“Finding Courage” (tạm dịch: Đi tìm dũng khí) là một bộ phim tài liệu dựa trên bối cảnh hiện thực. Bộ phim mang đến cho người xem cái nhìn “lạnh gáy về thực tế giết chóc tại Trung Quốc”, do đạo diễn Kay Rubacek từ hãng Swoop Films sản xuất.
Đầu năm 2015, Kay và nhà đồng sản xuất Paulio Shakespeare đã đến San Francisco để ghi lại câu chuyện trải nghiệm của Vương Diệc Phi – một cựu nhà báo Trung Quốc sống lưu vong.
Câu chuyện kể về cuộc vận động khổ đau của nhà báo Trung Quốc, nhằm vén màn sự thật phía sau vụ việc em gái của cô bị giết hại tàn độc tại một nhà tù Trung Quốc.
Trailer phim tài liệu “Đi tìm dũng khí”
Gần 20 năm trước, Diệc Phi cùng em gái là Khả Phi đã cầm biểu ngữ có nội dung ủng hộ Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn. Cả hai chị em đều bị bắt, sau đó họ bị tách riêng và biệt giam vì dám bày tỏ đức tin của mình.
“Đây là một câu chuyện dài”, Kay nói về Diệc Phi. Trước đó, cô ấy có thể trốn thoát khỏi Trung Quốc là nhờ vào sự giúp đỡ của Cao Đăng – chồng cô và cũng là một nhà báo nổi tiếng lúc đó ở Đại lục. Nhưng em gái Khả Phi của cô đã không thể thoát khỏi chốn ngục tù.
Sự tàn bạo của chính quyền Trung Quốc
Kay nói: “Thật là sốc khi biết anh trai của cô ấy đang ở trong tù, còn thi thể của em gái cô hiện vẫn ở trong nhà xác.”
Vương Khả Phi đã bị đánh chết trong một trại lao động ở thành phố Cát Lâm, phía Đông Bắc Trung Quốc vào năm 2001. Lúc đó Khả Phi chỉ mới 32 tuổi. Những kẻ cầm đầu của trại lao động cưỡng bức vì sợ phản ứng của người dân địa phương, nên đã từ chối đưa hài cốt của Khả Phi về với gia đình.
Anh trai của Diệc Phi là Leo cũng bị giam giữ và tra tấn trong nhà tù suốt 13 năm, vì tội “dám in tờ rơi và nói với thế gian chân tướng của Pháp Luân Công”.
Vài tháng sau khi Kay thực hiện cảnh quay đầu tiên, Leo đã tìm cách chạy thoát khỏi Trung Quốc. Hiện tại anh đã được đoàn tụ bên vợ, con trai và em gái tại Mỹ.
“Vì vậy, chúng tôi mong muốn được quay cảnh đoàn tụ của anh ấy bên vợ và con trai”, Kay nói. “Tuy nhiên lúc đầu, vợ anh đã không đồng ý quay phim, nhưng đột nhiên cô ấy đã thay đổi ý định. Sau đó, tình tiết này đã được thêm vào bộ phim.”
Cây gậy đánh người trong tay chính quyền
Sự kịch tính của bộ phim tăng lên khi chồng của Diệc Phi đến Trung Quốc du lịch, và thăm trại lao động nữ ở Cát Lâm – nơi Khả Phi qua đời. Tại đó, ông đã quay một video bí mật, trong đó ông cùng các thành viên khác trong gia đình đã phải đợi một tiếng rưỡi chỉ để Gặp giám đốc của trại lao động đó.
Là một nhà báo có tiếng, và có các mối quan hệ, anh có thể nói chuyện theo cách của mình và được sắp xếp một cuộc gặp mặt với Giám đốc trại giam.
Phía trại giam tỏ ra khinh thường và trắng trợn mặc cả với gia đình của Diệc Phi rằng: Người nhà có thể thấy xác Khả Phi, nếu họ chịu đưa ra tuyên bố, rằng cái chết của Khả Phi không phải vì bị tra tấn, không liên quan gì đến trại giam.
“Qua cuộc nói chuyện, có thể nhận thấy người Giám đốc trại giam này đã được trả tiền để nói những lời như thế, bà ấy không khác gì một phần của chính quyền bạo ngược, xem thường mạng sống của người dân”, Kay nói.
Sau đó, đoàn làm phim đã tìm gặp một số nhân chứng khác và những nhân vật từng làm cây gậy đánh người trong tay chính quyền Trung Quốc.
Đạo diễn Kay sắp xếp bố cục phim thông qua những bình luận của một cựu Giám đốc trại lao động, một cựu thẩm phán, một nhân viên an ninh quốc gia trước đây từ “Văn phòng 610” – cơ quan được thành lập chuyên để đàn áp, bức hại Pháp Luân Công, nó có quyền cao hơn cả luật pháp, nhận lệnh ĐCSTQ triệt để tiêu trừ các học viên Pháp Luân Công.
Sau khi tị nạn an toàn ở Mỹ, Pháp, Úc và các quốc gia khác, giờ đây họ – những nhân chứng sống đã có thể mạnh dạn nói lên sự thật về việc con người bị chèn ép ra sao dưới chính quyền ĐCSTQ.
Theo những người đã từng là nạn nhân của việc tẩy não, và phục vụ trung thành cho chính quyền Trung Quốc. Lý do duy nhất để họ bán mạng đó là tiền: Họ không có tín ngưỡng hay đức tin ngoài việc phục tùng Đảng một cách tuyệt đối, nên điều duy nhất mà chính quyền cho phép họ coi trọng là tiền. Chủ nghĩa duy vật đã trở thành một thứ được sùng bái mù quáng của nhiều người Trung Quốc.
Kay cho biết: “Giành được sự tin tưởng của họ là một thách thức, đặc biệt là cuộc nói chuyện cần phải thông qua một phiên dịch viên. Vấn đề này quả là một quá trình gian nan. Một số thì khá cởi mở nhưng một số khác thì không”.
“Khi nói chuyện với Giám đốc trại lao động, tôi đã biết thêm nhiều điều về cách thức hoạt động của ĐCSTQ. Trước đây, vị Giám đốc kia đã từng dửng dưng về mọi thứ và thực ra, tất cả bọn họ đều như vậy”.
“Nhưng hiện tại, rất nhiều người trong số họ đều có cảm giác tội lỗi… Họ không muốn quay lại Trung Quốc hành động như những gì chính quyền đã yêu cầu”, Kay nói thêm.
Đi tìm dũng khí
Trailer phim tài liệu “Đi tìm dũng khí”
Để được cung cấp thêm tư liệu, Kay và Paulio đã đi ra nước ngoài, phỏng vấn một số người sống sót sau khi thoát khỏi trại lao động cưỡng bức. Họ là những nhân chứng sống, từng chứng kiến Khả Phi bị đối xử và tra tấn một cách tàn bạo.
Với các cảnh quay kéo dài hơn 100 giờ, sau đó đạo diễn Kay phải mất gần 3 năm để thực hiện quá trình hậu kỳ của bộ phim. Bản chỉnh sửa cuối cùng đã hoàn thành vào đầu năm 2020, và bộ phim hiện đang được truyền thông xem xét.
“Bộ phim cho ra mắt màn ảnh rộng với rất nhiều nỗ lực từ những thước phim tài liệu, và những câu chuyện tả thực qua lời kể của các nhân chứng sống,” Kay chia sẻ.
Vì lý do đại dịch COVID-19 khiến liên hoan phim bị hoãn, bộ phim “Đi tìm dũng khí” chưa được công chiếu và phát hành rộng rãi. Như thường lệ, nó sẽ khiến chính quyền Bắc Kinh phản đối và phủi tay chối bỏ trách nhiệm. Nhưng Đại lục nơi đó không chỉ bức hại các học viên Pháp Luân Công, đó còn là một nơi khét tiếng chuyên đàn áp những người có tín ngưỡng, Phật giáo Tây Tạng, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ,…và lời kết của bộ phim đã nói lên tất cả:
“Những kẻ giết Vương Khả Phi vẫn chưa bị đưa ra công lý. Chính quyền Trung Quốc vẫn chưa bị buộc tội vì cái chết của hàng triệu người. Những người tập Pháp Luân Công vẫn đang bị giam giữ, tra tấn và giết hại”, Kay nhấn mạnh.
Chân tướng về Pháp Luân Công mà ĐCSTQ ra sức che giấu
Những năm 1980, 1990, phong trào tập khí công trở nên nở rộ tại Trung Quốc. Nhưng nổi bật nhất là môn tu luyện Pháp Luân Công. Người dân Trung Quốc sau bao năm bị chèn ép về tinh thần trong môi trường chính trị khắc nghiệt, họ thực sự muốn tìm kiếm một con đường tâm linh để giải thoát những bế tắc trong tinh thần. Vì thế khi vừa được truyền ra công chúng năm 1992, Pháp Luân Công đã được toàn dân Trung Quốc tiếp nhận nồng nhiệt.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện thiền định dựa trên các giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn, nâng cao thể chất lẫn tinh thần.
Điểm đặc biệt của Pháp Luân Công chính là dung hòa được những bất đồng trong các tầng lớp nhân dân. Người dân chỉ cần chú trọng đề cao tâm tính, không phải lo xuất hiện bất kỳ mâu thuẫn nào với phương thức sinh hoạt hiện tại, hay mâu thuẫn chính trị đối với nhà cầm quyền, dù họ ở bất kể giai tầng nào.
Người học có thể đứng ngay tại vị trí của bản thân trong xã hội mà tự thay đổi chính mình. Điều này đối với chính quyền Trung Quốc thực sự chỉ có lợi.
Người cầm quyền nhà nước Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân cũng đã tận mắt chứng kiến lợi ích tốt đẹp này. Do lòng đố kỵ và tâm địa hẹp hòi, Giang Trạch Dân đã đi vào vòng vết xe đổ của ĐCSTQ: Vu khống và đàn áp chính người dân của mình.
Ngày 20/07/1999, ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, khắp nơi ở nước này đều diễn ra cảnh bắt người trắng trợn. Thời điểm ấy, các đài truyền hình trên toàn quốc đều phát sóng tiết mục bôi nhọ Pháp Luân Công suốt 24/24h.
Các học viên đã bị buộc phải rời khỏi trường học, cao đẳng, nơi làm việc và nhà riêng. Gia đình tan nát, những đứa trẻ không có người chăm sóc, trở thành kẻ vô gia cư.
Hàng chục nghìn học viên đã bị bắt giữ, tra tấn thậm chí là bức hại đến chết. Nhiều học viên khác bị buộc phải rời khỏi trường học, cao đẳng, nơi làm việc và nhà riêng. gần 100 triệu gia đình rơi vào cảnh bi thương, tan vỡ. Những đứa trẻ không có người chăm sóc, trở thành kẻ vô gia cư,…. Tất cả chỉ vì họ muốn làm người tốt và mang đến cho xã hội những giá trị đạo đức cao thượng.
Minhhui.org đưa tin, đã có hơn 4.300 học viên Pháp Luân Công được xác nhận bị chính quyền Bắc Kinh giết hại, con số thực tế còn chưa thống kê được còn lớn hơn nhiều. Bên cạnh đó, hàng nghìn học viên khác đã bị bỏ tù, bức hại và tra tấn, nhiều học viên còn trở thành nạn nhân của hành vi cưỡng chế thu gom nội tạng trong hơn hai thập kỷ qua. Đây là tội ác lớn nhất của ĐCSTQ, thế giới lên án và sẽ đưa ra ánh sáng công lý một ngày không xa.
An Nhiên - Đăng theo Tinh Hoa
Theo visiontimes.com