Để theo dõi các học viên Pháp Luân Công, cảnh sát ĐCSTQ đã làm bất cứ điều gì có thể, thậm chí cưỡng bức đeo thiết bị điện tử và tước đoạt quyền tự do cá nhân của họ.
Bà Thạch Xảo Vân (Shi Qiaoyun), 79 tuổi ở huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, thường xuyên bị cảnh sát quấy rối và lục soát nhà vì bà đã nói cho mọi người biết sự thật về Pháp Luân Công. Bà bị kết án quản chế bất hợp pháp, buộc phải đeo một chiếc đồng hồ điện tử giám sát, sống trong cảnh bị đe dọa và nghèo đói trong một thời gian dài, và đã qua đời vào ngày 23 tháng 6 năm 2022.
Theo Minh Huệ Net, vào ngày 24 tháng 12 năm 2019, cảnh sát từ Sở cảnh sát Hoa Thạch lại đột nhập vào nhà của bà Thạch Xảo Vân và đưa bà đến Viện kiểm sát và Tòa án huyện Tương Đàm để lấy chữ ký. Các quan chức tòa án nói rằng bà đã nói sự thật về Pháp Luân Công với mọi người ở chợ, và tìm thấy các sách Pháp Luân Công trong nhà của bà, vì vậy bà đã bị kết tội.
Sau đó, bà Thạch Xảo Vân nhận được phán quyết từ Tòa án Vũ Hồ, thành phố Tương Đàm, hạn chế quyền tự do đi lại của bà từ ngày 26 tháng 5 năm 2020 đến ngày 25 tháng 8 cùng năm, buộc bà phải đeo đồng hồ điện tử giám sát, đồng hồ này không được phép tháo ra dưới bất kỳ hoàn cảnh nào.
Ngay sau khi đeo đồng hồ điện tử, bà Thạch Xảo Vân bắt đầu gầy đi và trái tim của bà không thể chịu đựng được. Một tháng sau, bà đã yêu cầu cảnh sát gỡ bỏ chiếc đồng hồ điện tử. Cảnh sát yêu cầu bà trả 100 nhân dân tệ và cài thẻ vào điện thoại di động cũ để hạn chế bà ra ngoài.
Đồng hồ điện tử thực chất là một thiết bị theo dõi giám sát điện tử mà qua đó, cảnh sát ở đồn cảnh sát có thể giám sát mọi người mọi lúc.
Một luật sư và tiến sĩ luật ở Bắc Kinh từng nói với Epoch Times rằng việc sử dụng thiết bị điện tử này để theo dõi các học viên Pháp Luân Công giống như việc ĐCSTQ lắp đặt camera ở khắp mọi nơi nhằm mục đích xây dựng ĐCSTQ thành một nhà độc tài toàn trị với sự giám sát phổ biến.
ĐCSTQ không chỉ tiến hành theo dõi điện tử những người già ở độ tuổi 80, mà còn tiến hành theo dõi điện tử các học viên Pháp Luân Công đã trở về nhà sau khi bị cầm tù oan.
Một luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Trung Quốc (giấu tên) nói với Epoch Times rằng đeo thứ này cho một người đã được trả tự do sau khi mãn hạn tù là một hình phạt phi pháp và không tuân thủ luật pháp nào cả.
Ông Tư Đức Lợi, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam đã kết thúc ba năm tù oan vào nửa cuối năm 2021, vào khoảng tháng 3 và tháng 4 năm 2022, các nhân viên từ Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tín Dương và phòng 610 (một tổ chức bất hợp pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công) đã cưỡng bức ông đeo thiết bị giám sát và đe dọa ông không được cởi ra.
Ông Tư Đức Lợi từng là phó giáo sư và là cốt cán tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tạo hình Quận Lai Hà, thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam. Vì tu luyện Pháp Luân Công, ông đã bị bắt cóc và lục soát nhiều lần, bị bắt lao động cải tạo bất hợp pháp hai lần, và ba lần bị kết án bất hợp pháp. Sau khi mãn hạn tù, ông buộc phải đeo thiết bị giám sát điện tử.
Việc đeo đồng hồ và thiết bị giám sát điện tử cho các học viên Pháp Luân Công cũng giống như việc ĐCSTQ lắp đặt camera trong và xung quanh nhà của các học viên Pháp Luân Công, khiến họ thực sự sống trong một loại nhà tù khác.
Ông Châu Hướng Dương (Zhou Xiangyang), một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc đã bị bức hại trong bảy năm tù oan.
Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hà Bắc và thành phố Tần Hoàng Đảo, phòng 610, Cảnh sát An ninh Quốc gia thuộc Cục Công an huyện Trường Liên đã chi 160.000 nhân dân tệ và lắp đặt ít nhất 12 camera ở nhà của ông, ông Châu Hướng Dương luôn bị theo dõi mỗi khi ông bước chân ra khỏi nhà.
Ông Châu Hướng Dương, 49 tuổi, tốt nghiệp Đại học Giao thông phương Bắc với bằng kinh tế đầu tư. Năm 1998, ông là một trong những người đầu tiên được nhận bằng cấp quốc gia về chứng chỉ kỹ sư công trình và trở thành một trong 60 kỹ sư công trình duy nhất của cả nước vào thời điểm đó. Ông đã bị kết án bất hợp pháp hai lần với tổng cộng 16 năm tù vì không từ bỏ việc tu luyện Pháp Luân Công, và bị tra tấn một cách vô nhân đạo tại nhà tù Tân Hải, Thiên Tân.
Người phụ nữ gần 80 tuổi chết vì bị quấy rối và đe dọa
Bà Thạch Xảo Vân, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1943, là người dân huyện Tương Đàm. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2007 khi làm bảo mẫu. Sau khi tu luyện, người phụ nữ ốm yếu, gầy gò trở nên khỏe mạnh, và trông trẻ ra hơn chục tuổi. Kể từ đó, bà đã chân thành nói với người dân trong huyện về vẻ đẹp của Pháp Luân Công, và mọi người xung quanh bà đã nhìn thấy những thay đổi to lớn đã ở bà.
Pháp Luân Công tu luyện theo các nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” và có năm bài công pháp để mọi người luyện tập, hầu hết người tập đều cải thiện sức khoẻ và có đạo đức thăng hoa, cho đến nay môn tập đã được phổ truyền tới hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới. Năm 1999, ông Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ, đã phát động cuộc bức hại chưa từng có trong lịch sử đối với Pháp Luân Công vì lòng căm ghét của ông.
Bà Thạch Xảo Vân bị bắt cóc và lục soát nhiều lần vì nói cho mọi người biết sự thật về Pháp Luân Công, và bị kết án ba năm quản chế một cách bất hợp pháp.
Vào ngày 24 tháng 9 năm 2019, năm cảnh sát đã đột nhập vào nhà bà, vặn tay bà ra sau lưng, còng tay và lục tung đồ dạc trong nhà, tịch thu các sách Pháp Luân Công. Bà ngẩng đầu lên, buồn bã hét lên: “Trời ơi! Tôi là một bà già đã gần 80 tuổi, chuyên tâm làm người tốt, không làm điều xấu, sao các anh có thể đối xử với tôi như thế này?”
Người phụ nữ lớn tuổi bị cảnh sát đưa đến bệnh viện, đo thấy huyết áp khá cao nên được thả về nhà. Cảnh sát đã yêu cầu bí thư huyện theo dõi bà, và vào tháng 5 năm 2020, bà bị bắt đeo một chiếc đồng hồ điện tử để giám sát.
Bằng cách này, bà Thạch Xảo Vân liên tục bị quấy rối bởi các nhân viên phòng 610 và cán bộ huyện, bà chỉ sống bằng tiền sinh hoạt phí hàng tháng 100 nhân dân tệ, bị suy dinh dưỡng và sụt cân từng ngày. Vào ngày 23 tháng 6 năm 2022, bà ngất xỉu và chết trong nhà.
Vạch trần sự cai trị độc tài của ĐCSTQ
Theo một tiến sĩ luật đến từ Bắc Kinh, cho đến nay ĐCSTQ không có luật nào bắt người dân đeo các thiết bị điện tử như vậy. Ông tin rằng kể từ năm 1999, ĐCSTQ đã bức hại các học viên Pháp Luân Công một cách tàn ác và nặng nề vì căm thù và sợ hãi Pháp Luân Công.
“Điều này cho thấy ĐCSTQ hiện nay không còn kiêng dè gì trong việc duy trì chế độ chuyên quyền của mình. Nó không có biện pháp pháp lý nào khác ngoài phương tiện bạo lực trắng trợn, côn đồ và vô liêm sỉ này”.
Tiến sĩ luật tin rằng tất cả các thiết bị giám sát, bao gồm cả đồng hồ điện tử mà các học viên Pháp Luân Công đeo là kết quả của việc ĐCSTQ cố gắng theo dõi toàn bộ người dân dưới sự giám sát của camera.
Các luật sư nổi tiếng ở Trung Quốc lập luận rằng không có cơ sở pháp lý nào để đưa ra hình thức này chống lại ông Tư Đức Lợi. “Ông hoàn toàn có thể đập vỡ nó (thiết bị theo dõi điện tử), ông không bị nghi ngờ vi phạm pháp luật nào cả, nhưng thay vào đó họ (cảnh sát ĐCSTQ) đang phạm luật, họ đang phạm luật khi cài đặt thứ này”.
Theo các luật sư, lý do tại sao không có trật tự pháp lý ở Trung Quốc là vì Ủy ban Chính trị và Pháp luật và phòng 610 đã đóng một vai trò trong việc phá vỡ trật tự pháp lý.
Theo nhà bình luận Ngọc Thanh Tâm (Yu Qingxin) của Epoch Times, cô đã tra cứu luật liên quan ở Trung Quốc đại lục và không tìm thấy luật nào cho phép việc sử dụng thiết bị điện tử để theo dõi vị trí và hạn chế hoạt động đối với tội phạm.
Phòng 610 dựa trên thực tế là luật không có cơ sở và các sự kiện không ăn khớp. Việc bắt buộc đeo thiết bị giám sát, nó tương đương với việc tước bỏ quyền cơ bản tự do cá nhân của một công dân … “, bà nói. “Phòng 610 có thể hành ác vô pháp vô thiên vì bộ mặt “pháp trị” của ĐCSTQ đã bị xé bỏ”.
Xem thêm: Pháp Luân Công dưới góc nhìn của những người làm trong ngành an ninh và quốc phòng
Theo Epoch Times
Đăng theo ĐKN