Trong những kinh sách hiện nay có ghi lại rằng, 2500 năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, Tôn giả Đầu Đà đệ nhất Ma Ha Ca Diếp, là một trong mười đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn còn tại thế. Ông được Phật Thích Ca Mâu Ni dặn dò, mang sứ mệnh đem 2 vật giao cho một người.

Truyền thuyết kể rằng, Đại Ca Diếp sống đến hơn 100 tuổi thì cảm thấy chán ghét cuộc sống con người cõi trần gian, cuối cùng Ông đã đến Kê Túc Sơn cách thành Vương Xá về phía Tây Nam hơn 8 dặm. Đại Ca Diếp ngồi trên mặt đá trong lòng chảo ngọn núi nói rằng: “Ta dùng năng lực thần thông khiến cho thân thể bất hoại, dùng phân quét lên y phục để che phủ (ý nói quần áo bẩn, không ai muốn tới gần). Chờ đợi cho tới khi Phật Di Lặc chuyển sinh hạ thế, đem áo cà sa sợi tơ vàng cùng chiếc bát ăn xin giao cho Ngài, một lòng một dạ trợ giúp Ngài giáo hóa chúng sinh”.

Tương truyền, khi ấy quốc vương A Xà Thế nghe nói Đại Ca Diếp đã nhập Niết bàn nên ngày đêm đau buồn không dứt, cuối cùng, quốc vương đã đến tận nơi để tỏ lòng tôn kính. Đúng lúc ấy, ba đỉnh của ngọn núi Kê Túc bỗng nhiên nứt mở ra, tựa như bông hoa sen khai mở. Quốc vương nhìn thấy Đại Ca Diếp đang đoan nhiên nhập định, trên thân bao trùm muôn vàn những bông hoa thánh khiết, loài hoa chỉ có ở trên Thiên quốc, cảnh tượng trang nghiêm vô cùng. Đợi đến khi A Xà Thế vương ra khỏi nơi đó, ngọn núi lại tự nhiên khép lại một cách thần kỳ.

Theo những kinh sách được ghi lại vào thời kỳ đầu, Tôn giả Đại Ca Diếp đến nay vẫn đang nhập định trong Kê Túc Sơn, trên “cổng đá” Hoa Thủ Môn, gìn giữ chiếc bát ăn xin và áo cà sa của Phật Thích Ca Mâu Ni, chờ ngày Phật Di Lặc hạ thế.

Hoa Thủ Môn là vách đá dựng đứng tự nhiên ở phía Tây Nam ngọn núi Thiên Trụ trên đỉnh Kê Túc Sơn. Vách đá thẳng và dốc, trông xuống tựa vực thẳm sâu ngàn trượng, giống như một cánh cổng đá lớn được khảm trên vách đá. Hoa Thủ Môn cao 40m, rộng 20m, ở giữa có một khe đá nứt thẳng đứng từ trên xuống, làm cho vách đá phân thành 2 nửa giống như 2 cánh cửa ở 2 bên. Những viên đá có khoảng cách bằng nhau được treo ở giữa “cổng”, người ta thường gọi là “khóa đá” (chiếc khóa của cánh cổng), từ xa người ta có thể trông thấy rõ ràng phần mái hiên và mép cửa, toàn bộ khung cảnh khiến người người không thể không thừa nhận rằng đây là một chiếc cổng bằng đá.  

Trước khi nhập Niết bàn, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói với các đệ tử rằng, Pháp của ông không thể độ nhân vào thời kỳ Mạt Pháp. Đến thời kỳ Mạt Pháp, Chuyển Luân Thánh Vương, Vua của các vị vua trong toàn vũ trụ, sẽ hạ thế dưới tên của Phật Di Lặc để truyền Đại Pháp và cứu độ chúng sinh.

Ảnh minh họa: Pixabay.

Thực ra không chỉ trong Phật giáo nói về thời kỳ Mạt Pháp và Đức Phật tương lai sẽ hạ thế độ nhân, mà dự ngôn củaLưu Bá Ôn, thời Minh cũng đã tiên đoán về sự kiện quan trọng này.

Trong “Thiêu Bính Ca” có ghi chép rằng, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương hỏi Lưu Bá Ôn tình hình quốc vận đất nước, liệu bản thân có thể giữ giang sơn mãi mãi hay không. Ông biết Lưu Bá Ôn là người thâm hiểu lý số, nên mới hỏi dò Lưu Bá Ôn về các sự việc liên quan trong tương lai. Thay đổi triều đại tự có định số, thiên cơ càng không thể tùy tiện tiết lộ. Thế nhưng Chu Nguyên Chương dẫu sao cũng là bậc đế vương, thật khó mà thoái thác. Do đó Lưu Bá Ôn mới sáng tác một bài ca nửa tỏ nửa mờ. Vừa tuân mệnh Hoàng đế, vừa lưu lại cho đời sau một kiệt tác kinh thế, một dự ngôn chính xác đến khó mà tin được, chỉ sau khi sự việc phát sinh, thì người đời sau mới thấy sự chuẩn xác của dự ngôn. 

Thiêu Bính Ca đã tiên tri chuẩn xác về “Thổ Mộc chi biến”, “hoạn quan loạn chính”, “quân Thanh nhập quan”, “Khang Càn thịnh thế”, “Thanh mạt và hậu Dân Quốc”, mãi cho tới khi “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền” vào hơn 600 năm sau.

Có câu: “Thiên cơ đã được tiết lộ từ lâu, đợi đến khi chân tướng đại hiển mới ngộ thì đã quá muộn rồi!”

Dưới đây giới thiệu một đoạn đối thoại giữa Minh Thái Tổ và Lưu Bá Ôn, luận thuật càng rõ ràng xuất chúng hơn nữa:

Hoàng Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”

Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:

Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo,
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng.
Chân Phật không ở trong tự viện,
Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.”

Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”.

Bá Ôn đáp: “Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”.

Hoàng Đế hỏi: “Triều Thanh tận thế nào, ông nói rõ xem, để hậu nhân thấy?”.

Bá Ôn đáp: “Thần không dám nói hết, hải vận chưa khai là Đại Thanh, hải vận khai rồi động đao binh, nếu như vận vận lại khai nữa, ắt là Lão Thủy về kinh đô”.

Hoàng Đế hỏi: “Lão Thủy có gì ư?”.

Bá Ôn đáp: “Có có có. Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành, lớn thành nhỏ, già thành trẻ, hòa thượng muốn cặp kè với giai nhân, thật đáng cười đáng cười, thời tăng nhân lấy vợ sẽ đến”.

Hoàng Đế hỏi: “Khanh nói gì về Đạo thời đó?”.

Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, đầy trời Bồ Tát, khó thoát kiếp này, chính là vị lai Phật, hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp”.

Tranh chân dung Lưu Bá Ôn (ảnh: Wikipedia).

Giải:

Về xuất sinh của Thánh nhân

Đoạn dự ngôn này đã thuyết minh nguồn gốc, xuất xứ và hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp ngày hôm nay. “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?” là chỉ vào cuối thời mạt Pháp, chính Pháp chính Đạo sẽ do ai truyền? Bá Ôn đáp: “Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo”, ý nói không phải là kiểu người trong tôn giáo quá khứ. “Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng” là một cách ẩn dụ, bởi vì tóc trên đầu đàn ông ngày nay cũng chỉ nặng chừng ấy. “Chân Phật không ở trong tự viện, Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo” đã thuyết minh rõ ràng Phật Di Lặc tương lai không ở trong Phật giáo, mà là “giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi”, một gia đình bình dân nghèo khổ. Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Đại Pháp là lấy hình thức khí công, không phải Phật giáo hay tôn giáo khác, hơn nữa ông Lý giáng sinh trong một gia đình nghèo khó.

Về địa điểm hạ thế truyền Pháp

Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”. Bá Ôn đáp: “Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, …” Đoạn này đã nói rõ thân thế của Thánh nhân. Câu cuối cùng, “rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”: “Yên” là chỉ vùng phía Bắc tỉnh Hà Bắc, thời xưa gọi là nước Yên. “Yên Nam” chính là vùng Bắc Kinh (bởi vì phía Bắc Bắc Kinh là rặng núi Yên Sơn, vì thế mà có tên này). “Triệu” thời cổ đại chỉ phía Nam tỉnh Hà Bắc và vùng lân cận. Bởi vì nước Triệu xưa đóng đô tại Hàm Đan, nằm ở chính Nam Bắc Kinh. Do đó “Yên Nam Triệu Bắc” chắc chắn là chỉ Bắc Kinh. “Rải vàng” là đem Đại Pháp vũ trụ, tức Phật Pháp độ nhân truyền cấp cho người thế gian. Phật Pháp so với vàng còn trân quý hơn, bởi vậy truyền Pháp độ nhân được so sánh với “rải vàng”. Đây là chỉ năm 1992, Sư phụ Lý Hồng Chí bắt đầu truyền Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh trong Hội Sức khỏe Đông phương, lấy hình thức khí công để khiến người ta liễu giải được Đại Pháp.

Về thời điểm hồng truyền Đại Pháp

Cuộc vận động cải cách khai phóng cuối triều Thanh ở đây được ví với “hải vận”. “Hải vận chưa khai là Đại Thanh” chỉ triều Thanh trước khi khai phóng mở cửa là ổn định, “hải vận khai rồi động đao binh” chỉ thời Thanh mạt, các cường quốc ồ ạt xâm nhập Trung Quốc, sau đó xảy ra chiến tranh. “Nếu như vận vận lại khai nữa, ắt là Lão Thủy về kinh đô”: “vận vận lại khai nữa” ở đây chỉ cải cách mở cửa thời Đảng Cộng sản Trung Quốc; “Lão Thủy” ở đây là chỉ Đại Pháp nguyên thủy của vũ trụ, bởi vì chữ “Pháp” (法) là do ba điểm Thủy (氵) và chữ “Khứ” (去) tổ hợp thành. Như vậy đoạn này tiên tri Đại Pháp vũ trụ sẽ được truyền ra vào thời Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa.

Hoàng Đế hỏi: “Lão Thủy có gì ư?”, ý là hỏi “Lão Thủy (Đại Pháp) sẽ mang tới biến hóa gì?” Bá Ôn đáp: “Có có có. Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành…” “Chúng Đạo” chỉ các phương pháp tu luyện khác nhau, sẽ dẫn đường vào tu luyện thật sự. “Lớn thành nhỏ, già thành trẻ” chỉ Đại Pháp tu luyện là tính mệnh song tu, khiến người ta trở nên trẻ hơn tuổi.

Về đặc điểm của Đại Pháp Đại Đạo

Hoàng Đế hỏi: “Khanh nói gì về Đạo thời đó?”. Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc…”, là chỉ khi thời kỳ mạt pháp sắp kết thúc. “Vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này” đã chỉ rõ đến cả những sinh mệnh cao tầng như Phật, Đạo, Thần trên thiên thượng cũng đều hạ thế để tiếp thụ và đồng hóa Đại Pháp này. “Kiếp này” là chỉ tới nơi con người, dùng thân người để đồng hóa Pháp Luân Đại Pháp. Khi vị lai Phật (Phật Di Lặc) hạ thế truyền Pháp, chư Phật chư Tổ khắp thiên thượng, bất kể là ai, nếu không gặp Pháp Luân Đại Pháp trân quý như “con đường Kim Tuyến” này, thì khó tránh kiếp nạn này, đều bị tước hết quả vị.

Đoạn đối thoại này đúng thực là càng nói càng rõ, đem đặc điểm thời đại và hồng truyền Đại Pháp ngày nay ra nói rõ ràng rành mạch. Càng khiến người ta kinh ngạc hơn, nó đề cập đến cả thiên thượng chư Phật chư Tổ, đều phải hạ xuống đồng hóa Đại Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn”. Điều này đối với thời đại “nhân Thần đồng tại” trong các lời tiên tri Tây phương là cùng một ý nghĩa. Từ đó có thể thấy phỉ báng Đại Pháp, bức hại đệ tử Đại Pháp chân tu là tội nghiệp to lớn nhường nào! Thiên cơ đã được tiết lộ từ lâu, đợi đến khi chân tướng đại hiển mới ngộ thì đã quá muộn rồi!

Trong Kinh Phật còn viết: “Khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, chính là báo hiệu Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã tới thế gian con người, truyền Pháp độ nhân”. 

VIDEO - TRUYỀN THUYẾT HOA ƯU ĐÀM, CƠ DUYÊN VẠN CỔ

“Ưu Đàm Bà La” trong tiếng Phạn, có nghĩa là “một loài hoa mang đến điềm lành từ Thiên đàng.” Quyển 8 Kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loài hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Chuyển Luân Thánh Vương hạ xuống thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân, đại đức của Ngài.”

Đức Chuyển Luân Thánh Vương mang theo 32 đặc điểm tướng mạo (tam thập nhị tướng) và 7 điều quý giá (thất bảo). Ngài là ‘Lý tưởng Vương’, trị vì thế giới bằng cách xoay chuyển Pháp Luân để chính lại Pháp dựa trên chính nghĩa thay vì vũ lực. Dù là người của tôn giáo nào – Phật giáo, Cơ Đốc giáo hay các tôn giáo khác – bất cứ ai có thể lấy từ bi để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội được gặp Đức Chuyển Luân Thánh Vương.

Hôm nay, hoa Ưu Đàm Bà La đã khai nở ở khắp nơi trên Thế giới, Đại Ca Diếp nhập định trong núi chắc hẳn cũng đã biết, chắc chắn Tôn giả sẽ tìm được Đức phật Di Lặc, hoàn thành sứ mệnh suốt 2500 chờ đợi.

Theo Văn Tư Mẫn, Soundofhope
Tâm Thanh biên dịch

Đăng theo ĐKN

  • Tham khảo: Chánh Kiến