Giải mã Tây Du: Câu chuyện “Quận Phụng Tiên” hé mở chân cơ giúp thế nhân vượt qua kiếp nạn

Giải mã Tây Du: Câu chuyện “Quận Phụng Tiên” hé mở chân cơ giúp thế nhân vượt qua kiếp nạn

Giải mã Tây Du: Câu chuyện “Quận Phụng Tiên” hé mở chân cơ giúp thế nhân vượt qua kiếp nạn

Giải mã Tây Du: Câu chuyện “Quận Phụng Tiên” hé mở chân cơ giúp thế nhân vượt qua kiếp nạn

Giải mã Tây Du: Câu chuyện “Quận Phụng Tiên” hé mở chân cơ giúp thế nhân vượt qua kiếp nạn
Giải mã Tây Du: Câu chuyện “Quận Phụng Tiên” hé mở chân cơ giúp thế nhân vượt qua kiếp nạn
Thứ bảy, 28-12-2024 15:42, (GMT+07:00)
Giải mã Tây Du: Câu chuyện “Quận Phụng Tiên” hé mở chân cơ giúp thế nhân vượt qua kiếp nạn
30-04-2020 12:43

 

Hồi thứ 87 trong tác phẩm Tây Du Ký mở đầu rằng: “Quận Phụng Tiên khinh Trời bị hạn, Tôn Đại Thánh khuyến thiện làm mưa”...

Câu chuyện kể rằng: Bốn thầy trò Đường Tăng đi đến quận Phụng Tiên, vùng này thuộc về nước Thiên Trúc, vốn là nơi dân cư đông đúc, nhưng bị hạn hán ba năm liền, bách tính khổ không kể xiết, đã chết đói mất hai phần ba dân số, người còn sống cũng có thể chết bất cứ lúc nào. Quận Hầu có lòng yêu thương dân, niêm yết bảng thỉnh cầu pháp sư cầu mưa cứu lê dân bách tính. Tôn Ngộ Không thấy tình cảnh này mang lòng trắc ẩn muốn ra tay trợ giúp. Vậy là Tề Thiên Đại Thánh bèn niệm chú gọi Đông Hải Long Vương đến làm mưa cứu dân chúng. Long Vương trả lời rằng: "Làm mưa là do Thượng Thiên sai khiến, Tiểu Long không dám làm khi chưa có lệnh, xin Đại Thánh đến Thiên Cung thỉnh Thánh chỉ làm mưa để Tiểu Long hành sự theo chiếu chỉ".

Tôn Ngộ Không dùng phép Cân đẩu vân bay đến ngoài cổng Tây Thiên Môn thì đã có hai vị Hộ Quốc Thiên Vương đứng chờ ở đó. Thiên Vương nói với Ngộ Không rằng: "Quận Phụng Tiên không có mưa vì bị Trời trừng phạt, bởi vì Quận Hầu mạo phạm Trời Đất, Thượng Đế trách tội, cho lập núi gạo, núi bột, và khóa vàng, đến khi nào núi đổ khóa đứt thì mới cho mưa".

Tôn Ngộ Không dùng phép Cân đẩu vân bay đến ngoài cổng Tây Thiên Môn. (Ảnh: Baike.baidu.com)
Tôn Ngộ Không dùng phép Cân đẩu vân bay đến ngoài cổng Tây Thiên Môn. (Ảnh: Baike.baidu.com)

Ngộ Không không biết ý tứ là gì, muốn gặp Ngọc Đế, Thiên Vương không dám ngăn cản. Ngộ Không đi đến Thông Minh Điện, lại thấy bốn vị Đại Thiên Sư đi đến nói rõ cho Ngộ Không biết là ở đó không được phép mưa. Ngộ Không khăng khăng muốn cầu Ngọc Đế, Thiên Sư không biết làm thế nào đành dẫn Ngộ Không đến trước Ngọc Đế và tấu rõ sự tình. Ngọc Đế nói: “Ba năm trước vào ngày 25 tháng 12, trẫm xuất hành xem xét Vạn Thiên, nổi trôi Tam Giới, ngự giá đến nơi đó, thấy Quận Hầu Thượng Quan bất nhân, đem đồ cúng chay tế Trời đổ cho chó ăn, nói lời dơ bẩn, phạm tội mạo phạm, trẫm lập tức lập ra ba việc này ở trong điện Phi Hương. Các khanh dẫn Tôn Ngộ Không đi xem. Nếu ba việc này hết thì giáng chỉ cho Ngộ Không, nếu không thì chớ quản chuyện”.

Bốn vị Thiên Sư bèn dẫn Hành Giả đến điện Phi Hương, thấy một quả núi gạo cao chừng 10 trượng, một quả núi bột, cao chừng 20 trượng. Bên núi gạo còn có một con gà to bằng nắm tay, mổ từng hạt gạo, lúc nhanh lúc chậm. Bên núi bột có một con chó lông vàng đang liếm từng chút bột ăn, lúc nhiều lúc ít. Bên trái là một cái giá thép, trên giá có treo chiếc khóa vàng, dài khoảng 1 thước 3, 4 tấc, móc khóa to bằng ngón tay cái, ở dưới có ngọn đèn nhỏ đốt móc khóa. Hành Giả không hiểu ý tứ là gì, quay đầu hỏi Thiên Sư. Thiên Sư nói: “Quận Hầu Thượng Quan đã xúc phạm Thượng Thiên, Ngọc Đế lập ra ba việc này, đến khi nào gà ăn hết gạo, chó ăn hết bột, đèn đốt đứt móc khóa thì mới được làm mưa”.

Hành Giả nghe xong kinh hãi mặt thất sắc, không dám bẩm tấu nữa, bước ra ngoài điện, nét mặt xấu hổ lắm. Bốn vị Đại Thiên Sư cười và nói rằng: “Đại Thánh không cần phải phiền não, việc này chỉ cần làm việc thiện là có thể hóa giải. Nếu có một niệm thiện từ, kinh động Thượng Thiên, thế thì núi gạo, núi bột tức khắc sẽ đổ, móc khóa tức thời sẽ đứt. Ngài đi khuyên ông ta quy thiện, phúc tự sẽ đến”.

Ngài đi khuyên ông ta quy thiện, phúc tự sẽ đến
Ngài đi khuyên ông ta quy thiện, phúc sẽ tự đến. (Ảnh miền công cộng)

Hành Giả nghe theo trở về hạ giới, trách mắng Quận Hầu: "Chỉ vì lỗi lầm của ông ba năm trước đây khiến người dân chịu nạn".

Quận Hầu hoảng sợ không dám che giấu, nói rằng: “Ngày 25 tháng 12 ba năm trước là ngày cúng chay tế Trời, ở trong nha phủ của tôi, vì vợ không hiền nên đã đấu khẩu với nhau bằng lời xấu xa, nhất thời nổi giận khiến tôi ngu si đẩy đổ bàn thờ cúng tế, hất đổ thức ăn, đúng là có gọi chó đến ăn. Hai năm nay vẫn đau đáu trong lòng, tinh thần hoảng hốt, không biết hóa giải thế nào. Không biết là Thượng Thiên giáng tội gây hại lê dân. Nay gặp thầy giáng lâm, mong thầy chỉ bảo cho về chuyện liên quan đến Thượng giới đó nên tính toán thế nào”.

Hành Giả kể lại một lượt chuyện núi gạo, núi bột và khóa vàng, Bát Giới nghe xong muốn Ngộ Không dẫn đi, biến ra Pháp thân, ăn hết cả gạo và bột, làm đứt móc khóa, nhưng bị Ngộ Không mắng. Quận Hầu van xin chỉ giáo, Hành Giả nói: “Nếu ông hồi tâm hướng thiện, sớm niệm Phật đọc kinh, tôi sẽ làm giúp ông. Nếu ông vẫn không sửa đổi thì tôi cũng không thể làm gì được. Không lâu nữa thì Trời sẽ giết ông, tính mệnh khó giữ”.

Quận Hầu trước hết dập đầu lễ bái, thề nguyện quy y, mời tăng Đạo địa phương, dựng Đạo trường, mỗi người viết văn tấu Tam Thiên. Quận Hầu dẫn mọi người cầm hương chiêm bái, lạy Trời tạ Đất, tự kể lỗi trách tội mình. Tam Tạng cũng niệm kinh gia trì cho ông ta. Đồng thời Quận Hầu lại sai người loan báo tất cả mọi nhà trong thành ngoài thành, bất kể nam nữ đều thắp hương niệm Phật. Từ lúc đó, âm thanh thiện vang bên tai khắp vùng. Hành Giả lúc đó mới vui mừng nói: “Quận Hầu này nghe theo lời lão Tôn, quả nhiên đã tiếp thu dạy bảo, cung kính thiện từ, thành tâm niệm Phật, giờ ta đi tấu với Ngọc Hoàng, cầu xin ít mưa xuống”.

Tam Tạng cũng niệm kinh gia trì cho ông ta. Đồng thời Quận Hầu lại sai người loan báo tất cả mọi nhà trong thành ngoài thành, bất kể nam nữ đều thắp hương niệm Phật.
Tam Tạng cũng niệm kinh gia trì cho ông ta. Đồng thời Quận Hầu lại sai người loan báo tất cả mọi nhà trong thành ngoài thành, bất kể nam nữ đều thắp hương niệm Phật. (Ảnh miền công cộng)

Sa Tăng nói: “Sư huynh đã muốn đi thì chớ chậm trễ, hơn nữa việc này còn làm lỡ chuyến đi của chúng ta. Nhất định phải cầu được mưa để thành tựu chính quả của chúng ta”.

Đại Thánh lại tung mình lên mây đi thẳng đến ngoài cổng Trời, và vẫn gặp Hộ Quốc Thiên Vương. Biết Quận Hầu đã quy thiện, Thiên Vương cũng rất mừng. Đang lúc nói chuyện thì thấy Chấp phù Sứ giả đến, đem theo văn thư của Đạo gia và quan điệp của tăng gia, truyền đạt đến ngoài cổng Trời. Sứ giả thấy Hành Giả thì thi lễ và nói: “Việc này cũng là công khuyến thiện của Đại Thánh”.

Hành Giả nói: “Sứ giả đem văn điệp này đi đâu?”
Sứ giả nói: “Đem đến điện Thông Minh, để Thiên Sư đưa đến Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn”.

Sứ giả đi vào cổng Trời, Hành Giả muốn đi theo vào gặp Ngọc Đế thì Hộ Quốc Thiên Vương nói: “Đại Thánh không cần gặp Ngọc Đế, ngài hãy đến phủ Cửu Thiên Ứng Nguyên mượn Thần Sấm, giáng sấm sét rồi sau đó trả lại phủ Cửu Thiên Ứng Nguyên là có mưa ngay”.

Hành Giả nghe theo vào trong cổng Trời đi thẳng đến phủ Cửu Thiên Ứng Nguyên gặp được Thiên Tôn. Hành Giả nói: “Lão Tôn bảo vệ Đường Tăng đi đến quận Phụng Tiên thấy ở đó hạn hán nghiêm trọng nên đã hứa cầu mưa giúp, vì vậy đến để mượn quan tướng của quý bộ đến đó làm sấm”.

Thiên Tôn nói: “Tôi biết Quận Hầu đó mạo phạm Thượng Thiên, Ngọc Hoàng lập ra ba việc, không biết có thể được làm mưa không?”.

Hành Giả cười và nói: “Hôm qua lão Tôn đã gặp Ngọc Đế thỉnh Thánh chỉ. Ngọc Đế phái Thiên Sư dẫn tôi đến điện Phi Hương, thấy được ba việc, đó là núi gạo, núi bột và khóa vàng. Chỉ khi ba núi đổ, khóa đứt thì mới được làm mưa. Tôi lo nghĩ vì khó mà núi hết, khóa đứt được. Thiên Sư bảo tôi giáo hóa Quận Hầu hành thiện, cho rằng: ‘Người có thiện niệm, Trời ắt cảm thương’, có thể khiến Ngọc Hoàng hồi tâm, hóa giải tai họa. Vừa rồi Chấp phù Sứ giả đã đem điệp văn cải hạnh tòng thiện trình lên Ngọc Đế rồi, vì vậy lão Tôn đến tôn phủ mượn Lôi Bộ quan tướng tương trợ”.

Thiên Tôn nói: “Như thế thì tôi sai Đặng, Tân, Trương, Đào dẫn Thiểm Điện Nương Tử lập tức theo Đại Thánh giáng lâm quận Phụng Tiên làm sấm sét”.

Các vị Thần cùng Đại Thánh giáng lâm quận Phụng Tiên làm sấm sét.
Các vị Thần cùng Đại Thánh giáng lâm quận Phụng Tiên làm sấm sét. (Ảnh miền công cộng)

Bốn tướng cùng Đại Thánh ra đi, một lát sau đã đến địa giới quận Phụng Tiên. Lập tức ở trên không trung làm phép. Chỉ nghe thấy tiếng sấm đùng đùng, lại thấy những tia sét loang loáng. Cả trong và ngoài thành Phụng Tiên, quan lại lớn nhỏ cho đến quân dân đã đợi ba năm chưa từng thấy sấm sét, hôm nay thấy sấm vang chớp lòe, tất cả nhất tề quỳ xuống, đầu đội lư hương, có người tay cầm cành liễu, và đều niệm “Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!” Một câu thiện niệm này quả nhiên kinh động Thượng Thiên. Đúng như câu thơ cổ rằng:
“Lòng người sinh một niệm,
Trời Đất đều thấu tỏ.
Thiện ác nếu không báo,
Càn khôn ắt tư tâm”.

Lại nói đến Thượng giới, điệp văn tăng Đạo được truyền đến điện Thông Minh, bốn vị Thiên Sư chuyển tấu lên điện Linh Tiêu, Ngọc Đế xem và nói: “Những người đó đã có thiện niệm, hãy xem ba việc thế nào”.

Đang nói thì bỗng có quan tướng trông coi điện Phi Hương đến báo rằng: “Núi gạo đã đổ rồi. Trong thoáng chốc núi gạo núi bột đều đã hết, móc khóa cũng đứt”.

Vừa tấu xong, lại có xe chở Thiên Quan dẫn Thổ Địa, Thành Hoàng, Xã Lệnh và các Thần khác ở Phụng Tiên đến bái tấu rằng: “Quận Hầu và tất cả nhà người dân lớn nhỏ trong ngoài thành bản quận không nhà nào, không người nào là không quy y thiện quả, lễ Phật kính Trời. Nay xin Ngọc Đế rủ lòng từ bi, giáng mưa cứu tế lê dân”.

Ngọc Đế nghe tấu mừng lắm, lập tức truyền chỉ: “Truyền Phong Bộ, Vân Bộ, Vũ Bộ tuân hiệu lệnh xuống hạ giới ở địa phận quận Phụng Tiên, lập tức giờ này ngày này nổi sấm giăng mây, giáng mưa 3 thước 42 vạch”.

Bốn Đại Thiên Sư phụng truyền lệnh cho các bộ lập tức xuống hạ giới, ai nấy thi triển Thần uy, nhất tề thi hành.

Hành Giả đang vui đùa với Đặng, Tân, Trương, Đào và Thiểm Điện Nương Tử ở trên không trung thì thấy chúng Thần đều đến, hội tụ một ngày. Trong thời gian đó, gió thổi mây giăng, mưa rào trắng xóa. Một ngày mưa đủ 3 thước 42 vạch, xong xuôi đâu đó chúng Thần dần dần thu hồi. Tôn Đại Thánh nghiêm trang cao giọng nói: “Tứ Bộ chúng Thần, xin hãy tạm dừng, đợi lão Tôn đi bảo Quận Hầu đó bái tạ chư vị. Chư vị có thể vén mây, ai nấy hiển hiện chân thân, để kẻ phàm phu đó tận mắt chứng kiến, ông ta mới tín tâm thờ phụng”.

gió thổi mây giăng, mưa rào trắng xóa. Một ngày mưa đủ 3 thước 42 vạch
Gió thổi mây giăng, mưa rào trắng xóa. Một ngày mưa đủ 3 thước 42 vạch. (Ảnh: Pixabay)

Hành Giả cưỡi mây hạ xuống, Quận Hầu nhất bộ nhất bái đến tạ ơn. Hành Giả nói: “Hãy khoan tạ ơn tôi, tôi đã giữ Tứ bộ Thần Kỳ, ông có thể truyền nhiều người cùng bái tạ, để họ sau này đến làm mưa”.

Quận Hầu lập tức truyền tin, triệu tập mọi người cùng tạ ơn, ai nấy đều cầm hương vọng bái. Chỉ thấy Tứ bộ Thần Kỳ đó xua tan mây mù hiển hiện chân thân. Thấy Long Vương hiện hình, Lôi Tướng hiện thân, Vân Đồng xuất hiện, Phong Bá hiển linh. Người địa phận quận Phụng Tiên vốn thấy mới tin nên tuy đảnh lễ dâng hương nhưng tính ác vẫn còn nhiều, hôm nay ngưỡng vọng Thiên Tướng, họ tẩy tịnh tâm, hướng thiện, tất cả quy y.

Chúng Thần hiển tướng một canh giờ, người dân bái không ngừng. Tôn Hành Giả lại nhảy lên mây thi lễ với chúng Thần và nói: “Vất vả quá, vất vả quá. Xin chư vị hồi quy bản bộ. Lão Tôn còn dạy bảo người trong quận thờ cúng, lễ tạ. Chư vị từ nay trở đi, 5 ngày một cơn gió mát, 10 ngày một trận mưa, vẫn còn đến cứu giúp cho”.

Chúng Thần đáp ứng, ai nấy trở về bản bộ.

Việc xong, người dân yên vui, thầy trò Đường Tăng cần phải lên đường. Quận Hầu không nỡ xa, cứ lưu giữ mãi, và bày tỏ ý muốn mua đất xây chùa, lập sinh từ, dựng bia lưu danh, tứ thời thờ cúng chúng Thần. Trong khoảng thời gian đó lại tha thiết giữ chân thầy trò Đường Tăng ở lại: ngày đãi một tiệc nhỏ, hai ngày một tiệc lớn, hôm này thù lao ngày mai tạ ân. Lưu giữ đến nửa tháng, chỉ còn đợi chùa và sinh từ hoàn thành. Khi chùa khánh thành, mời Tam Tạng đặt tên, gọi là “Cam Lâm Phổ Tế Tự”, lại dùng thiếp vàng mời tăng chúng tới thờ phụng hương hỏa. Bên trái điện lập tứ chúng sinh từ, mỗi năm tế lễ 40 lần, rồi lại xây đền Lôi Thần, Long Thần để báo đáp công ơn Thần.

Tiểu thuyết “Tây Du Ký” rất nổi tiếng, được truyền bá rộng rãi, hình tượng Tôn Ngộ Không được mọi người rất yêu thích và được lưu truyền trên toàn thế giới.
Tiểu thuyết “Tây Du Ký” rất nổi tiếng, được truyền bá rộng rãi, hình tượng Tôn Ngộ Không được mọi người rất yêu thích và được lưu truyền trên toàn thế giới. (Ảnh: Gu Ruizhen / Epoch Times)

Tiểu thuyết “Tây Du Ký” rất nổi tiếng, được truyền bá rộng rãi, hình tượng Tôn Ngộ Không được mọi người rất yêu thích và được lưu truyền trên toàn thế giới. Có người coi đó là câu chuyện hư cấu, xem chơi. Cũng có người biết “Tây Du Ký” là một bộ sách nói về tu luyện, phát hiện ra những điều nói trong đó đều là hàm chứa đạo lý tu luyện. Ngay như câu chuyện cầu mưa ở “Quận Phụng Tiên” cũng hàm ẩn rất nhiều tình tiết có thể liên hệ đối ứng với hiện thực ngày nay, hé mở chân cơ như sau:

1. Khi con người gặp tai họa cực lớn, nguy hại đến tính mệnh của rất nhiều người, nhất định là con người đã phạm tội với Thần, khiến Thần nổi giận.

Trong câu chuyện, quận Phụng Tiên hạn hán ba năm, khiến hai phần ba dân số toàn quận bị chết đói, một phần ba dân số còn lại cũng sẽ chết bất kỳ lúc nào, nguyên nhân là Quận Hầu đó đem đồ cúng chay tế Trời cho chó ăn, còn nói những lời dơ bẩn, mạo phạm Thượng Thiên, do đó bị giáng tai họa.

2. Đối diện với tai họa mà Thần giáng xuống, chờ đợi mong cầu cho thoát qua tai kiếp là không thể được; chỉ có thật tâm hối cải, bỏ ác theo thiện, thành tâm kính Thần, mới có thể có cơ may hóa giải.

Trong câu chuyện, Ngọc Đế lập ra ba việc, đợi đến khi núi gạo núi bột đều đổ, khóa vàng đứt thì quận Phụng Tiên mới có mưa. Nếu thực sự chờ ba việc ấy xong thì e rằng toàn bộ dân trong quận đều chết hết rồi mà vẫn chưa tới ngày mưa xuống. Nhưng khi toàn quận từ trên xuống dưới người người hướng thiện, ai nấy thành tâm thắp hương niệm Phật, tiếng thiện vang khắp vùng thì ba việc đó lập tức hoàn thành, đại nạn tưởng như có vẻ không thể nào hóa giải được thì chỉ trong chớp mắt đã tiêu tan, chuyển nguy thành an.

3. Ngọc Đế xuất hành giám sát vạn Trời, giữa đường trông thấy lời nói hành vi bất kính của Quận Hầu, điều này nói rõ: vũ trụ là có quy tắc, có trật tự, sinh mệnh có phân tầng thứ, sinh mệnh cũng có phân công, con người có kính Thần, Thần mới bảo hộ con người.

Người không kính Thần thì không thể giữ bổn phận, nghĩa là phá hoại trật tự vũ trụ, đó là sinh mệnh bất hảo nhất. Quận Hầu vì vợ làm những việc vô đạo đức mà nổi giận đã phạm sai lầm. Nhưng vì sao người mà Trời trừng phạt là Quận Hầu chứ không phải vợ ông ta? Bởi lẽ, vợ Quận Hầu bất quá chỉ 'cả giận mất khôn' mà vô lễ với chồng. Còn Quận Hầu trong cơn tức giận đã thất kính với Thần. Trong tất cả những tội lỗi mà con người phạm phải thì khinh nhờn Thần là nghiêm trọng nhất. Bởi vì con người do Thần tạo ra, sinh mệnh của con người là do Thần cấp cho, phúc phận của con người cũng đều do Thần ban, Thần lại từng giờ từng phút bảo hộ con người. Người bất kính với Thần thì phải chịu trừng phạt.

Người bất kính với Thần thì phải chịu trừng phạt.
Người bất kính với Thần thì phải chịu trừng phạt. (Ảnh: Pixabay)

4. Quan cai quản một vùng chính là đại biểu cho chúng sinh vùng đó, nếu quan đứng đầu mạo phạm Thần thì chúng sinh địa phương đó đều phải chịu tai ương theo.
Cùng đạo lý như thế, nếu quan đứng đầu địa phương biết sai và thành tâm sửa lỗi, ông ta cũng sẽ khiến dân chúng cùng sửa sai, sẽ được Thần lượng thứ.

5. Thần trừng phạt con người nhưng luôn để lại cơ hội cho con người sửa sai, tuy vậy rất nhiều người không biết tại sao mình bị nạn.

Người tu luyện là cầu nối liên kết giữa con người với Thần, có thể nói cho con người biết an bài của Thần. Chiểu theo sự chỉ dẫn của Thần, con người bỏ ác hướng thiện, thành tâm kính Thần để đắc bình an, vượt qua kiếp nạn. Đây cũng là con đường duy nhất mà những người tu luyện có thể cứu con người trong khổ nạn.

6. Quan cai quản chỉ có thật tâm yêu dân mới có thể vì bách tính lê dân mà thành tâm sửa sai hướng thiện, dẫn dắt bách tính vượt qua đại họa.

Nếu Quận Hầu trong câu chuyện trên không hề trân quý tính mệnh của bách tính thì sẽ không niêm yết bảng cầu tìm pháp sư cầu mưa từ đó dẫn đến việc Đại Thánh ra tay trợ giúp. Quận Hầu nếu không nghe lời Tôn Ngộ Không, không thành tâm sửa sai thì bách tính chỉ có một con đường chết mà thôi.

7. Thứ mà Thần coi trọng nhất là lòng người, lòng người sinh một niệm, Trời Đất đều thấu tỏ.

Thần yêu thương con người, tiền đề là con người kính Thần, tín Thần. Khi con người thay đổi tâm ý, tín Thần kính Thần thì tất cả chư Thần đều sẽ giúp đỡ, bảo hộ con người.

8. Con người có năng lực thấp kém, lại mê muội cố chấp, nếu thế nhân có thể tận mắt nhìn thấy Thần tích thì mới khiến họ càng thêm thành kính, tín ngưỡng đối với Thần.

9. Phật gia tu Thiện, người tu luyện đồng thời với việc tu thân thì cũng dẫn dắt con người hướng thiện, cứu độ chúng sinh.

Tường Hòa
Theo Hành Thiên

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP