Di chỉ Tam Tinh Đôi xác thực: Hai vị vua trong thơ Lý Bạch không phải là truyền thuyết

Di chỉ Tam Tinh Đôi xác thực: Hai vị vua trong thơ Lý Bạch không phải là truyền thuyết

Di chỉ Tam Tinh Đôi xác thực: Hai vị vua trong thơ Lý Bạch không phải là truyền thuyết

Di chỉ Tam Tinh Đôi xác thực: Hai vị vua trong thơ Lý Bạch không phải là truyền thuyết

Di chỉ Tam Tinh Đôi xác thực: Hai vị vua trong thơ Lý Bạch không phải là truyền thuyết
Di chỉ Tam Tinh Đôi xác thực: Hai vị vua trong thơ Lý Bạch không phải là truyền thuyết
Thứ sáu, 27-12-2024 07:47, (GMT+07:00)
Di chỉ Tam Tinh Đôi xác thực: Hai vị vua trong thơ Lý Bạch không phải là truyền thuyết
05-11-2021 14:33

Tàm Tùng và Ngư Phù trong thơ Lý Bạch không phải là truyền thuyết xa xưa! Di tích Tam Tinh Đôi đã xác nhận

Trong dòng sông lịch sử cuồn cuộn, một trong những nền văn minh cổ đại xa xôi và bí ẩn nhất là nền văn minh Tam Tinh Đôi. Không quá lời khi nói rằng nền văn minh Tam Tinh Đôi là một tia sáng huy hoàng của nền văn hóa Thục cổ đại, là chứng tích của các nền văn minh cổ đại ở tây nam Trung Quốc, và là sự khởi đầu của nền văn minh ở vùng thượng lưu của Sông Dương Tử. Tác phẩm nổi tiếng "Thục đạo nan" của Lý Bạch đã từng miêu tả về vương quốc Thục cổ xưa như thế này:

Tàm Tùng cập Ngư Phù
Khai quốc hà mang nhiên
Nhĩ lai tứ vạn bát thiên tuế
Bất dữ Tần tái thông nhân yên.

(Các vua Tàm Tùng và Ngư Phù
Ở chốn xa xôi biết bao!
Từ đó đến nay, đã bốn vạn tám nghìn năm,
Mới thông suốt với chỗ có khói người ở ải Tần.)

蚕丛

Tượng Tàm Tùng 

Các vị vua của vương quốc Thục cổ xưa là Tàm Tùng và Ngư Phù, luôn được coi là chỉ tồn tại trong truyền thuyết. Tuy nhiên, với sự phát hiện ra nền văn minh Tam Tinh Đôi, bí ẩn về vương quốc Thục cổ đại đã được hé mở.

Hiện vật được khi quật tại di chỉ Tam Tinh Đôi (Gerd Eichmann /CC BY-SA 4.0)

Vào những năm 1980, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật ở Quảng Hàn, Tứ Xuyên, di chỉ Tam Tinh Đôi từng gây chấn động thế giới lại tiếp tục hé mở những điều bí ẩn. Theo niên đại, những di chỉ này được xác định là di chỉ của Vương quốc Thục cổ đại. Tuy nhiên, trong Vương quốc Thục cổ đại bí ẩn, chỉ có một vài từ trong các ghi chép lịch sử, và một số học giả thậm chí còn nghi ngờ độ tin cậy của những ghi chép này. May mắn thay, những đồ tạo tác được khai quật tại di chỉ Tam Tinh Đôi có thể tạo nên tiếng vang cho Vương quốc Thục cổ đại. Vị vua đầu tiên của Vương quốc này tên là Tàm Tùng.

Cuốn “Hoa dương quốc chí” ghi chép rằng: “Có Thục hầu Tàm Tùng, mắt ông lồi ra, bắt đầu xưng vương.” Chiếc mặt nạ tùng mục được khai quật từ hố số 2 của di chỉ Tam Tinh Đôi. Tùng mục có nghĩa là đôi mắt lồi ra ngoài, người xưa coi đó là “dấu hiệu của Thánh nhân”. Vị quân vương thứ ba của nước Thục là Ngư Phù, Phù chính là để chỉ một loài chim nước.

Chiếc mặt nạ tùng mục được khai quật từ hố số 2 của di chỉ Tam Tinh Đôi. Tùng mục có nghĩa là đôi mắt lồi ra ngoài, người xưa coi đó là “dấu hiệu của Thánh nhân”. (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 4.0)

Một thanh vàng dài 143 cm được khai quật ở Hố số 1 Tam Tinh Đôi. Một đầu của thanh vàng có khắc hình người đội vương miện và một con chim mang mũi tên. Một con cá bị đâm vào đầu mũi tên. Chim nước bắt cá là hóa thân của Ngư Phù. Các hiện vật tiêu biểu nhất được khai quật tại di chỉ Tam Tinh Đôi là mặt nạ người và cây thần Thông thiên. Đặc điểm của khuôn mặt những người này nhìn chung là lông mày to dày, miệng loe và tai to dài. Các học giả tin rằng những chiếc mặt nạ này được sử dụng để hiến tế và có liên quan mật thiết đến tín ngưỡng ở Vương quốc Thục. Điều này cho thấy văn hóa cúng tế của nước Thục rất mạnh.

鱼凫金杖

Gậy vàng Ngư Phù

Cây Thần thông thiên cao 396 cm, trên thân có một con rồng khổng lồ, trên cành cây có 9 con quạ vàng. Theo ghi chép "Sơn Hải Kinh""trên Thang cốc có mộc cây phù mộc, một mặt trời đến, và một mặt trời ra. Chúng đều được mang bởi những con quạ." Có ghi rõ rằng những con quạ này là biểu tượng của mặt trời, con quạ vàng trong cố sự Hậu Nghệ bắn mặt trời mà chúng ta đã biết chính là biểu tượng của mặt trời. Cây Thần bằng đồng là cây phù tang trong truyền thuyết, có nghĩa là Vương quốc Thục xưa rất coi trọng tín ngưỡng thần Mặt trời. Di chỉ Tam Tinh Đôi cho thấy sự thần bí khó lường của nền văn hóa Thục cổ đại. Các học giả tin rằng thời kỳ của vị vua đầu tiên của nhà Thục, thời kỳ Tàm Tùng, là thời kỳ ban đầu của nhà Thục cổ đại, ở thời kỳ giữa văn hóa Long Sơn của Trung Nguyên và thời kỳ đầu văn hoá Hạ. Họ là những thổ dân xuất hiện sớm nhất ở Tứ Xuyên, vào thời Tàm Tùng, phạm vi hoạt động của Vương quốc Thục có lẽ chỉ ở những vùng rừng núi ở thượng nguồn sông Dân, ngày nay ở đây vẫn còn Tàm Nhai Quan, Tàm Nhai Thạch.

Cây thần thông thiên cao 396 cm, trên thân có một con rồng khổng lồ, trên cành cây có 9 con quạ vàng. (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 4.0)

Vị vua thứ hai của nước Thục là Bá Quán, vị vua thứ ba là Ngư Phù. “Thục Vương bản ký” ghi chép: “Vị vua đầu tiên của nước Thục tên là Tàm Tùng, vị vua tiếp sau tên là Bá Quán, đời vua tiếp là Ngư Phù, ba đời này đều đã trăm tuổi, đều được phong Thần hóa thành bất tử.” Thời kỳ này khoảng vào thời đại liên minh các bộ lạc. Chỉ khi họ đến thời Ngư Phù, bộ tộc Thục đã di cư đến bình nguyên Thành Đô. Có quan điểm cho rằng di chỉ Tam Tinh Đôi là kinh đô của nước Thục được thành lập vào thời vua Ngư Phù. Vào khoảng thời gian của vua Thục là Đỗ Vũ, vương quốc Thục đã chuyển từ liên minh bộ lạc sang một quốc gia sơ khai, và thời kỳ của nó tương ứng với triều đại Tây Chu. Vào thời của Đỗ Vũ, Vương quốc Thục đã bành trướng chiếm cứ Tứ Xuyên, và Đỗ Vũ còn xưng là Vọng Đế. "Hoa dương quốc chí" ghi chép Đỗ Vũ "dạy dân chúng làm nông", cho thấy rằng nước Thục lúc đó đã bước vào xã hội nông nghiệp.

杜宇又称“望帝”

Đỗ Vũ còn được gọi là Vọng Đế

Lý Thương Ẩn có một bài thơ rằng “Vọng Đế xuân tâm thác đỗ quyên”, tương truyền rằng Đỗ Vũ đến lúc tuổi già đã nhường ngôi cho Khai Minh đế là người có công khai sáng việc trị thuỷ rồi quy ẩn, nhưng ông vẫn một mực quan tâm đến bách tính, nên hồn phách hóa thành chim quyên, mỗi khi đến tháng hai lại kêu to, cho đến khi hót ra máu. Khai Minh đế xưng là "Tùng Đế" "Biết Linh". “Thục vương bản ký" ghi chép rằng: “Sau khi Biết Linh trị thuỷ, Vọng Đế và thê tử cảm thấy hổ thẹn, tự cho tài đức không bằng Biết Linh, nên để lại ngôi vị cho ông, giống như Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn. Biết Linh lên ngôi, hiệu là Khai Minh Đế.” Chính là nói rằng Khai Minh Đế đã khai sáng ra vương triều Khai Minh kéo dài mấy đời. Vào thời Khai Minh triều, kinh đô được dời đến Thành Đô ngày nay, khiến cho nơi này cho đến ngày nay vẫn là trung tâm đất Thục. Thục quốc dưới sự trị vì của vương triều Khai Minh phát triển đạt đến cực thịnh.

鳖灵拓峡

Biết Linh đục hẻm núi trị thủy

Những nhân sĩ thời Trung Nguyên cổ đại không biết gì về đất Thục xưa ngoài tác phẩm nổi tiếng "Thục đạo nan" của Lý Bạch, tác phẩm đã mang đến cho chúng ta hình ảnh về một vùng đất Thục xưa một màu sắc huyền ảo. Ngày nay, chúng ta đã khai quật những di vật này để xác thực sự tồn tại của hai vị vua là Tàm Tùng và Ngư Phù, và việc phát hiện ra cây thần thông thiên đã xác minh thuật ngữ “Diên mộc" và "Như mộc" trong cuốn sách cổ "Sơn Hải kinh". Những huyền thoại cổ xưa này, vốn được coi là truyền thuyết, đang từng bước được xác nhận trong các cuộc khai quật khảo cổ học. Tổ tiên của Vương quốc Thục cổ đại, nền văn minh từng huy hoàng ở phía tây nam, đột nhiên biến mất trong lịch sử, để lại cho chúng ta niềm tiếc nuối và trí tưởng tượng vô tận.

Lam Sơn
Theo SOH

Đăng theo NTDVN 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP