Facebook chặn không cho người dùng Úc xem hay chia sẻ tin tức

Facebook chặn không cho người dùng Úc xem hay chia sẻ tin tức

Facebook chặn không cho người dùng Úc xem hay chia sẻ tin tức

Facebook chặn không cho người dùng Úc xem hay chia sẻ tin tức

Facebook chặn không cho người dùng Úc xem hay chia sẻ tin tức
Facebook chặn không cho người dùng Úc xem hay chia sẻ tin tức
Thứ tư, 08-01-2025 04:40, (GMT+07:00)
Facebook chặn không cho người dùng Úc xem hay chia sẻ tin tức
18-02-2021 09:35

Ngày 17/2, Facebook đã bắt đầu chặn không cho người dùng và các công ty ở Úc chia sẻ hay xem nội dung tin tức. Đây là bước tiến công khai mới nhất trong cuộc chiến leo thang nhanh chóng giữa các nhà lập pháp và các ông lớn công nghệ Big Tech.

Các quan chức đắc cử của Úc đã giới thiệu một dự luật vào cuối năm ngoái để buộc Google và Facebook đàm phán hợp đồng với các hãng tin chính thống. Đạo luật này nhằm ngăn chặn các gã trùm công nghệ kiếm tiền từ nội dung của các nhà xuất bản trong khi không phải trả chi phí gì cho họ.

Facebook tuyên bố, hành động mới nhất của họ là để đáp lại đề xuất về dự luật này. Gã trùm mạng xã hội nhận định, dự luật này "về cơ bản hiểu sai mối quan hệ giữa nền tảng của chúng tôi và các nhà xuất bản sử dụng nó để chia sẻ nội dung tin tức".

Giám đốc điều hành khu vực Australia và New Zealand của Facebook là ông William Easton cho biết: “Nó đã khiến chúng tôi phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: cố gắng tuân thủ điều luật vốn bỏ qua thực tế của mối quan hệ này, hoặc ngừng cho phép nội dung tin tức trên các dịch vụ của chúng tôi ở Úc. Với một trái tim nặng nề, chúng tôi sẽ lựa chọn phương án sau".

Giám đốc Easton khẳng định, "giá trị trao đổi" giữa công ty của ông và các nhà xuất bản thực sự có lợi cho các nhà xuất bản. Ông cho biết, Facebook đã tạo ra khoảng 5,1 tỷ nguồn "giới thiệu miễn phí" cho các nhà xuất bản.

Ông cũng bổ sung rằng, mặc dù những lượt giới thiệu đó trị giá khoảng 407 triệu AUD, nhưng lợi nhuận mà Facebook thu được từ các tin tức là "rất nhỏ". Tuy nhiên, vị giám đốc không không cung cấp con số ước tính về lợi nhuận của Facebook từ các tin tức.

Tấm biển mang dấu

Tấm biển mang dấu "Like" đặc trưng của Facebook được nhìn thấy ở lối vào trụ sở công ty ở Menlo Park, California, vào ngày 21/3/2018. (Joseh Edelson / AFP qua Getty Images)

Người dùng Úc đã nhận được thông báo rằng, họ vẫn có thể sử dụng Facebook để thực hiện các hoạt động không liên quan đến các mục tin tức.

Bộ trưởng Tài chính Josh Frydenberg của Úc cho biết, cứ 100 USD mà các nhà quảng cáo ở nước này chi cho quảng cáo trực tuyến, thì 47 USD được dùng cho Google và 24 USD dùng cho Facebook.

Giám đốc điều hành Facebook là anh Mark Zuckerberg đã cố gắng thuyết phục ông Frydenberg phản đối dự luật đề xuất. Song vị quan chức này cho biết, Zuckerberg “không thuyết phục [ông] từ bỏ được”.

Các nhà lập pháp hy vọng sẽ thông qua dự luật vào cuối tháng này.

Ban đầu, Google đã tìm cách trả đũa sau khi dự luật được đưa ra bằng cách che giấu các liên kết và kết quả tìm kiếm từ các hãng tin của Úc, đồng thời đe dọa sẽ cắt giảm không để người Úc sử dụng công cụ tìm kiếm của mình nếu luật được tiến hành.

Tuy nhiên, trong nỗ lực gây sức ép buộc các nhà lập pháp sửa đổi luật, những ngày gần đây công ty có trụ sở tại California đã ký thỏa thuận với một số nhà xuất bản tin tức.

Chi tiết về các thỏa thuận của Google với Seven West Media và Nine Entertainment không được tiết lộ. Nhiều nguồn tin cho biết, thỏa thuận trước đây của các hãng tin này với Google có trị giá 30 triệu USD mỗi năm trong vòng 5 năm. Hãng tin News Corp thuộc sở hữu của ông Rupert Murdoch tuyên bố sẽ nhận được "khoản thanh toán đáng kể" từ Google trong vòng 3 năm trong một hiệp định thứ 3.

Bộ trưởng Frydenberg nhận định sẽ không có những hợp đồng này nếu không có những điều khoản hạn chế trong luật pháp hiện hành của Úc.

Nếu luật được thông qua, nó sẽ tạo ra một khuôn khổ cho các hãng truyền thông tin tức đủ điều kiện ở Úc tham gia đàm phán với Google và Facebook để trả tiền cho nội dung của họ. Khuôn khổ sẽ cho các gã trùm Big Tech 3 tháng để đàm phán một thỏa thuận với các nhà xuất bản.

Nếu không đạt được thỏa thuận nào, thì vấn đề có thể cần đến một trọng tài độc lập để giải quyết. Đây là người sẽ có thẩm quyền ủy thác một thỏa thuận thông qua "trọng tài bóng chày". Điều này có nghĩa là cả hai bên gửi đề nghị tốt nhất của họ và một đề nghị sẽ được chọn.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP