Một nhóm du khách bắt gặp đống xương trắng chất đống dài hàng kilomet trên bờ biển khi đang du ngoạn. Quá hoảng sợ, họ lập tức gọi cảnh sát nhưng lập tức nhận được cảnh báo: “Tuyệt đối không được chạm vào chúng!”
Bãi biển hài cốt dài hàng kilomet
Trong lúc du ngoạn tại đảo Spitsbergen thuộc quần đảo Svalbard nằm giữa lục địa Na Uy và Bắc Cực. Jerrry, một người đàn ông Pháp, cùng bạn bè của mình đã phát hiện ra vô số ‘đá màu trắng’ bị chất thành đống gần như chiếm trọn cả bãi biển. Thế nhưng khi tới gần và quan sát kỹ hơn, nhóm du khách mới phát hiện ra chúng toàn là xương.
Kỳ lạ là, số xương cốt này được xếp thành một đường dài, chồng chất lên nhau trông rất “rùng rợn”, vừa nhìn thấy đã khiến người ta toát mồ hôi lạnh. Chúng đều là xương của động vật, bao gồm đầu và nhiều mảnh vụn. Hơn nữa, loài động vật này còn tương đối lớn. Đặc biệt là hộp sọ có kích thước rất to, xương hàm cũng khá dài.
Tại sao trên đảo lại có nhiều xương động vật như vậy? Dù đã quan sát kỹ lưỡng, họ vẫn không thể nhận ra chúng là xương của loài động vật nào. Thấy sự việc nghiêm trọng, nhóm du khách lập tức gọi điện báo cho cảnh sát địa phương. Nào ngờ, vừa nghe tin báo, cảnh sát trưởng liền cảnh báo: “Tuyệt đối không được chạm vào đống xương đó. Hãy ở yên tại chỗ và chờ chúng tôi tới!”
Chỉ một lúc sau, cảnh sát đã tới nơi mà nhóm du khách đang chờ. Cuối cùng, những băn khoăn của nhóm du khách đã được họ giải quyết thấu đáo. Hóa ra, những bộ xương này đều xương của cá voi Beluga. Và những bộ xương cá này được chính quyền địa phương ban hành quy định nghiêm cấm di dời.
Vì thế, một con đường đầy xương trắng của cá voi Beluga đã được xếp thành hàng đống, có chiều dài tới 30 km, dọc theo bờ biển phía Tây của hòn đảo Spitsbergen.
Bài học cho việc săn bắt quá độ
Sở dĩ có quy định như vậy là bởi trước đây, đảo Spitsbergen từng là nơi săn bắt số lượng lớn loài cá voi Beluga. Người dân của đảo đã đánh bắt cá voi kể từ thế kỷ 17 cho tới tận những năm 1960. Sau đó, việc săn bắt cá voi mới bị cấm hoàn toàn.
Để nhắc nhở người dân ghi nhớ lệnh cấm này cũng như hiểu được hậu quả của sự săn bắt vô độ trước đây, chính quyền địa phương đã tạo nên một “bảo tàng hài cốt lộ thiên” phủ dọc bãi biển.
Cá voi Beluga, hay còn gọi là cá voi trắng, có tên khoa học là Delphinapterus leucas và cùng họ với cá voi lưng gù và cá voi sát thủ. Cái tên “Beluga” được đặt theo màu da trắng của chúng. Cá voi trắng hình thành từ cách đây khoảng 15 triệu năm trước Công nguyên.
Cá voi Beluga khi mới sinh ra có màu xám nhưng tới khi lớn sẽ chuyển thành màu trắng. Kích cỡ của chúng lúc trưởng thành dài tới 5m, cân nặng đạt tới 1,1 – 1,6 tấn.
Cá voi Beluga sinh sống nhiều nhất ở quanh khu vực phía Bắc của Bắc Cực, dọc theo khu vực bờ biển Alaska, Canada, khu vực Greenland và đất nước Nga.
Ngoài khu vực Bắc Cực, chúng còn sinh sống khá nhiều ở khu vực cực Nam gần cửa sông Lawrence, sinh sống ở gần làng Tadoussac, khu vực Đại Tây Dương, các quần đảo ở xung quanh khu vực bờ biển Okhotsk và khu vực Bắc Băng Dương.
Vào mùa lạnh, những chú cá voi Beluga sinh sống ở khu vực Bắc Băng Dương sẽ di cư xuống khu vực phía Nam để tránh rét.
Cá voi trắng là loài cá rất thông minh do sở hữu bộ não lớn. Chúng sống thành bầy đàn và thường trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau. Khi cần săn mồi chúng sẽ quây thành một vòng tròn lớn để bắt con mồi chính xác hơn. Cá voi Beluga thường ăn các loại sinh vật và động vật nhỏ dưới biển như cua, tôm, cá, giun biển… Đặc biệt, chúng rất hiền lành và thân thiện với con người.
Mối đe dọa đối với loài cá voi trắng
Bất cứ một sinh vật nào trên thế giới, kể cả là con người đều có những mối đe dọa liên quan đến khả năng sinh tồn. Cá voi trắng cũng không phải trường hợp ngoại lệ, dưới đây là những mối đe dọa chính khiến cá thể loài cá voi Beluga đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Các dòng cá lớn: Cá voi Begula là loài cá hiền lành và kích thước cơ thể chúng cũng không được tính là quá to lớn. Chính vì vậy, chúng vẫn nằm trong chuỗi thức ăn của các loài các khác như: Cá mập, cá voi xanh, cá voi sát thủ và ngay cả loài gấu bắc cực sống trên bờ (trường hợp này chỉ xảy ra khi cá voi trắng lạc bầy và dạt vào gần bờ).
Con người: Con người luôn là mối đe dọa lớn nhất đối với loài cá voi Begula. Hàng năn, có đến hàng triệu cá thể cá voi trắng bị con người giết hại. Cá voi Begula từng được xem là nguồn cấp lương thực chính của con người và phục vụ ngành công nghiệp (làm dầu bôi trơi cho các khớp nối đồng hồ.
Bên cạnh đó, con người còn là nguyên nhân chính gây biến đổi và ô nhiễm môi trường sống của cá voi trắng, khiến cho số lượng cá voi Beluga hàng năm bị suy giảm nghiêm trọng. Chính vì điều này, một số quốc gia đã nghiêm cấm đánh bắt cá voi trắng và cho cải tạo lại môi trường biển.
Trong nhiều thế kỷ, hàng triệu cá thể cá voi trắng đã bị con người tàn sát dã man khiến chúng rơi vào cảnh bị đe dọa tính mạng. Vì vậy, tới năm 2008, Ủy ban Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên đã đưa cá voi Beluga vào danh sách những loài động vật có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng.
Xem thêm:
VIDEO - Viêm cột sống dính khớp nằm liệt và sự hồi sinh kỳ diệu
Thiện Thành
Theo Tinh Hoa