Trước khi bạn quá bị cuốn vào “rạp xiếc” chính trị và được đeo những “chiếc kính thuận tiện” khiến chúng ta bị phân tâm, thay vì tập trung quá kỹ vào việc nắm quyền lực của chính phủ, thì trước tiên hãy tự hỏi: ai thực sự đang ‘lắc cái lọ’? Có phải là thế lực ngầm không?
Chúng ta nên mong đợi điều gì vào năm 2021? Có vẻ như năm nay sẽ bị cản trở bởi nhiều hiện tượng điên rồ, xáo trộn, thao túng và chuyên chế.
“Mười hai giọng nói đang hét lên trong giận dữ, và tất cả đều giống nhau. Không nghi ngờ gì nữa, bây giờ, điều gì đã xảy ra với khuôn mặt của những con lợn. Các sinh vật bên ngoài nhìn từ lợn sang người, từ người sang lợn, rồi lại từ lợn sang người; nhưng đã không thể phân biệt được nữa" - trích tác phẩm nổi tiếng "Trại động vật" của George Orwell.
Mô hình ‘trại súc vật’ sẽ bắt đầu với ‘những con lợn thống trị’?
“Trại súc vật” là một câu chuyện kể về toàn bộ quá trình diễn biến và trỗi dậy của một nhóm động vật nổi loạn. Các con vật nổi dậy và đuổi Ông chủ Jones ra khỏi trang trại, đổi tên từ Trại Manor thành “Trại súc vật”. Bảy điều răn của Chủ nghĩa súc vật được viết trên tường trong nhà kho để tất cả mọi con vật có thể đọc được. Điều thứ 7 là quan trọng nhất: “Mọi con vật đều bình đẳng”.
Khi các con vật khác có chút bất bình thì cũng là lúc diễn ra những cuộc tàn sát và thanh tẩy đẫm máu, cuối cùng Điều thứ 7 của trang trại được đổi thành “Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn những con vật khác”.
Kết quả là, các con vật đã trở lại tình trạng khốn khổ ban đầu của chúng. Điều đáng nói là, các con vật chỉ vì muốn ăn ngon hơn một chút, muốn lợi hơn một chút, mà đã hoàn toàn mất đi tự do... Có vẻ như đó là “mô hình” mà nước Mỹ đang hướng tới, sau cuộc bầu cử gian lận này.
Thành thật mà nói, chúng ta chán ngấy chúng: thói đạo đức giả, tiêu chuẩn kép, niềm tin ảo tưởng của người Mỹ ở mọi điểm rằng chính trị và các chính trị gia sẽ mang đến câu trả lời cho những gì đã xảy ra với đất nước, khi mà trong lịch sử của quốc gia chúng ta, chính trị và các chính trị gia là nguyên nhân gây ra tai ương.
Hãy xem xét: trong nhiều năm nay, người Mỹ, với sự dịu dàng như cừu, đã chấp nhận mọi cách bất công và lạm dụng mà chính phủ gây ra cho họ: cảnh sát bắn những người không có vũ khí, tàn bạo, tham nhũng, trộm cắp trắng trợn, chiếm đóng và xâm nhập nhà của họ bằng lực lượng cảnh sát được quân sự hóa, khám xét tùy tiện, giam giữ vì lợi ích, chiến tranh vì lợi nhuận, giám sát nghiêm trọng, thu thuế của dân mà không coi trọng quyền của dân, một nhà nước kiểu bảo mẫu kiểm soát mọi khía cạnh trong cuộc sống của họ, đóng cửa, kỳ thị quá mức… mà không bao giờ biết "quá đủ".
Chỉ bây giờ, người Mỹ mới có vẻ có đủ sự “phẫn nộ ngay chính” để tập hợp và hành động, và vì mục đích gì? Công lý. Họ đã sẵn sàng để đối diện với các vấn đề mà các con rối của giới doanh nghiệp lũng đoạn - với gương mặt cười như những “con lợn thống trị” trong câu truyện của Orwell - gây ra, trong bốn năm tới.
Nói về sự hoang tưởng
Một ví dụ hoàn hảo cho thấy cuộc sống hỗn loạn và hết sức trụy lạc đã trở nên tồi tệ như thế nào ở Mỹ. Cuộc bầu cử gian lận trắng trợn vừa qua cho thấy, dù bằng cách nào đi nữa, bất kể ứng cử viên nào chiến thắng, thì chiến thắng luôn thuộc về thế lực ngầm.
Nền kinh tế của chúng ta - tác động đến đại đa số người Mỹ chứ không phải giới thượng lưu kinh tế - đang ở trong tình trạng hỗn loạn. Cơ sở hạ tầng của chúng tôi đang sụp đổ. Chính phủ của chúng ta đã bị “ô uế” bởi những kẻ săn mồi và ký sinh trùng đói khát quyền lực. Và quyền cơ bản của chúng ta - để điều hành cuộc sống của chính mình - đang bị chiếm đoạt bởi các nhân viên chính phủ tham lam, những người không quan tâm đến cuộc sống hoặc quyền tự do của người dân Mỹ.
‘Con tàu của những kẻ ngu ngốc’
Chúng ta hoàn toàn không có khả năng tự vệ khi đối mặt với cuộc cách mạng công nghệ do trí tuệ nhân tạo và giám sát toàn bộ mang lại - vốn đang định hướng lại thế giới như chúng ta biết. Bất chấp sự xâm phạm ngày càng nhiều của công nghệ cao đối với quyền của chúng ta, chúng ta chỉ nhận được một số lượng nhỏ các biện pháp bảo vệ lập pháp và tư pháp.
Chúng ta hoàn toàn bất lực khi đối mặt với các quan chức chính phủ và các quan chức được bầu chọn - những người “nhảy theo giai điệu” của các lãnh chúa doanh nghiệp và làm những gì họ muốn, bất cứ khi nào họ muốn, với bất kỳ ai họ muốn - bằng tiền thuế của người dân, không hề suy nghĩ hay quan tâm đến hoàn cảnh của những người dân Mỹ. Đối với giới tinh hoa quyền lực này, “chúng ta, những người dân” chỉ tốt cho hai điều: tiền thuế và phiếu bầu của chúng ta. Nói cách khác, họ chỉ muốn tiền của chúng ta.
Chúng ta hoàn toàn bất lực khi đối mặt với bạo lực, cả trong và ngoài nước. Thật vậy, bạo lực có hệ thống do các đặc vụ của chính phủ gây ra - “bắn trước, trả lời sau” - đã gây ra nhiều tổn hại và xâm phạm quyền tự do của người Mỹ hơn bất kỳ hành động khủng bố hoặc xả súng hàng loạt nào.
Chúng ta hoàn toàn bị làm cho im lặng khi đối mặt với sự kiểm duyệt của chính phủ, doanh nghiệp công nghệ và một nền văn hóa nhạo báng bôi xấu - với mục tiêu bảo vệ một số quan điểm lợi ích nhất định - và sẵn sàng chà đạp, xóa bỏ những quan điểm khác không phù hợp. Theo cách này, sự “đúng đắn chính trị” đã nhường chỗ cho một hình thức tư duy nhóm và quy tắc “luật rừng”.
Chúng ta hoàn toàn bị giam cầm khi đối mặt với các quy định, hạn chế, lệnh cấm đi lại và hình phạt liên quan đến Covid-19 - khiến người dân thích nghi “không chút nghi ngờ” với các mệnh lệnh của chính phủ, bất kể chúng là gì đi nữa (miễn là chúng được ban hành nhân danh an ninh quốc gia), bất kể cực đoan hay phi lý đến mức nào.
Chúng ta hoàn toàn bị đe dọa khi đối mặt với luật “cảnh báo đỏ”, danh sách theo dõi khủng bố, chương trình công nghệ truy dấu vết liên lạc, chính sách không khoan nhượng và tất cả các phương thức chiến thuật khác của cảnh sát - nhằm mục đích khiến chúng ta sợ hãi và tuân thủ.
Chúng ta hoàn toàn bị nhồi sọ trong niềm tin tập thể rằng chính phủ - bất chấp khuôn mẫu và thực tiễn lâu đời về tham nhũng, cấu kết, rối loạn chức năng, vô đạo đức và bất tài - bằng cách nào đó đại diện cho “những người dân chúng ta”.
Mặc dù rõ ràng rằng chúng ta chỉ là những công cụ được sử dụng, lạm dụng và thao túng cho những mục đích xấu xa của giới tinh hoa quyền lực, bằng cách nào đó, chúng ta không thấy được âm mưu của chúng thực sự là gì, dù chúng ta biết rằng đó là những nỗ lực được che đậy nhằm lật đổ nền cộng hòa của chúng ta và nô dịch hóa công dân - để bành trướng quyền lực và sự giàu có của họ.
Đó là một viễn cảnh tồi tệ cho một năm mới, nhưng nó không hoàn toàn vô vọng. “Chúng ta, những người dân” là hy vọng cho một năm tốt đẹp hơn.
Chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong cái hố sâu của sự tức giận của chủ nghĩa dân túy, chính trị vụn vặt và sự hủy diệt - đang thúc đẩy chúng ta chống lại phe kia, cho đến khi chúng ta có thể tạo ra con đường của chính mình để trở lại một thế giới - mà ở đó tự do có ý nghĩa thêm một lần nữa.
Có một câu chuyện lưu hành trên mạng xã hội như sau:
Nếu bạn bắt 100 con kiến đỏ cũng như 100 con kiến đen, và cho chúng vào một cái lọ, lúc đầu, sẽ không có gì xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn lắc mạnh cái lọ và đổ chúng xuống đất, kiến sẽ chiến đấu để giết nhau. Kiến đỏ tưởng kiến đen là kẻ thù và ngược lại, trong khi thực tế, kẻ thù thực sự lại chính là người đã lắc bình. Đây chính xác là những gì đang xảy ra trong xã hội ngày nay. Phe Tự do so với phe Bảo thủ; đen và trắng... Câu hỏi thực sự mà chúng ta cần tự hỏi là ai đang lắc cái lọ... và tại sao?
“Liệu kiến đỏ có thực sự chiến đấu với kiến đen đến chết hay không” là một câu hỏi cho các nhà sinh vật học, nhưng đó là một điều tương tự với những gì đang diễn ra trước mắt chúng ta trên chính trường và là một bài học kinh hoàng trong xã hội kỹ nghệ.
Vì vậy, trước khi bạn quá bị cuốn vào “rạp xiếc” chính trị và được đeo những “chiếc kính thuận tiện” khiến chúng ta bị phân tâm, thay vì tập trung quá kỹ vào việc nắm quyền lực của chính phủ, thì trước tiên hãy tự hỏi: ai thực sự đang lắc cái lọ? Có phải là thế lực ngầm không?
Tác giả: Luật sư hiến pháp John W. Whitehead là người sáng lập và là chủ tịch của Viện Rutherford. Cuốn sách mới của ông là Battlefield America: The War on the American People.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Lê Minh - Tâm An
Đăng theo NTDVN