Ảnh ghép minh hoạ.
Các triều đại Trung Quốc cũng như Việt Nam xưa nay đều rất tin vào phong thủy, đặc biệt là các bậc đế vương. Trong phong thủy học cho rằng, mỗi một triều đại đều có long mạch của riêng mình, trên long mạch có một miếng đất phong thủy bảo địa vô cùng quan trọng, được gọi là ‘chân long huyệt’…
Phong thủy trong quan niệm của người Trung Hoa
Nói đến phong thủy thì người dân Trung Quốc nào cũng biết. Phong thủy là một khoa học vô cùng thần bí và cổ xưa của Đạo giáo. Có phong thủy dương trạch (nhà cửa), có phong thủy âm trạch (mồ mả). Ví dụ như xây nhà, chọn đất đầu cơ, bài trí đồ nội thất v.v… những cái này là phong thủy dương trạch. Trong phong thủy học cho rằng những nhân tố này đều có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của cả nhà, ảnh hưởng đến sức khỏe, bình an, tài vận… của người nhà. Phong thủy âm trạch là phong thủy về chọn mồ mả hoặc đất đai an táng, ví dụ như trong nhà có người già qua đời, lựa chọn đất tốt để mai táng người chết, đây là phong thủy âm trạch, trong phong thủy học cho rằng những điều này có thể ảnh hưởng đến vận mệnh, quyền lực và sự giàu sang của con cháu đời sau.
Người dân Trung Hoa hầu như đều tin tưởng vào những điều này, đương nhiên cũng có một số người trung thành với thuyết vô thần thì cho rằng những điều này là mê tín. Đảng Cộng sản Trung Quốc [ĐCSTQ] vẫn luôn tuyên bố rằng mình là kẻ vô thần kiên định nhất, nếu như những điều này là mê tín, vậy thì những quan chức cấp cao trong thể chế ĐCSTQ người nào cũng là mê tín hết, bởi ngày thường họ làm quá nhiều chuyện xấu, rồi mỗi năm đều chạy đến các ngôi chùa nổi tiếng để dâng hương, cầu xin Thần Phật, thậm chí còn lén chép kinh Phật, xin Phật phù hộ. Khi họ xây một căn nhà, hoặc là xây các văn phòng chính phủ thì cũng phải mời thầy phong thủy đến hiện trường để quan sát kỹ càng, tư vấn phong thủy. Còn nếu cha mẹ hoặc người thân của họ qua đời thì lại càng mê tín, chắc chắn sẽ mời một ông thầy giỏi về phong thủy đến để chọn đất tốt an táng. Những chuyện này đều được công khai hết.
Các triều đại Trung Quốc từ xưa đến nay đều rất tin vào phong thủy, đặc biệt là các bậc đế vương. Trong phong thủy học cho rằng, mỗi một triều đại đều có long mạch của riêng mình, trên long mạch có một miếng đất phong thủy bảo địa vô cùng quan trọng, được gọi là ‘chân long huyệt’. Nếu như mộ phần của tổ tiên nhà nào vô tình được chôn ở trên chân long huyệt, vậy thì gia tộc đó sẽ chiếm hữu long mạch đó, con cháu đời sau của họ sẽ được làm hoàng đế, trở thành chân long thiên tử, thống trị thiên hạ. Vì vậy các đế vương rất xem trọng long mạch của gia tộc mình.
Giống như năm ngoái, Tập Cận Bình nổi giận đùng đùng, đích thân chỉ đạo việc phá dỡ các tòa kiến trúc ‘bất hợp pháp’ tại Tần Lĩnh, trước đó ông ta từng 6 lần đưa ra chỉ thị, muốn chấn chỉnh và phá dỡ các tòa kiến trúc bất hợp pháp tại Tần Lĩnh. Cái gọi là ‘kiến trúc bất hợp pháp’ là chuyện rất thường thấy ở Trung Quốc, hầu như ngày nào cũng đang phá dỡ, điều này đáng để Tập Cận Bình đưa ra hành động lớn vậy sao? Tại sao ông ta lại xem trọng một chuyện nhỏ nhặt đến như vậy? Chẳng qua vì ông ta lo sợ làm tổn hại long mạch, khiến chính quyền của ông ta không giữ được. Cộng thêm những lời phát biểu của Tập Cận Bình tại Tần Lĩnh, Thiểm Tây cũng chứng thực được điểm này, trong lúc nói chuyện ông có nhắc đến tầm quan trọng của phong thủy và long mạch tại Tần Lĩnh đối với Trung Quốc.
Giải mã long mạch của triều đại nhà Thanh
Chúng ta sẽ nói về nguyên lý và bí mật của phong thủy sau, còn bây giờ hãy nói đến phong thủy của một triều đại Trung Quốc gần thời hiện đại nhất, đó chính là long mạch của nhà Thanh.
Tổ lăng của vương triều Đại Thanh là Vĩnh Lăng. Vĩnh Lăng nằm ở tỉnh Liêu Ninh, có lẽ có rất nhiều người đã từng đi du lịch ở nơi đó, chúng ta sẽ xem về phong thủy của nó trước. Vĩnh Lăng tựa lưng vào núi Khởi Vận, phía trước có núi Yên Đồng, núi Kê Minh làm triều sơn, bên trái có đầu của Thanh Long, bên phải có đuôi của Bạch Hổ, phía trước có sông Tô Tử chảy qua, dòng chảy của ba con sông: sông Nhị Đạo, sông Thác Thảo, sông Tô Tử hình thành địa thế “tam thủy nhập khố” (ba dòng nước chảy vào kho), khiến cho rồng gặp nước dừng lại và kết huyệt, hình thành một miếng phong thủy bảo địa vô cùng tuyệt vời tại nơi đây, trở thành chân long huyệt một phương. Vì vậy Vĩnh Lăng nằm trên chân long huyệt của long mạch Đại Thanh.
Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, có người đứng trên núi Yên Đồng nhìn về phía bắc, phát hiện núi Khởi Vận trập trùng có tổng cộng 12 đỉnh núi lớn nhỏ khác nhau, kể ra cũng lạ, nhà Thanh có tất cả 12 vị Hoàng đế, tương ứng với 12 ngọn núi của núi Khởi Vận. Một điều kỳ diệu khác nữa là khoảng cách của ba ngọn núi quan trọng: núi Thanh Long, núi Bạch Hổ, núi Cận Án so với Vĩnh Lăng cũng vừa đúng 12 dặm, mà độ dài của dòng chảy Tô Tử đi qua nơi này cũng trùng hợp là 12 dặm, tất cả những điều này đều quyết định vận số của nhà Thanh, có liên quan đến con số 12.
Trong đó điều thần kỳ nhất chính là 12 ngọn núi của núi Khởi Vận ứng với 12 vị Hoàng đế của nhà Thanh. Núi Khởi Vận thuộc dư mạch của núi Long Cương, trên núi rừng cây tươi tốt, khí thế hùng vĩ, có địa thế của một con rồng khổng lồ muốn bay lên trời, là mảnh đất long hưng của nhà Thanh.
Núi Khởi Vận từ đầu đến cuối có tổng cộng 12 ngọn núi lớn nhỏ khác nhau, mà nhà Thanh từ Thái tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích đến Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi, cũng vừa đúng 12 vị hoàng đế. 12 vị hoàng đế của nhà Thanh theo thứ tự lần lượt là: Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Hoàng Thái Cực, Phúc Lâm (Thuận Trị), Huyền Diệp (Khang Hy), Dận Chân (Ung Chính), Hoằng Lịch (Càn Long), Vĩnh Diễm (Gia Khánh), Mân Ninh (Quang Đạo), Dịch Trữ (Hàm Phong), Tái Thuần (Đồng Trị), Tái Điềm (Quang Tự), Phổ Nghi (Tuyên Thống).
Nhìn từ trái sang phải vào bức ảnh trên, chúng ta sẽ thấy ngọn núi thứ tư của núi Khởi Vận là ngọn núi dài nhất và cao nhất trong tất cả các ngọn núi, ứng với vị hoàng đế thứ tư của nhà Thanh chính là Khang Hy đại đế, ông là vị hoàng đế cai trị đất nước trong thời gian dài nhất, trị vì 61 năm, và cũng là một vị hoàng đế nhân hậu nhất và thánh minh nhất của nhà Thanh, thời kỳ trị vì của Hoàng đế Khang Hy là thời kỳ quốc vận hưng thịnh nhất của nhà Thanh.
Chúng ta nhìn tiếp vào ngọn núi thứ sáu, ngọn núi này là ngọn núi dài thứ hai và lớn thứ hai trong tất cả các ngọn núi, đối ứng với vị hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh chính là hoàng đế Càn Long, trùng hợp là thời gian trị vì của ông cũng dài thứ hai, trị vì 60 năm, chỉ ít hơn Khang Hy một năm. Từ Khang Hy đến Càn Long đã mở ra một Khang Càn thịnh thế hưng thịnh nhất của nhà Thanh, mà hai ngọn núi đối ứng cũng là hai ngọn núi cao lớn nhất.
Chúng ta sẽ không nói chi tiết về toàn bộ 12 ngọn núi, chỉ cần nhìn qua là biết ngay. Cuối cùng hãy nhìn vào ngọn núi thứ 12, cũng tức là ngọn núi sau cùng, ngọn núi này là ngọn núi thấp nhất và nhỏ nhất trong số 12 ngọn núi của núi Khởi Vận, nhìn nó giống một gò đất nhỏ. Vị hoàng đế thứ 12 đối ứng với nó là Hoàng đế Phổ Nghi của cuối nhà Thanh, Phổ Nghi là một hoàng đế có thời gian trị vì ngắn nhất của nhà Thanh, cũng là một hoàng đế bất đắc chí nhất, nhà Thanh diệt vong trong tay của Phổ Nghi. Từ những điều này có thể nhìn ra được, long mạch của nhà Thanh từ sớm đã quyết định vận mệnh của triều đại này rồi.
Nhìn vào long mạch của một triều đại là có thể biết trước được vận mệnh quốc gia và số phận của triều đại đó, đây có thể nói là một chuyện rất thần kỳ, nhưng đây cũng là sự thật chứ không hề giả dối.
Trong phong thủy học của Trung Quốc cổ xưa, trái đất là một sự sống, cũng là một thể năng lượng, khắp nơi trên địa cầu đều có mạch lạc, có long mạch, thủy mạch, và khắp nơi cũng đầy rẫy huyệt vị, gọi là địa huyệt, cũng tức là phong thủy bảo địa. Cái này hoàn toàn giống với cơ thể người. Vì vậy nói trong phong thủy học, địa cầu chính là một sự sống khổng lồ, nó có sinh mệnh, là một thể sống, và tương ứng, tương thông và ảnh hưởng qua lại với cơ thể con người, năng lượng được luân chuyển và trao đổi với cơ thể con người từng giây từng phút, con người và thiên nhiên là một cơ thể hữu cơ hoàn chỉnh. Đây là mối quan hệ giữa người và thiên nhiên trong phong thủy học, con người giống như một tế bào trên cơ thể sự sống khổng lồ của trái đất, là một thể với thiên nhiên,
Phong thủy học cho rằng, khắp nơi trên địa cầu đều có long mạch, có một số long mạch trồi lên mặt đất, hình thành sơn mạch ở khắp nơi trên bề mặt trái đất, đây là cái mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Nhưng cũng có một số long mạch bị chìm xuống dưới lòng đất, có một số long mạch ở trong biển lớn, những long mạch này là phần mà chúng ta không nhìn thấy được. Có một năng lượng đến từ vũ trụ cao chiều lưu thông trong long mạch, năng lượng đó được gọi là “khí”, thúc đẩy sự vận chuyển của sự sống khổng lồ (trái đất), cũng thúc đẩy sự sinh trưởng và sinh mệnh tuần hoàn của vạn sự vạn vật trên mặt đất.
Mỗi một triều đại đều có long mạch của nó, lãnh thổ của một triều đại nào đó rộng lớn bao nhiêu thì long mạch của nó sẽ kéo dài ra phạm vi khu vực rộng bấy nhiêu, đế vương của triều đại đó sẽ được thống lĩnh địa bàn rộng bấy nhiêu. Khi năng lượng của long mạch cường thịnh, thì trong thời gian đế vương đó trị vì, quốc gia sẽ rất lớn mạnh và hưng thịnh, cuộc sống của bá tánh sẽ rất giàu có và no đủ. Khi năng lượng của long mạch rất yếu, trong thời gian trị vì của đế vương đó, quốc gia sẽ rất suy yếu, cuộc sống của bá tánh vô cùng khổ cực. Khi long mạch của một triều đại cạn kiệt thì triều đại đó sẽ diệt vong.
Mối tương quan giữa trái đất, long mạch và cơ thể con người
Chúng ta có thể sử dụng vệ tinh trái đất của Google để quan sát các sơn mạch trên khắp bề mặt trái đất và xem nó có giống cơ thể người không?
Từ vệ tinh trái đất của Google, chúng ta có thể thấy được những sơn mạch trải đầy khắp trái đất không những giống với kinh mạch của cơ thể người, mà phải nói là hoàn toàn giống hệt nhau. Bây giờ chúng ta cần phải mượn vệ tinh từ trên cao nhìn xuống trái đất mới có thể nhìn thấy rõ những mạch lạc trải đầy khắp trái đất này, mà vào thời kỳ cổ đại xa xưa, con người đã biết rõ những mạch lạc này, đây là kiến trúc do sự sống đến từ không giao cao chiều vào thời kỳ cổ xưa đã truyền thụ cho con người.
Y học cổ đại của Trung Quốc nhận định rằng khắp cơ thể con người đều là các đường mạch lạc, bên trong lưu thông một năng lượng “khí” có thể duy trì sinh mệnh của con người, và thúc đẩy sự vận hành của con người. Khi mạch lạc trong cơ thể người tuần hoàn một cách thuận lợi, cơ thể con người sẽ rất khỏe mạnh, khi mạch lạc bị cản trở hoặc đứt đoạn, cơ thể con người sẽ sinh ra các loại bệnh hoặc tử vong. Mạch lạc trong cơ thể người được trải đầy ở rất nhiều huyệt vị, mỗi một huyệt vị khác nhau sẽ tích tụ một năng lượng khác nhau, huyệt vị là nút quan trọng trên mạch lạc, điều khiển sự vận hành của các kinh mạch khác nhau. Khi cơ thể con người bị bệnh, Đông y có thể thông qua các biện pháp như xoa bóp, châm cứu… để làm thông các huyệt vị tương ứng, từ đó đả thông được cách kinh mạch tương ứng, giúp kinh mạch tuần hoàn thuận lợi, khi kinh mạch tuần hoàn bình thường thì cơ thể sẽ được khôi phục.
Trong phong thủy học, trái đất là một sự sống khổng lồ với vô số những mạch lạc, có long mạch, thủy mạch. Trong long mạch có lưu thông một năng lượng “khí” thúc đẩy sự sinh trưởng và vận hành của mặt đất và vạn vật tự nhiên. Trên long mạch còn phân bố rất nhiều phong thủy bảo địa, gọi là “địa huyệt”, những địa huyệt này là huyệt vị của sự sống trái đất khổng lồ. Địa huyệt cũng phân ra các cấp bậc khác nhau, huyệt vị nằm ở vị trí khác nhau sẽ tích tụ năng lượng khác nhau, kiểm soát long mạch khác nhau. Nếu như mộ của tổ tiên may mắn được chôn ở trên địa huyệt, chiếm được địa huyệt này, vậy thì con cháu đời sau sẽ có thể được nhận năng lượng của địa huyệt này, sẽ có thể làm hoàng đế, nắm giữ long mạch, thống trị thiên hạ. Đây là kết cấu sinh mệnh của địa cầu trong phong thủy học, mà kết cấu này lại hoàn toàn giống với kết cấu sinh mệnh trong cơ thể người theo quan điểm Đông y. Vì vậy trong văn hóa Trung Hoa, thiên nhiên và cơ thể người là một sự đối ứng, tương thông với nhau, là một thể, ảnh hưởng qua lại, từng giây từng phút đều đang tiến hành trao đổi năng lượng. Những cơ chế này đều nằm ở trong không gian cao chiều.
Theo Vision Times
Châu Yến biên dịch
Đăng theo ĐKN