Tại Hoa Kỳ, một điều kỳ lạ đang diễn ra: Rất nhiều người sùng đạo đang ủng hộ Tổng thống Donald Trump một cách mạnh mẽ. Ngay cả khi truyền thông dòng chính và các mạng xã hội đồng loạt đứng về ông Joe Biden, thì bộ phận giáo dân sùng tín lại liên tiếp lên tiếng về các gian lận trong cuộc bầu cử và ủng hộ ông Trump. Điều này có thể nói là vô cùng hiếm gặp, chưa từng xảy ra.
Rõ ràng nguyên nhân của nó không chỉ đến từ các vấn đề nhạy cảm với tôn giáo như đồng tính hay phá thai, mà còn đến từ rất nhiều phương diện khác. Còn nhớ vào tháng 5/2020, ông Ryan Burge, Trợ lý giáo sư khoa Chính trị kiêm Điều phối nghiên cứu sinh Đại học Đông Illinois và ông Paul Djupe, Phó Giáo sư Khoa Chính trị Đại học Denison, Ohio từng gọi ông Trump là người được Chúa “xức dầu” và là “hiện tượng tôn giáo Hoa Kỳ”.
Nhìn lại những việc mà Tổng thống Donald Trump đã làm cũng như các thông tin xoay quanh vấn đề này cũng là một điểm hết sức thú vị.
Tổng thống Donald Trump cầu nguyện tại Jerusalem ngày 22/5/2020 (Ảnh: Dan Hansen/ Tòa Bạch Ốc)
Hoa Kỳ và truyền thống Kitô giáo
Điều gì tạo nên sức mạnh của Hoa Kỳ? Rất nhiều người sẽ nói rằng đó là kinh tế, là quân sự, hoặc giả là sự tự do. Những điều này có thể góp phần vào sự thịnh vượng của Hoa Kỳ, nhưng không hẳn đã là điều then chốt nhất. Trong bài diễn văn “Đế chế tà ác” nổi tiếng của mình, Tổng thống Ronald Reagan đã nói:
Người sắc sảo nhất trong những người quan sát nền dân của chủ Hoa Kỳ, Alexis de Tocqueville, sau khi tìm kiếm bí mật về sự vĩ đại và thiên tài của Hoa Kỳ, đã hùng hồn tuyên bố rằng: “Chỉ đến khi tôi đi đến các nhà thờ ở Hoa Kỳ và chứng kiến những lời giảng đạo rực đầy chính nghĩa, tôi mới hiểu ra sự vĩ đại và thiên tài của nước Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là cái Thiện [(good) – đối lập với cái Ác (evil)]. Và nếu Hoa Kỳ không còn Thiện nữa, thì Hoa Kỳ cũng không còn vĩ đại nữa.”
Giá trị lập quốc của Hoa Kỳ, ở một phương diện nào đó ngày nay, có thể nói là “tự do”, nhưng đó là “tự do” do Đấng Sáng thế ban cho, và giá trị lập quốc của Hoa Kỳ cũng đặt trên nền tảng đức tin vào Đấng Sáng thế. Những di dân đầu tiên tới lục địa này hầu hết đều là tín đồ Kitô giáo.
“Tuyên ngôn độc lập” của Hoa Kỳ có một câu nói thường xuyên bị hiểu sai hoặc bị cố tình thay đổi: “all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights”, “con người được [Đấng Sáng Thế] tạo ra bình đẳng, và được Đấng Sáng Thế ban cho những quyền bất khả xâm phạm”. Câu nói này thể hiện niềm tin của các vị Cha Lập quốc rằng Đấng Sáng Thế tạo ra con người, và khái niệm “tự do” “bình đẳng” cũng là xây trên cơ điểm ấy.
Câu nói này không ít lần bị thay thế, ngay cả ở Hoa Kỳ, thành “all men are born equal”, “con người sinh ra là bình đẳng”, và ở Việt Nam thì cũng thường được dịch là “con người sinh ra là bình đẳng”. Trong rất nhiều trường hợp, ý nghĩa của nó khác nhau vô cùng to lớn, một trời một vực. Thậm chí có thể nói, một bên là tín Thần, có tiêu chuẩn nền tảng rõ ràng, một bên đã xóa đi nhân tố tín ngưỡng, trở thành vô Thần, duy vật, nền tảng tiêu chuẩn vì thế tùy ý biến đổi theo cách hiểu của từng người.
Hiến pháp Hoa Kỳ ra đời dưới sự chứng kiến của 55 vị đại biểu trong Hội đồng lập hiến năm 1787. Nói chính xác hơn, nó ra đời trong lời cầu nguyện của các vị đại biểu trước Thiên Chúa. Bởi vì khi nhóm nhân vật phi thường ấy tập hợp lại, tầm nhìn của họ rất khác nhau về chính phủ liên bang trong tương lai, khiến quá trình lập hiến diễn ra chậm chạp và không có hiệu quả. Thế rồi Tổng thống Benjamin Franklin đã phát biểu như sau:
“Thưa quý vị, tôi đã sống rất lâu. Càng sống lâu, tôi càng tin vào chân lý rằng, Chúa quyết định mọi thứ của nhân loại. Nếu một con chim sẻ rơi trên mặt đất, nó sẽ không thoát khỏi sự dõi theo của Ngài. Làm thế nào một đất nước có thể sinh ra mà không có sự giúp đỡ của Chúa?”
“Tôi tin chắc rằng, nếu không có sự chấp thuận và giúp đỡ của Chúa, […] chúng ta sẽ bị chia rẽ bởi những lợi ích cục bộ nhỏ nhoi của mình. Sự nghiệp của chúng ta sẽ hỗn loạn, chúng ta sẽ bị hậu thế coi là điều đáng xấu hổ. Tệ hơn là, hậu thế vì thất bại bất hạnh của chúng ta, mà tuyệt vọng về việc con người có thể sử dụng trí tuệ của mình để thành lập chính phủ. Từ đó phó mặc cho đầu cơ, chiến tranh và xâm lược.”
“Do đó, tôi thỉnh cầu, mỗi sáng từ bây giờ, trước cuộc họp của chúng ta, chúng ta sẽ cầu Chúa ban phước lành cho các cuộc thảo luận của chúng ta…”
Đề xuất của TT. Franklin được chấp nhận. Kể từ đó, cuộc họp bắt đầu được bao trùm trong bầu không khí vị tha và nhượng bộ lẫn nhau. Nhóm những người đại diện có chủ kiến, thông minh và có nguyên tắc mạnh mẽ này cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận, Hiến pháp Hoa Kỳ cuối cùng cũng ra đời.
John Adams, Tổng thống thứ Hai, một trong các vị Cha Lập quốc của Hoa Kỳ còn nói: “Hiến pháp của chúng ta chỉ dành cho người có đạo đức và đức tin. Nó hoàn toàn không thích hợp cho chính quyền của những kiểu người khác.” Trong quan niệm của các vị Cha Lập quốc, quyền bất khả xâm phạm, quyền tự do của con người không phải là do con người tự ý quy định. Quyền đó là do Chúa Sáng Thế ban cho con người. Sự tự do này là có quy tắc, là đặt cơ điểm trên nền tảng đạo đức phổ quát mà tín ngưỡng đem tới.
Tổng thống Donald Trump đề cao giá trị truyền thống của Hoa Kỳ
Vậy nếu chỉ tính trong số các đời tổng thống Hoa Kỳ 100 năm qua, ai là người kiên định nhất với tinh thần của Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ? Thật khó mà nói rõ. Nhưng một nghiên cứu được xuất bản bởi Ceri Hughes, học giả tại Đại học Wisconsin-Madison ở Hoa Kỳ vào đầu tháng 10 năm nay cho thấy, khi phân tích 448 bài phát biểu quan trọng trong các đời tổng thống Hoa Kỳ, nếu tính đến việc sử dụng những từ ngữ tôn giáo và việc nhắc đến Chúa, Tổng thống Donald Trump là người sử dụng nhiều nhất. Ông sử dụng bình quân 7,3 lần những từ ngữ về tôn giáo và Chúa / 1.000 từ. Trong khi các tổng thống tiền nhiệm chỉ sử dụng 3,5 lần. Khi sử dụng trực tiếp từ “Chúa” , ông Trump bình quân sử dụng 1,4 lần / 1.000 từ. Các tổng thống khác bình quân chỉ sử dụng 0,55 lần.
Tổng thống Trump không chỉ nói nhiều về Đức Chúa, các chính sách của ông cũng phản ánh đức tin vào Đấng Sáng thế và sự trở về với truyền thống một cách chắc chắn. Ngay từ khi còn là ứng viên tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump đã chống phá thai và kiên trì với điều này bất chấp sự chê bai của truyền thông và các chính trị gia trong và ngoài nước. Trong nhiệm kỳ tổng thống, ông rõ ràng cũng phản đối các hành vi đồng tính. Cũng cần phải nói thêm, những điều này mới chỉ là hai trong hàng tá vấn đề nhạy cảm mà ông Trump đã đụng tới: thuế, biến đổi khí hậu, biên giới, nhập cư, phân biệt chủng tộc, Bắc Hàn, Đảng Cộng sản Trung Quốc, vai trò của Hoa Kỳ trên toàn cầu, v.v..
Một điều thú vị là, chiếu theo Bộ Giáo luật Công giáo hiện hành, ở điều 1398 có viết “Ai thi hành việc phá thai sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết”; người đưa ra chính sách ủng hộ hoặc đồng lõa với việc phá thai cũng mắc vạ tuyệt thông tiền kết. Điều này cho thấy về cơ bản bất cứ ai liên quan, kể cả người phụ nữ cho phép phá thai cũng “có tội”, mà còn là trọng tội, theo quan điểm Công giáo.
Kitô giáo chiếm 70,6% trong số hơn 320 triệu dân số Hoa Kỳ. Nếu tín ngưỡng là một phần cuộc sống của họ, chắc chắn sự ủng hộ đối với Tổng thống Donald Trump sẽ là rất lớn.
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng khiến Tổng thống Trump nhận được sự ủng hộ của cộng đồng tín ngưỡng là vấn đề nhìn nhận Israel.
Theo như Kinh Thánh, bởi vì bức hại Chúa Jesus, người Do Thái sẽ phải chịu giày vò nhiều thế kỷ để đền tội. Họ bị xua đuổi ở khắp mọi nơi, phải chạy trốn và đi lang bạt suốt hàng ngàn năm sau đó. Tuy nhiên, bởi vì họ hối cải, Thiên Chúa sẽ cho họ một cơ hội để phục quốc.
Kinh Thánh tiên đoán rằng, sau khi Israel phục quốc cũng là lúc Thiên Chúa sẽ bắt đầu tiến hành đại thẩm phán toàn nhân loại và đó cũng là lúc mà Chúa Cứu Thế Messiah sẽ giáng trần. Người Israel tin rằng dưới sự dẫn dắt của Đấng Messiah, nhân loại sẽ từ xấu thành tốt, chuyển thù thành bạn và thế giới sẽ vĩnh hằng trong hòa bình. Người Do Thái có sứ mệnh phải quay lại Jerusalem, xây lại đền thờ và chờ đợi Messiah. Có những lời dự ngôn và miêu tả chi tiết về Đền thờ Thứ Ba ở Jerusalem trong các kinh sách của Do Thái.
Cũng bởi vì những dự ngôn này nên các đời Tổng thống Hoa Kỳ đều rất quan tâm đến vấn đề người Do Thái và Jerusalem. Rất nhiều Tổng thống các đời đều hứa hẹn sẽ giúp Israel phục quốc, nghĩa là sẽ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Tuy nhiên trong số họ, chỉ có Tổng thống Donald Trump là giữ lời hứa. Thậm chí ông còn đứng ra hòa giải thành công nhà nước Do Thái Israel và vương quốc vùng vịnh Ả rập UAE – điều đã giúp ông nhiều lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình.
Tín đồ sùng đạo ủng hộ Tổng thống Donald Trump
Trong bài viết “Trump là người được Chúa chọn làm Tổng thống?” của Ryan Burge và Paul Djupe mà chúng ta đã nhắc đến đầu bài, các tác giả đã viết:
“Kết quả điều tra rất đáng ngạc nhiên, 49% những người thường xuyên đến nhà thờ tin rằng Donald Trump được Chúa lựa chọn làm tổng thống.”
“Điều này chủ yếu ở những người có tư tưởng bảo thủ, chẳng hạn như đảng Cộng hòa, khi đức tin của họ được phản ánh trong chính trị, chúng tôi phát hiện rằng niềm tin về Trump là ‘người được xức dầu’ đã tăng lên mạnh mẽ.”
“Khi các cuộc khủng hoảng ngày một gia tăng, dù đang xảy ra hay chỉ mới là nguy cơ, ý nghĩa tâm linh của chức vị tổng thống dường như đang ngày một tăng lên trong dân chúng.”
Nhưng ủng hộ Tổng thống Donald Trump không phải là một vấn đề “theo trend”, cũng không phải là một vấn đề “hành vi bầy đàn” (herd behavior) như một số người miệt thị. Tháng 9/2020, một hiện tượng chưa từng có xảy ra: Người Amish ẩn dật không bao giờ tham gia vào các tranh chấp chính trị, kể cả trong Chiến tranh Độc lập Hoa Kỳ và sau đó là Nội chiến, đã cưỡi xe ngựa và cưỡi trâu đi vào thành phố với là cờ Hoa Kỳ và cờ Trump tung bay.
Người Amish là một nhóm người kỳ lạ tại Hoa Kỳ nói riêng và trên thế giới nói chung. Trong thời đại Internet, cuộc sống của người Amish vẫn còn dừng lại ở trong lối sống Thanh giáo sơ khai (một nhánh của Kitô giáo). Trong cuộc sống của họ không có Internet, TV và tất cả các thiết bị điện gia dụng. Họ cũng không có ô-tô, mà đi lại bằng ngựa. Các cư dân của cộng đồng này nổi tiếng với sự kiên quyết từ chối ô-tô và các thiết bị điện hiện đại, và họ đã sống một cuộc sống truyền thống giản dị như vậy trong nhiều thế kỷ.
Chiến dịch của ông Trump chưa bao giờ vận động họ và cũng chưa bao giờ chi bất kỳ khoản tiền cho hoạt động vận động tranh cử ở khu cộng đồng này. Hơn thế nữa, người Amish không có nhu cầu chính trị, không tham gia vào ngay cả Chiến tranh Độc lập Hoa Kỳ và sau đó là Nội chiến. Ấy thế mà trong cuộc bầu cử này, những cư dân Amish ngoan đạo và tách biệt như vậy lại đi xe ngựa giương cờ gõ trống và xếp hàng để bỏ phiếu cho tổng thống Trump.
Trong các nhà thờ Kitô giáo khác nhau ở Hoa Kỳ (bao gồm cả các nhà thờ Kitô giáo trên toàn thế giới), cách nói ông Trump là “Tổng thống được [Chúa] chọn” từ lâu đã được lan truyền trong các giáo hội. Trong “Kinh Thánh” bản tiếng Anh cổ, có ít nhất hai chỗ nhắc đến “Trump”, và những tín đồ bảo thủ tin chắc rằng phải có lý do cho việc xuất hiện của ông Trump – một người “ngoại đạo” về chính trị trước khi tranh cử. Họ tin rằng ông mang theo sứ mệnh của Đấng Sáng thế để đến tham gia tranh cử chính trị, do đó họ coi việc ủng hộ ông Trump là việc phục tùng theo ý chỉ của Chúa.
Các chương trong Kinh Thánh đề cập đến Trump là: Tiết 52, Chương thứ 15 trong Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô; Tiết 16, Chương thứ 4 trong Thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica. Từ “Trump” trong tiếng Anh có nghĩa cổ là “kèn hiệu” (ngày nay thường được hiểu là kèn trumpet), còn có nghĩa là con chủ bài.
Nguyên bản tiếng anh đoạn kinh được ghi chép như sau:
For the Lord himself shall descend from heaven with a shout, with the voice of the archangel, and with the trump of God: and the dead in Christ shall rise first. (1Thes 4:16)
In a moment, in the twinkling of an eye, at the last trump: for the trumpet shall sound, and the dead shall be raised incorruptible, and we shall be changed. (1Cor 15:52)
Trong hai đoạn Kinh Thánh này, Sứ đồ Phaolô đã dùng phương thức thư tín để cùng kể về một việc: Trước thời khắc Đại Thẩm phán, Chúa sẽ đưa những tín đồ sùng đạo của Ngài vào thiên đàng để gặp Ngài. Trong phần mô tả có “Last Trump ”có nghĩa là khi những người theo đạo Thiên Chúa nghe thấy “tiếng kèn cuối cùng” thì có nghĩa là họ đã được cứu. Từ Trump trong nguyên câu của Tiết 16 chương thứ 4 là “Trump of God” (Trump của Chúa).
Tất nhiên, sẽ không chỉ vì hai câu này mà người Amish không màng thế sự lại đột nhiên ủng hộ Trump. Sự khải thị của họ chắc chắn còn đến từ những nguyên nhân trực tiếp mà họ chưa thể công bố. Người Amish cũng giống như các đạo sĩ, ẩn sĩ trên các vùng núi cao tuyết trắng, thế giới tín ngưỡng của họ là điều mà con người hiện đại khó có thể nào hiểu được. Những truyền thuyết về giới tu luyện thể hiện qua các phong trào khí công, phong trào tâm linh của phương Đông lẫn phương Tây, qua những bộ sách kinh điển đi vào lòng người như “Hành trình phương Đông” hay “Suối nguồn tươi trẻ” thật sự là khiến người ta phải suy ngẫm.
Điều gì đã khiến cộng đồng tu luyện “hưng sư động chúng” như vậy?
Trong năm 2020, việc Đức Tổng Giám mục, cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ Carlo Maria Viganò 3 lần viết thư ngỏ đăng công khai trên mạng internet, gửi tới Tổng thống Donald Trump cũng như các tín hữu Công giáo ở Hoa Kỳ và tất cả những người Hoa Kỳ thiện lương, đã khiến rất nhiều người sùng đạo phải suy ngẫm. Đức Tổng Giám mục đã nhấn mạnh rằng nhân loại đang ở vào giai đoạn “khi cánh cổng xuống Địa ngục dường như đang mở rộng”, đồng thời đề cập đến “nhà nước ngầm” (deep state) được sự hỗ trợ của thế lực Bóng tối, đang thao túng, đảo loạn nhằm tiến hành thiết lập “trật tự thế giới mới” (new world order). Đây là một việc hết sức quan trọng, cho thấy một cuộc chiến Chính – Tà không khoan nhượng đang thật sự diễn ra mà rất nhiều người dân thế giới lại không thật sự ý thức được. (Xem bài: Ba thư ngỏ của Đức Tổng giám mục đề cập đến cuộc chiến Chính – Tà)
Kỳ thực về điều này, Tổng thống Ronald Reagan đã từng nói rất rõ trong diễn văn “Đế chế tà ác” của mình vào năm 1983. Trước Hiệp hội Phúc âm Quốc gia Hoa Kỳ, Tổng thống Reagan đã chỉ ra rằng cuộc chiến của thế giới tự do với chủ nghĩa cộng sản không phải là một cuộc chạy đua vũ trang, mà là một cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa chính và tà, giữa chủ nghĩa cộng sản vô Thần và thế giới tự do tôn sùng tín ngưỡng.
Cũng cần làm rõ thêm rằng, mặc dù ngay sau cuộc Chiến tranh Lạnh, Liên Xô tan rã, nhưng hệ tư tưởng cộng sản cũng như cỗ máy của nó thì vẫn còn bám vào và tiềm phục trong các quốc gia tự do như một loại ký sinh nguy hiểm. Trước Chiến tranh Lạnh, tổng cộng có 27 quốc gia do Đảng Cộng sản đứng đầu. Hiện tại vẫn còn 4 nước trên thế giới là thực thi thể chế độc Đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền. Bắc Triều Tiên cũng độc Đảng, trên danh nghĩa thì không phải Đảng Cộng sản, nhưng kỳ thực là thực thi chủ nghĩa cộng sản theo một cách khác. Ngoài ra còn có 13 quốc gia mà Đảng Cộng sản vẫn đang tham dự chính trị. Còn có 120 nước thừa nhận Đảng Cộng sản, Đảng Cộng sản tồn tại công khai.
Đại bộ phận thế lực cộng sản tại các nước đều thay đổi bộ mặt, lấy hình thức biến tướng là xã hội chủ nghĩa để xuất hiện. Họ biến đảng cộng sản vốn có thành Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Nhân dân Xã hội, v.v.. Mười mấy Đảng cộng sản ở Trung Mỹ bỏ từ “cộng sản” ra khỏi tên, nhưng vẫn tiếp tục thúc đẩy tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, về hoạt động lại có tính lừa đảo hơn nữa.
Mặc dù ở phương Tây và một số quốc gia ở các khu vực khác, chủ nghĩa cộng sản không dùng thủ đoạn bạo lực tàn sát như ở phương Đông, nhưng nó dùng các loại thủ đoạn biến tướng chuyển hóa mà thâm nhập và đã đạt được mục tiêu băng hoại đạo đức nhân loại, hủy hoại văn hóa con người vốn xây dựng trên nền tảng tín Thần, tín Chúa. Các tổ chức cộng sản thông qua sự ký sinh đó mà truyền bá tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, tư tưởng vô Thần, v.v..
Thế giới tự do đã từng trực tiếp đối đầu với chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên những thế hệ hiểu rõ, phản đối cộng sản, và chống cộng kỳ cựu của phương Tây dần dần theo thời gian mà rời bỏ nhân thế. Họ là những cá nhân thuộc thế hệ cũ, có nhận thức sâu sắc về chủ nghĩa cộng sản. Nhưng họ đã phạm sai lầm khi không để lại một cơ chế bảo vệ nào cho quốc gia và nhân loại trước sự dai dẳng, tinh vi và lừa dối của ý thức hệ cộng sản.
Trong khi đó, các thế hệ sau này cho rằng chủ nghĩa cộng sản đã trở thành lịch sử, không có nhận thức đối với những chiêu lừa dối, thảm sát tà ác của chủ nghĩa cộng sản, cũng không có nguyện vọng tìm hiểu. Họ bị che mờ bởi những hình thái chủ nghĩa xã hội dưới chiêu bài “hướng tới xã hội”, “giúp ích xã hội”, “giải phóng xã hội”, mà không biết rằng đó chính là sự mê hoặc mà chủ nghĩa cộng sản tạo ra. Còn những người theo chủ nghĩa cộng sản ban đầu vẫn chiểu theo lý luận cấp tiến hoặc tiệm tiến của chủ nghĩa cộng sản mà hành sự, làm ra các loại phá hoại đối với hình thái ý thức, thể chế xã hội, thậm chí là các hoạt động lật đổ chính quyền thầm lặng.
Ngày nay, thế giới đang chứng kiến một cuộc Chiến tranh Lạnh thứ 2 giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhưng đây không phải là một cuộc chạy đua vũ trang. Đây là một cuộc Chiến tranh Lạnh thế hệ mới, là chiến tranh tổng lực trên nhiều bình diện (multi-faceted total war), mà chủ yếu nhất là thẩm thấu và làm tha hóa hệ thống chính trị. Hơn nữa, đây là một cuộc chiến chính tà còn đáng sợ hơn cuộc chiến chính tà 30 năm về trước giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.
Hoa Kỳ ngày nay đã khác với Hoa Kỳ của 30 hay 60 năm về trước, bởi vì một trong những điều được giảng dạy nhiều nhất trong các trường học Hoa Kỳ là Tuyên ngôn cộng sản và Tư bản luận của chủ nghĩa cộng sản vô Thần. Trong khi đó, Kinh Thánh đã bị loại bỏ khỏi trường học trên khắp Hoa Kỳ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay thì lại càng khác xa so với Đảng Cộng sản Liên Xô năm xưa. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công và cuộc đàn áp Duy Ngô Nhĩ đã trở thành cái nôi tôi luyện ra một “đế chế tà ác” kinh doanh trên nội tạng của con người mà không ai dám làm gì ngoài “lên án” bằng mồm, bằng nghị quyết, hay cùng lắm chỉ là “cấm vận” một vài cá nhân không cần thiết phải ra nước ngoài.
Nhìn theo phương diện này, chẳng phải chính nghĩa thì yếu đi mà tà ác thì mạnh lên hay sao? Kết quả của cuộc Chiến tranh Lạnh này sẽ như thế nào chính là một điều vô cùng quan trọng với vận mệnh nhân loại.
Israel phục quốc, “Trump of God” đã xuất hiện, cuộc chiến chính tà được đề cập tới trong Kinh Thánh đã hiển lộ rõ, lại thêm những khải thị đến với tự thân, các cộng đồng ẩn dật đã bước ra để làm điều họ cần làm. Bởi vì một cuộc chiến chính tà đã đặt tất cả sinh mệnh trên trái đất này, kể cả những cộng đồng ẩn dật kia vào chung một con thuyền Noah giữa Đại Hồng thủy.
Rất nhiều người cảm thấy kỳ lạ, vì sao toàn thế giới lại nhìn về cuộc bầu cử Hoa Kỳ một cách hồi hộp đến như thế? Bởi vì rất sâu trong nội tâm, nhân loại đều hiểu rằng cuộc chiến chính tà này đã lan đến pháo đài cuối cùng của thế giới tự do, nó đã xuyên thấu Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ là một tấm gương phản chiếu cuộc khủng hoảng đạo đức mà nhân loại đang phải đối mặt. Trong sự hỗn loạn nơi cái thiện và cái ác bị đảo lộn, thế giới cần thức tỉnh.
Nếu Chúa để Hoa Kỳ giáng sinh và hùng mạnh, thì vào thời điểm quan trọng của cuộc đọ sức giữa thiện và ác, sao Chúa có thể giao Hoa Kỳ vào tay của ma quỷ? Do đó sẽ có những khải thị tương ứng để con người làm ra lựa chọn của cá nhân.
Điều gì có thể “Make American Great Again”? Nói theo cách của Tổng thống Reagan thì chỉ có tiêu diệt tà ác, khôi phục cái thiện thì Hoa Kỳ mới có thể một lần nữa trở nên vĩ đại.
Lựa chọn Tổng thống Hoa Kỳ không phải là lựa chọn cảm tình, không phải là lựa chọn lợi ích, mà là lựa chọn thiện ác, lựa chọn chính tà, lựa chọn tương lai. Lựa chọn đó cũng lại không liên quan đến sự sắp đặt và định đoạt của Chúa, mà chỉ là sự tuyển trạch của bản thân mỗi từng sinh mệnh. Sau khi kết quả của cuộc bầu cử này được công bố, bằng cách này hay cách khác, rồi sẽ có rất nhiều người ý thức được sự thật đó.
Nguyễn Vĩnh - Theo Tri Thức VN