Dịch bệnh ở Vũ Hán: Phải chăng chúng ta đã quên mất những bài học vô giá từ lịch sử? (Phần 2)

Dịch bệnh ở Vũ Hán: Phải chăng chúng ta đã quên mất những bài học vô giá từ lịch sử? (Phần 2)

Dịch bệnh ở Vũ Hán: Phải chăng chúng ta đã quên mất những bài học vô giá từ lịch sử? (Phần 2)

Dịch bệnh ở Vũ Hán: Phải chăng chúng ta đã quên mất những bài học vô giá từ lịch sử? (Phần 2)

Dịch bệnh ở Vũ Hán: Phải chăng chúng ta đã quên mất những bài học vô giá từ lịch sử? (Phần 2)
Dịch bệnh ở Vũ Hán: Phải chăng chúng ta đã quên mất những bài học vô giá từ lịch sử? (Phần 2)
Thứ bảy, 28-12-2024 01:08, (GMT+07:00)
Dịch bệnh ở Vũ Hán: Phải chăng chúng ta đã quên mất những bài học vô giá từ lịch sử? (Phần 2)
19-02-2020 09:26

Người La Mã cổ đại tin theo những lời dối trá và hùa theo cuộc đàn áp tín đồ Cơ Đốc giáo, đã sớm bị trừng phạt. Bệnh dịch đã bùng phát vào năm sau (một số học giả sau này cho rằng đó là bệnh sốt rét nghiêm trọng). Ba năm sau, bạo loạn xảy ra ở thành La Mã và Nero tự sát khi đang chạy trốn ở tuổi 31.

Xem lại Phần 1

Phần 2: Những đại dịch bệnh trên thế giới bắt nguồn từ các cuộc đàn áp Chính giáo

2. Ba bệnh dịch lớn đã đánh bại La Mã cổ đại

Cuộc bức hại của Nero, bệnh dịch chết người kéo đến

Vào năm 54, Nero, 17 tuổi, đã kế vị người đứng đầu thành Rome cổ đại. Nổi tiếng về sự tàn bạo, ông không chỉ giết chết mục sư mà còn giết cả mẹ đẻ, anh trai và hai người vợ của mình. Vào năm 64, Nero đã hỏa thiêu kinh thành La Mã để mở rộng cung điện Hoàng gia, đốt các tòa nhà dân cư khó tháo gỡ, cản trở sự mở rộng của cung điện, và sau đó vu oan cho các tín đồ Cơ Đốc giáo, bôi nhọ môn đồ Cơ Đốc là “môn đồ tà giáo” và kích động người dân La Mã hùa theo tham gia vào cuộc đàn áp. Một số lượng lớn các tín đồ Cơ Đốc giáo đã bị giết và ném vào Đấu trường La Mã. Họ bị những con thú xé xác trong tiếng reo hò của người dân La Mã. Nero đã ra lệnh cột các tín đồ Cơ Đốc giáo vào những bó cỏ khô rồi dàn thành hàng trong hoa viên, đốt thành ngọn đuốc trong bữa tiệc vào ban đêm.

Tranh dầu “Lời cầu nguyện cuối cùng của những người tử vì đạo Cơ Đốc” của họa sỹ Jean-Leon Gerome (1824-1904). (Mattes / Wikimedia commons)
Tranh dầu Lời cầu nguyện cuối cùng của những người tử vì đạo Cơ Đốc” của họa sỹ Jean-Leon Gerome (1824-1904). (Mattes / Wikimedia commons)

Bức tranh nổi tiếng Lời cầu nguyện cuối cùng của những người tử vì đạo Cơ Đốc đã miêu tả tình cảnh đàn áp giáo đồ Cơ Đốc tàn khốc của đế quốc La Mã: trên các cột trụ ở xung quanh đấu trường, phía bên trái là xác Cơ Đốc nhân đang bị hỏa thiêu, phía bên phải là những người bị đánh chết trên giá thập tự, ở giữa là những người sắp bị mãnh thú xé xác, cầu nguyện trước khi lâm chung, cầu xin Chúa tha thứ sự thờ ơ trước tội ác của người dân La Mã.

Người La Mã cổ đại tin theo những lời dối trá và hùa theo cuộc đàn áp tín đồ Cơ Đốc giáo, đã sớm bị trừng phạt. Bệnh dịch đã bùng phát vào năm sau (một số học giả sau này cho rằng đó là bệnh sốt rét nghiêm trọng). Ba năm sau, bạo loạn xảy ra ở thành La Mã và Nero tự sát khi đang chạy trốn ở tuổi 31.

Những người kế nhiệm đứng đầu La Mã tiếp tục chính sách đàn áp tín đồ Cơ Đốc giáo. Họ không tin rằng cuộc đàn áp chính giáo sẽ khiến đất nước họ và dân chúng của họ bị trừng phạt, càng không tin bệnh dịch là một lời cảnh báo từ Thiên Chúa. Cơ Đốc giáo vẫn bị coi là bất hợp pháp, và cuộc đàn áp kéo dài liên tục trong gần ba trăm năm.

"Hiền đế" không có đức, Trời phạt ôn dịch

Năm 161, Marcus Aurelius Antoninus trở thành quân vương La Mã. Trong thời ông tại vị, các tín đồ Cơ Đốc đã bị truy tố tài sản, bị xóa sổ trên khắp đất nước. Ông ta lại dụ dỗ người dân cả nước cung cấp thông tin và tố giác những tín đồ Cơ Đốc này. Chính phủ đã sử dụng nhiều loại tra tấn khác nhau để buộc các tín đồ Cơ Đốc từ bỏ đức tin của họ; nếu không, họ sẽ bị chém đầu hoặc ném vào Đấu trường La Mã để những con thú cắn xé.

Vào năm 166, ôn dịch bắt đầu kéo đến, và nó được gọi là "Đại dịch Antonine" trong lịch sử, được đặt theo tên của người đứng đầu đất nước. Tuy nhiên, một số học giả coi Aurelius Antoninus là một hoàng đế đức hạnh, họ tránh gọi Antoninus và chỉ gọi ông ta là Aurelius, ra vẻ bỏ mối quan hệ của ông ta với bệnh dịch.

Người dân nghe theo lời dối trá đã hùa theo cuộc bức hại và tận hưởng cuộc sống vui vẻ nhất thời, nhưng sau đó đã bị đại dịch Antonine tàn sát trong 16 năm. 

Những ghi chép trong sử sách khiến người ta phải giật mình: "Những xác chết nứt nẻ và thối rữa trên đường phố do không có người chôn cất - bụng của họ trương lên, máu và mủ phun ra từ miệng, mắt họ đỏ ngầu, tay với lên cao. Thi thể xếp chồng lên thi thể thối rữa nằm trong những con ngõ, trên đường phố, trước hiên nhà và trong giáo đường. Trong làn sương mù trên biển, có những con tàu chỉ vì thuyền viên phải chịu sự trừng phạt đầy phẫn nộ của Thượng đế mà trở thành những mộ phần trôi nổi trên sóng. Khắp nơi phủ đầy những cây ngũ cốc đã bạc màu, không có người thu hoạch. Những đàn cừu, sơn dương, bò và lợn sắp biến thành động vật hoang dã, những loài súc vật này dường như đã quên đi cuộc sống cày bừa và giọng nói của loài người đã từng chăn thả chúng

Thời kỳ hoàng kim của đế chế La Mã cổ đại trải dài Châu Á, Châu Âu và Châu Phi, và hàng chục triệu sinh mệnh đã bị hủy hoại trong tay của vị “hiền đế” bức hại chính giáo. Bản thân vị “hiền đế” này cùng với đồng nhiếp chính Verus cũng bị chôn vùi trong tay bệnh dịch.

Những xác chết nứt nẻ và thối rữa trên đường phố do không có người chôn cất - bụng của họ trương lên, máu và mủ phun ra từ miệng, mắt họ đỏ ngầu, tay với lên cao.
Những xác chết nứt nẻ và thối rữa trên đường phố do không có người chôn cất - bụng của họ trương lên, máu và mủ phun ra từ miệng, mắt họ đỏ ngầu, tay với lên cao. (Hoạ sĩ mô tả trận ôn dịch - năm 1630, hoạ sĩ người Pháp Nicolas Poussin)

Cuộc bức hại của Decius và đại ôn dịch 

Vào năm 249, Decius lên nắm quyền và phát động một cuộc đàn áp tín đồ Cơ Đốc giáo chưa từng có để thay đổi cuộc khủng hoảng. Ông ta đã quy định trong luật pháp rằng mọi người phải thờ các vị thần La Mã và hoàng đế La Mã, và những người chưa được nhà nước chứng nhận tế bái sẽ bị xử tử. Bởi vì tín đồ Cơ Đốc giáo không được thừa nhận và không được tôn thờ các vị Thần khác, rất nhiều tín đồ vì kiên định với đức tin của mình mà đã bị xử tử.

Vào năm sau, ôn dịch kéo đến, đợt dịch bệnh này được ghi chép lại bởi  Giám mục Cyprian của Cơ Đốc giáo, nên được gọi là “dịch bệnh Cyprian”.

Decius chết vì chiến tranh sau hai năm nắm quyền, trong khi bệnh dịch kéo dài gần hai thập kỷ và cướp đi 25 triệu sinh mạng. Trong thời kỳ cao điểm, có tới 5.000 người chết mỗi ngày và sức chiến đấu của quân đội bị giảm mạnh. Vào năm 270, người kế vị Claudius II cũng bị “nuốt chửng” bởi bệnh dịch.

Không sợ ôn dịch, Chính giáo trỗi dậy

Trong đại ôn dịch, người La Mã cổ đại vốn có tín ngưỡng vào nhiều vị Thần cũng đã trở nên vô cùng hoảng loạn. Dẫu họ có thành kính hướng về các vị Thần để cầu nguyện như thế nào cũng không giúp ích gì. Vì lo sợ lây bệnh, họ đẩy những người thân đang bị nhiễm bệnh của họ ra khỏi nhà hoặc rời khỏi đường phố. Nhưng các tín đồ Cơ Đốc vốn bị chính quyền La Mã đàn áp đã tình nguyện xuống đường để chăm sóc người bệnh, truyền bá phúc âm cho họ, cầu nguyện hoặc giúp chôn cất người chết, làm một lễ an táng tương đối tươm tất cho người chết.

Tại sao các tín đồ Cơ Đốc giáo không sợ bệnh dịch? Bởi vì họ biết rằng bệnh dịch không liên quan gì đến họ, đó là trừng phạt người La Mã cổ đại vì đã bức hại chính tín, mà dân chúng là nạn nhân của sự dối trá, là vô tội. Họ tin rằng thiện hạnh có thể đánh bại sự dối trá và truyền bá giáo lý phúc âm chính là cứu vớt.

Hành động cao đẹp của tín đồ Cơ Đốc giáo đã làm lay động Thần tính của người La Mã cổ đại, đồng thời cũng làm mạnh mẽ khẳng định sự thật - nếu các tín đồ Cơ Đốc giáo cũng chết hàng loạt giống như người La Mã khi đối mặt với bệnh dịch, lại chẳng khác gì họ về nhân phẩm hành vi, thì người La Mã sẽ tiếp tục chế giễu là nhóm người này ngu muội tà giáo, và sự hy sinh của các tín đồ Cơ Đốc giáo sẽ trở thành vô ích. Do vậy, sự thật đích xác đằng sau giai đoạn lịch sử này, chính là đối diện với ôn dịch, tỷ lệ tử vong của tín đồ Cơ Đốc giáo cực kỳ thấp - các thánh đồ vào thời điểm đó có thể thực sự tránh được bệnh dịch.

Kể từ đó, một số lượng lớn người La Mã cổ đại đã bí mật từ bỏ tín ngưỡng truyền thống đa Thần của họ, và chuyển sang Cơ Đốc giáo.

Bức hại lần nữa, hồi quang phản chiếu

Năm 284, Diocletian trở thành Hoàng đế La Mã. Thời gian đầu sau khi kế vị, ông khá khoan dung với tín đồ Cơ Đốc giáo. Nhưng vào khoảng năm 303, ông ta đã bị mê hoặc bởi người con rể Galerius, điên cuồng bức hại môn đồ Cơ Đốc giáo, phá hủy giáo đường Cơ Đốc, đốt cháy Kinh Thánh của họ, tịch thu tài sản, thanh trừng các tín đồ Cơ Đốc trong quân đội và chính phủ, thậm chí bỏ tù, tra tấn, nếu không từ bỏ đức tin liền bị xử tử.

Diocletian điên cuồng bức hại môn đồ Cơ Đốc giáo, phá hủy giáo đường Cơ Đốc, đốt cháy Kinh Thánh của họ, tịch thu tài sản, thanh trừng các tín đồ Cơ Đốc
Diocletian điên cuồng bức hại môn đồ Cơ Đốc giáo, phá hủy giáo đường Cơ Đốc, đốt cháy Kinh Thánh của họ, tịch thu tài sản, thanh trừng các tín đồ Cơ Đốc. (Bức vẽ của hoạ sỹ Henryk Siemiradzki - Nguồn: Wikipedia)

Tuy nhiên, tại thời điểm này, chính tín đã ăn sâu vào lòng người đến mức vợ của Diocletian và một số người hầu cũng là tín đồ Cơ Đốc. Sự dối trá và bạo quyền của chính phủ là không được ưa chuộng, và rất nhiều người âm thầm chống lại cuộc đàn áp. Hai năm sau, Diocletian thoái vị vì vấn đề sức khỏe.

Người kế vị là Galerius, đã đẩy cuộc đàn áp lên cao trào, nhưng không lâu sau đã mắc phải căn bệnh lạ. Sử gia có ghi chép: sự dày vò tàn khốc của bệnh tật đúng như sự thống trị tàn khốc của ông ta vậy, tinh hoàn của ông ta bị nhiễm trùng hóa mủ, mọc ra cái nhọt rất lớn, giòi bọ bâu lấy ông từ trong ra ngoài mà cắn mà nuốt. Ông ta gần như đã thối rữa, sự đau đớn dữ dội cũng khiến ông ta không còn ra hình người nữa. Các thầy thuốc cũng phải bó tay không còn cách. Có thầy thuốc lúc xem bệnh cho ông ta, vì không chịu được mùi tanh hôi bốc ra mà phải quay mặt đi nôn mửa. Hành động này đã chọc giận tên bạo chúa, ông ta đã ra lệnh giết hết những vị thầy thuốc này. Cuối cùng, thân trên của Galerius chỉ toàn da bọc xương, thân dưới phù thũng đến mức giống như một cái bánh pudding, hai chân cũng biến dạng.

Chính nghĩa sẽ đến, thức tỉnh người đời sau

Năm 311, sau một năm bị bệnh tật giày vò thê thảm, Galerius cuối cùng cũng tỉnh ngộ. Ông ta hét lớn, thật lòng sám hối trước Thượng Đế. Ông ta ở trên giường bệnh ban hành mệnh lệnh, đình chỉ tất cả bức hại đối với môn đồ Cơ Đốc trong vùng Đông La Mã mà ông ta quản hạt, hơn nữa Galerius cũng quy y Cơ Đốc giáo. Vài ngày sau, Galerius như trút được gánh nặng mà qua đời.

Hai năm sau, vào năm 313, Constantine và Licinianus một lòng tin tưởng Cơ Đốc giáo, đã cùng nhau ký sắc lệnh Milan, triệt để giải oan cho Cơ Đốc giáo trên toàn bộ La Mã. Nhưng đây chỉ là công đức và vinh quang cá nhân, và không thể bù đắp cho tội ác của cuộc đàn áp Cơ Đốc giáo của Đế chế La Mã trong ba trăm năm qua. Sau Hoàng đế Constantine, đế chế La Mã cổ đại rộng lớn đã bị chia cắt, và mặc dù được thống nhất trong một thời gian ngắn ngủi bởi vị vua yêu thích Cơ Đốc giáo là Theodosius I, nhưng vẫn không thể nghịch chuyển được con đường đi đến chia cắt và diệt vong.

Chính phủ La Mã cổ đại liên tục đàn áp tín ngưỡng, bức hại người tu hành... đã nhận được những gì? Dân chúng hùa theo cuộc bức hại đã nhận được những gì? Ý đồ nhất thời, tham muốn lợi ích trước mắt, dẫn đến Trời phạt đại dịch. Ước tính trước sau có khoảng 60 triệu người đã chết mà chẳng diệt được đạo Cơ Đốc, ngược lại đã làm nổi bật cho thành tựu tu hành của giáo đồ. Sự trỗi dậy của Đức tin và Chính giáo từ trong giữa gian nan, đã đi đến toàn thịnh, điều này đối với con người ngày nay, là một lời thức tỉnh được viết bằng máu.

Sự trỗi dậy của Đức tin và Chính giáo từ trong giữa gian nan, đã đi đến toàn thịnh, điều này đối với con người ngày nay, là một lời thức tỉnh được viết bằng máu.
Sự trỗi dậy của Đức tin và Chính giáo từ trong giữa gian nan, đã đi đến toàn thịnh, điều này đối với con người ngày nay, là một lời thức tỉnh được viết bằng máu. (Ảnh: Flickr.com)

3. Ba đại ôn dịch đánh tan Ai Cập cổ đại, thành tựu Do Thái giáo

Thánh Kinh - Cựu Ước có ghi chép: Vào khoảng thế kỷ 15 trước Công nguyên, để đưa 300.000 người dân Israel làm nô lệ tại Ai Cập ra khỏi đây, Moses đã dùng phép thuật giáng xuống tai họa để cảnh báo Pharaoh Ai Cập, Pharaoh đã sợ hãi mà nhiều lần đồng ý nhưng sau lại đổi ý. Trước sau tổng cộng có 10 lần tai họa giáng xuống, trong đó có ba đợt đại ôn dịch. 

Bệnh dịch đầu tiên: Bệnh dịch gia súc

Moses đã giáng xuống bốn lần tai họa và Pharaoh đã đổi ý hai lần. Moses cảnh báo ông ta một lần nữa rằng: nếu ông ta không buông tay, thì sẽ làm cho gia súc của người Ai Cập bị bệnh dịch. Pharaoh không tin điều đó, và kết quả bệnh dịch đã đến. Gia súc của người Ai Cập phải chịu tổn thất nặng nề, nhưng những con vật của người Israel thì không thiệt hại, và Pharaoh vẫn dứt khoát không ăn năn.

Bệnh dịch thứ hai: Cả người lẫn gia súc đều bị bệnh dịch

Khi người Ai Cập hiến tế các vị Thần của họ, nắm tro tung lên trời với cầu mong tiêu tai giải họa. Moses cũng vẩy tro lên trời, khi tro rơi xuống, gia súc và người Ai Cập đều có những vết lở loét, thống khổ vô cùng, nhưng tà tâm của Pharaoh càng ngoan cố hơn.

Bệnh dịch thứ ba: ôn dịch giết chết “con đầu lòng” và Lễ Vượt qua

Đây là tai họa thứ mười và Moses đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc nhất: nếu không tha cho họ, Thần linh sẽ xử tử tất cả "con đầu lòng" của người Ai Cập, là những đứa con đầu tiên của tất cả người Ai Cập, đó là những người con trai, con gái đầu lòng, cùng với con vật đầu tiên mà gia súc sinh ra. Pharaoh không tin điều đó.

Moses yêu cầu dân Israel bôi máu cừu trên khung cửa trong đêm, như một dấu hiệu giao ước với vị thần ôn dịch, thần ôn dịch sẽ nhìn thấy máu cừu trên khung cửa, nếu không sẽ xâm nhập và giết chết "con đầu lòng". Đây là nghi lễ vượt qua được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi người Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo.

Ngày hôm sau, người Ai Cập kêu khóc khắp nơi trên mặt đất, những đứa con đầu lòng và những con vật đầu lòng của họ đều đã chết bất đắc kỳ tử, và đứa con trai duy nhất của Pharaoh cũng đã chết. Pharaoh sợ hãi đến mức phải thả 300.000 nô lệ Israel ra khỏi Ai Cập.

Những kẻ thống trị Ai Cập cổ đại khư khư cố chấp, bức hại các tín đồ và con dân chính giáo (người Israel cổ đại), người Ai Cập cổ đại cũng hùa theo cuộc bức hại, đều đã bị Trời phạt ba bệnh dịch lớn, cũng chính là tấm gương mà lịch sử lưu lại cho con người ngày nay.

Vậy dịch bệnh ở Vũ Hán thì có liên quan gì đến những sự việc này, mời quý độc giả đón xem phần sau.

(Còn tiếp)

Quỳnh Chi (biên dịch và tổng hợp)

nguồn epochtimes.com

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP