ bắt đứa nhỏ đi như câu chuyện Nhiếp Ẩn Nương vậy”.
Nhiếp Ẩn Nương là hiệp nữ thời nhà Đường trong "Bùi Hình truyền kỳ" của Bùi Hình, theo truyền thuyết, con gái của Nhiếp Phong là Nhiếp Ẩn Nương bị một ni cô bắt đi khi cô bé mới 10 tuổi. Các ni cô đã dạy cô bé các môn võ thuật như khinh công và kiếm thuật… Sau khi Ẩn Nương học xong thì được trả về.
Khi gia nhân nhà họ Cung vừa nghe lão hòa thượng nói muốn bắt đứa bé đi, liền bẩm báo với phu nhân Hà Thị, nói rằng có một lão hòa thượng muốn gặp tiểu công tử, không hề có ác ý. Được sự đồng ý của phu nhân, người hầu đã bế đứa trẻ ra. Sau khi diện kiến, lão hòa thượng thì thầm vào tai cậu bé: “Sinh không đúng thời, ra đời không đúng nơi, thật đáng thương, đáng thương. Mai sau cẩn thận chớ dạo chơi chùa Tam Tháp”. Nói rồi lão hòa thượng rời đi.
Em bé này là Cung Hiếu Củng. Hiếu Củng là rồng độc chuyển sinh, người bạn tốt của ông là Vương Thao cũng ghi chép lại sự kiện này trong “Tùng Tân Tỏa Thoại”.
Dòng họ Cung là một gia tộc hưng thịnh ở địa phương. Tàng thư - bộ sưu tập sách của gia đình họ vô cùng phong phú, đứng đầu ở Chiết Giang. Có những cuốn sách không có trong Tứ Khố Toàn Thư, hoặc những cuốn sách cổ mà sĩ đại phu chưa từng xem qua. Nhưng Cung Hiếu Củng từ nhỏ đã được thấm nhuần trong trong tàng thư phong phú này. Vì vậy, Cung Hiếu Củng học rộng, hiểu sâu, kiến thức uyên thâm, là một thế hệ tài năng.
Cung Hiếu Củng học rộng, hiểu sâu, kiến thức uyên thâm, là một thế hệ tài năng. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)
Cung Hiếu Củng theo phụ thân đi du hoạn bốn phương và sống ở kinh sư trong thời gian dài nhất. Ông ta có thể hiểu các văn tự Mông Cổ và ngôn ngữ Mãn Châu, mỗi ngày chơi trò viễn chinh và truy đuổi với người Sắc Mục, bắn cung, phi ngựa nước đại, hệt như một người Hồ vậy.
Nói về nhân vật Cung Hiếu Củng, mặc dù ông ta học rộng hiểu nhiều (học phú ngũ xa), nhưng lại khá kín tiếng và tính khí lạnh lùng. Ông thờ ơ với công danh sự nghiệp, thích du ngoạn khắp nơi, tiêu tốn tiền của cho ca kỹ nghệ nhân, hở tí là chi hàng trăm lượng vàng.
Sự nghiệp của ông không thành công. Vì trận Canh Thân, các tàu của Anh đã đột nhập vào Thiên Tân, và Cung Hiếu Củng cũng đi cùng với tư cách là thông dịch viên của sứ thần Anh. Trong vụ đốt Cung điện Mùa hè, ông đã bị vu cáo hãm hại là tư thông với người nước ngoài, vì vậy ông bị mang tai tiếng trăm năm.
Rồng độc năm xưa từng tác oai tác quái, trở thành hộ pháp ngôi chùa dưới sự độ hóa của cao tăng, may mắn có cơ duyên đắc được thân người. Sau khi rồng độc chuyển sinh thành một người tài năng, ngao du khắp chốn, nhìn thấy thị phi nơi hồng trần, không biết cuối cùng có ‘minh tâm kiến tánh’, ngộ thành chân hay không?
(Theo “Tùng Tân Tỏa Thoại” 5, “Thanh bại loại sao” quyển 85)
Cao Nguyên
Theo Epochtimes
Đăng theo NTDVN