Mới đây, một số nơi thuộc tỉnh Sơn Đông và Giang Tô của Trung Quốc xuất hiện dị tượng cây trúc nở hoa. Dân gian Trung Quốc có câu nói rằng, "Cây trúc nở hoa, mau chóng chuyển nhà", coi đây là một điềm xấu.
Gần đây, một diện tích lớn cây trúc trồng trong các công viên ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, như Khu thắng cảnh Thiên Phật Sơn và Công viên Tuyền Thành đã nở hoa. Đoạn video đăng tải trên mạng cho thấy, những bông hoa trúc có màu trắng vàng, nhỏ và dài, buông thõng trên cành trúc; những cành trúc nở hoa đều trở nên khô héo.
Nhiều người dân và du khách đã chụp ảnh rừng trúc nở hoa làm lưu niệm. Nhiều người cho biết họ chưa từng thấy cảnh trúc nở hoa, cảm thấy rất mới lạ.
Hai người phụ nữ Sơn Đông trong video nói rằng, năm nay thấy trúc nở hoa, "sắp trở trời rồi”.
Không chỉ ở Tế Nam, hai địa phương khác thuộc tỉnh Giang Tô cũng xuất hiện hoa trúc. Đó là thị trấn Phú An (thuộc thành phố Đông Đài) và thành phố Cú Dung.
Một thôn dân ở làng Bá Kiều, thuộc thị trấn Phú An, đã bắt gặp cảnh trúc nở hoa vào ngày 27/4. Người đàn ông quay video cho biết, ông đã hỏi hai người già ngoài 90 tuổi trong làng, họ đều nói rằng sống đến từng này tuổi nhưng chưa bao giờ nhìn thấy trúc nở hoa.
Hiện tượng trúc nở hoa ở nhiều nơi tại Trung Quốc đã gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi trên Internet. Một cư dân mạng cho biết: “Hôm qua bố tôi nói rằng, năm nay Sơn Đông không được yên bình lắm, việc trúc nở hoa ở Tế Nam không phải là điềm lành".
Một cư dân mạng khác bình luận: “Đúng vậy, sau khi cây trúc bên bờ đất nhà hàng xóm của tôi nở hoa thì đại gia đình tan đàn xẻ nghé, đường ai nấy đi”.
Hay “Quê tôi cũng có câu nói rằng, trúc nở hoa thì hạn hán nặng”.
Vào tháng 12/2021, tỉnh Quảng Đông còn xuất hiện hiện tượng trúc nở hoa rồi kết trái màu đỏ.
Video: Trúc nở hoa rồi kết trái màu đỏ tháng 12/2021
Dân gian Trung Quốc luôn coi trúc nở hoa là điềm xấu, báo trước tai họa. Có câu ngạn ngữ rằng: “Trúc tử khai hoa, nhân súc ban gia” (Cây trúc nở hoa, người và gia súc chuyển nhà) hay “Trúc tử khai hoa, vong nhân phá gia” (Cây trúc nở hoa, người mất nhà tan).
Sách "Thái Bình Quảng Ký" đời Tống có ghi lại rằng, vào tháng 6 năm Khai Nguyên thứ hai đời Đường (tức năm 714), những cây trúc ở núi Chung Nam đã nở hoa kết hạt, bao phủ toàn bộ thung lũng, hạt to như hạt lúa mạch. Năm ấy thiên hạ có nạn đói, những cây trúc đó cũng khô héo chết hết, mọi người lấy hạt đó mà ăn.
Một phương sĩ (cách gọi những người cầu tiên học đạo thời xưa) nổi tiếng thời Hậu Hán tên là Tương Khải (Xiang Kai) từng nói: “Khi trúc, bách trong quốc gia khô héo, không quá ba năm, quốc chủ (người đứng đầu quốc gia) sẽ chết; nếu trúc kết hạt rồi chết khô trong nhà dân, gia chủ sẽ chết”.
Sau khi cây trúc ở núi Chung Nam nở hoa rồi khô héo chết, đến năm Khai Nguyên thứ tư thì Thái Thượng Hoàng (tức cha của vua) Đường Duệ Tông băng hà.
Thời cận đại, tỉnh Tứ Xuyên xuất hiện hoa trúc trên phạm vi lớn vào các năm 1974 và 1976. Đến năm 1976, các lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Chu Đức lần lượt qua đời.
Tuy nhiên, câu nói của phương sĩ trên không phải lần nào cũng ứng nghiệm, cũng có những lần Trung Quốc nở hoa trúc và sau đó xảy ra thiên tai như động đất, nạn đói, v.v.
Ấn Độ, quốc gia láng giềng của Trung Quốc, cũng coi trúc nở hoa là điềm xấu. Từ cuối năm 2006 đến năm 2008, những cánh rừng trúc ở bang Mizoram thuộc miền Đông Bắc Ấn Độ, nằm gần Myanmar, từng nở hoa trên diện rộng. Hiện tượng này khiến người dân địa phương hoảng sợ và cho rằng nạn đói sắp ập đến. Trong vòng hai tuần kể từ khi cây trúc nở hoa, lũ chuột đã tấn công các cánh đồng lúa và phá hoại vài mẫu Anh (1 mẫu Anh = 0,4 hecta).
Xem thêm:
VIDEO: Dự ngôn tối hậu của Xa Đao Nhân: Năm 2022 cục diện đại biến? | Duyên Vạn Cổ
Đông Phương
Nguồn NTD tiếng Trung
Đăng theo NTDVN