Trong video “Thế giới hỗn loạn trong 90 ngày”, nhà tiên tri Malaysia – Dato Anthony Cheng đã dự đoán các sự kiện tồi tệ mà thế giới phải đối mặt trong 3 tháng cuối năm 2021. Không may là những điều trong đó đã lần lượt ứng nghiệm…
Trong video của nhà tiên tri Dato Anthony Cheng được quay vào ngày 6/10/2021, ông cho biết trong 6 tháng cuối năm, hàng loạt thiên tai liên quan đến nước, lửa, gió, động đất, sóng thần sẽ xảy ra. Không chỉ vậy, con người còn phải đối mặt với các thảm họa thiên nhiên khắc nghiệt, cùng những hiện tượng khí hậu ‘kỳ lạ’. Ông cảnh báo rằng trong tháng 10 sẽ xảy ra những thiên tai nghiêm trọng hơn so với trước đây.
Ông cho biết thêm vào ngày 8/10 đến ngày 7/11 dương lịch sẽ là giai đoạn mấu chốt của đại dịch. Đại dịch Covid-19 sẽ mở ra một làn sóng mới. Có thể vaccine hiện tại cũng không có tác dụng với loại virus này, khiến con đường chống lại dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn.
“Cuối năm, năng lượng của dịch bệnh trở nên cực mạnh. Tôi tin rằng lúc này dù vaccine có tốt đến đâu thì cũng không thể giúp được gì nhiều trong công cuộc chống lại bệnh dịch… Nếu dịch bệnh có chuyển biến theo xu hướng tốt lên vào tháng 9 thì đó không phải là kết thúc mà chính là đang chuẩn bị cho một cơn bão lớn hơn”, Anthony Cheng nói.
Những ai quan tâm đến lời tiên đoán của Anthony Cheng đều âm thầm quan sát diễn biến của thế giới. Không ai mong muốn những thảm họa mà ông dự đoán sẽ xảy ra, ngay cả bản thân ông ở cuối video cũng nói “Tôi thật lòng mong rằng quẻ này sẽ không thành hiện thực.” Nhưng không may là hiện nay một số điều trong lời tiên đoán của ông đã lần lượt ứng nghiệm.
Thiên tai nhân họa khắp nơi liên tiếp xảy ra ứng với lời tiên đoán
Ngày 20/9, núi lửa trên đảo La Palma (thuộc Quần đảo Canary – Tây Ban Nha) phun trào. Khoảng 5.000 người được sơ tán đến nơi an toàn và 100 ngôi nhà đã bị phá huỷ. Khoảng 3 tuần sau, số liệu thống kê cho thấy đã có khoảng 6.000 người phải sơ tán và hơn 1.100 ngôi nhà bị phá hủy.
Theo các nhà chức trách địa phương, bất cứ thứ gì trên đường đi của dung nham như nhà cửa, bể bơi, nông trại và các tòa nhà công nghiệp trong khu vực cũng đều bị thiêu rụi.
Tiếp đến là ngày 7 và ngày 8/10, xảy ra các vụ nổ bình oxy ở mỏ vàng SAS thuộc làng Mazowe, Zimbabwe khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 người Trung Quốc.
Ngày 14/10, tại Tây Ban Nha đã xảy ra một trận động đất được xem là mạnh nhất kể từ khi núi lửa phun trào cách đây 26 ngày, trận động đất 4,5 độ richter này đã làm rung chuyển đảo La Palma ở Quần đảo Canary của Tây Ban Nha.
Theo Reuters, ngày 20/10, núi lửa Aso ở phía Tây Nam Nhật Bản hoạt động trở lại, phun cột tro bụi cao tới 3.500m, khiến nhiều du khách phải vội vã rời khỏi địa danh du lịch nổi tiếng này.
Cũng trong tháng 10 ở Trung Quốc liên tiếp xảy ra các vụ nổ lớn tại nhiều thành phố khác nhau của tỉnh Liêu Ninh khiến nhiều cơ sở vật chất hư hại, hàng chục người thương vong.
Chưa hết, bão lũ trong tháng 10 cũng gây ra thiệt hại rất lớn về người và của, đặc biệt là các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines.
Dịch bệnh bắt đầu tăng trưởng trở lại
Dựa vào biểu đồ dịch bệnh thế giới trên trang Our World in Data có thể thấy tình hình dịch bệnh của thế giới từ tháng 9 cho đến ngày 15/10/2021 số ca liên tục giảm, sau ngày 15/10 đến nay số ca nhiễm lại tăng trưởng trở lại. Đứng đầu danh sách là Mỹ, theo sau là Ấn Độ, Brazil, Anh, Nga…
Phía trên là con số thống kê của những quốc gia có chỉ số báo cáo tương đối minh bạch, còn những nước như Trung Quốc, Triều Tiên… vốn nổi tiếng với việc tô vẽ diện mạo đẹp đẽ, che dấu dịch bệnh thì số ca nhiễm và tử vong ở các nước này cũng rất đáng lo ngại.
Đồng thời cơ quan này còn cảnh báo về tình hình dịch bệnh hiện nay đang vô cùng căng thẳng khi virus liên tục đột biến và lây lan.
Vision Times dẫn nguồn từ trang Xiaoxiang Morning News cho biết, ngày 24/10, Quốc vụ viện Trung Quốc đã mở ra cuộc họp báo về phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Covid. Thông báo rằng trong đợt dịch này Virus lây lan mạnh trên diện rộng chủ yếu là chủng đột biến Delta. Qua xét nghiệm axit nucleic (PCR) phát hiện một số trường hợp có tải lượng virus cao cho thấy sức lây truyền và nguy cơ lây nhiễm mạnh.
Ngoại trừ virus Corona, hiện nay các chuyên gia còn cảnh báo về virus Nipah có tỷ lệ tử vong cao hơn 50% ở người nhiễm bệnh. Đặc biệt đến nay vẫn chưa có loại vaccine nào có khả năng chống lại được loại virus gây sưng não này. Đây có thể là một trong những mối đe dọa về đại dịch tiếp theo trên thế giới.
Giáo sư đang nghiên cứu vaccine ở Oxford – bà Dame Sarah Gilbert cho biết, nếu virus gây sưng não Nipah phát triển và lây lan với tốc độ nhanh hơn như Covid-19 thì con người sẽ phải đối diện với một đại thảm họa mới.
Ở Trung Quốc, kể từ khi Nội Mông xác nhận một ca nhiễm mới vào ngày 13/10, tỉnh Hồ Bắc đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp liên quan đến việc dịch bệnh có thể phát triển, đột biến và lây lan.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Hồ Bắc đã ban hành thông báo, theo đó kể từ ngày 29/9/2021, những người sống ở thành phố Erenhot, khu tự trị Nội Mông Cổ trở về Hồ Bắc, cần khai báo sức khỏe và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch của địa phương.
Tiêm vaccine vẫn mắc Covid
Không chỉ ở trong nước mà tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh quay trở lại kể cả khi người dân đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Cụ thể ngày 23/10, tỷ lệ mắc Covid-19 tại Đức đã tăng lên 100/100.000 người, cao nhất kể từ tháng 5. Ireland và Bỉ cũng có tỷ lệ mắc Covid-19 cao nhất ở Tây Âu, với tỷ lệ lần lượt là hơn 325 người và hơn 432 người/100.000 dân. Theo số liệu từ Reuters, tại Bỉ có tới 85% người trưởng thành được tiêm chủng 2 liều vaccine.
Theo số liệu của Viện Huyết thanh Quốc gia Đan Mạch, trong ngày 24/10, nước này ghi nhận tổng cộng 1.349 ca Covid-19 mới và 167 trường hợp nhập viện liên quan đến Covid-19, đây là những con số cao nhất trong hơn 5 tháng trở lại đây.
Đến nay, có khoảng hơn 75% người dân Đan Mạch đã tiêm đủ liều vaccine. Hiện, chính phủ nước này đang triển khai tiêm tăng cường cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Sau gần 550 ngày áp dụng biện pháp hạn chế, kể từ tháng 9, Đan Mạch đã bắt đầu dỡ bỏ toàn bộ toàn bộ biện pháp phòng chống dịch, khôi phục trạng thái bình thường dựa trên cơ sở đạt tỷ lệ tiêm chủng hợp lý.
Tại Đức, số ca mắc Covid-19 vẫn tăng lên từng ngày, các chuyên gia y tế nước này đang lo ngại về một đợt bùng phát mới. Hiện Đức ghi nhận trung bình 12.775 ca mắc mỗi ngày, tăng 57% trong 2 tuần qua, tỉ lệ tử vong trung bình cũng tăng 11%. Trong khi có khoảng 70% dân số Đức đã được tiêm ít nhất một liều vaccine.
Số ca mắc Covid-19 ở Anh cũng tăng trở lại sau khi nước này dỡ bỏ hầu hết hạn chế từ hồi tháng 7. Tại quốc gia này có tới trên 74% dân số đã tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19. Số người tiêm đủ hai mũi chiếm 68%.
Lời tiên tri của Dato Anthony Cheng là dự đoán cho 3 tháng cuối năm 2021. Mới 1 tháng trôi qua nhưng thế giới đã có những sự kiện không may xảy ra ứng với các tai họa mà ông đề cập. Hy vọng 2 tháng còn lại của năm này sẽ không phải chứng kiến thêm những cảnh tượng đau lòng.
Xem thêm:
>> "Lưu Bá Ôn Bia Ký" Triều Minh thấy trước đạn nạn toàn cầu hôm nay và chỉ ra con đường thoát nạn
Tử Vi
Theo Tinh Hoa