Đạo trời công bằng, người có thể chịu thiệt ắt sẽ nhận được phúc báo

Đạo trời công bằng, người có thể chịu thiệt ắt sẽ nhận được phúc báo

Đạo trời công bằng, người có thể chịu thiệt ắt sẽ nhận được phúc báo

Đạo trời công bằng, người có thể chịu thiệt ắt sẽ nhận được phúc báo

Đạo trời công bằng, người có thể chịu thiệt ắt sẽ nhận được phúc báo
Đạo trời công bằng, người có thể chịu thiệt ắt sẽ nhận được phúc báo
Thứ sáu, 27-12-2024 08:10, (GMT+07:00)
Đạo trời công bằng, người có thể chịu thiệt ắt sẽ nhận được phúc báo
17-10-2020 15:28

Trương Tam Phong có giảng đạo lý chịu thiệt trong “Thiên khẩu thiên – Năng nhượng thiên”, ông nói rằng, mỗi khi chúng ta chịu thiệt thòi, rất nhiều người trong lòng sẽ phẫn nộ bất bình. Tuy nhiên, họ không biết rằng khi họ chịu thiệt và nhẫn nhịn, “Điều đó là để nuôi dưỡng bản thân, tích đức cho con cháu sau này”. 

Người lương thiện thường hay chịu thiệt về mình và nghĩ cho người khác trước (Ảnh minh họa)

Trương Tam Phong có biên soạn lại vài lời rất chí lý từ các vị thánh nhân, lưu truyền lại cho thế hệ sau, ví dụ như: “Chịu được thiệt, người đắc hậu phúc; Kiếm được lời, luôn luôn thua thiệt”, hoặc “Càn Khôn hai chữ được mất, chịu hết thiệt thì nạn cũng trừ”

Ngoài ra, ông cũng từng lưu lại một câu nói: “Thiệt thòi cho ta đã lâu trời không nỡ, trời định ta làm ăn được lợi”, ý là người chịu được thiệt, đến cuối cùng lại không bị thiệt thòi. Từ xưa đến nay, đã có không ít những câu chuyện chứng minh rằng “Chịu được thiệt là phúc”.

Giữ lời hứa chịu lỗ hết vốn, nhưng kết quả kinh doanh lại càng thịnh vượng

Có câu chuyện kể về một người, mang theo 10 vạn tệ đến Thâm Quyến, Trung Quốc để tiếp quản một vụ làm ăn, công việc là lót gạch cho người ta. 

Sau khi ký kết hợp đồng, ông chủ phía đối phương, người ở tỉnh Sán Đầu, nhận thấy rằng, bản hợp đồng này rõ ràng là anh ta sẽ không thể lời được. Nên cẩn thận dặn dò đội giám sát công trình của mình, nhất định phải trông chừng anh này cho kỹ, tránh chuyện ăn bớt ăn xén.

Ông chủ người Sán Đầu cẩn thận dặn dò đội giám sát công trình của mình, nhất định phải trông chừng anh này cho kỹ, tránh chuyện ăn bớt ăn xén. (Ảnh qua thewest)

Đến khi công trình được hoàn thành, điều khiến ông chủ người Sán Đầu bất ngờ nhất, chính là người kia quả thật không hề ăn bớt ăn xén đồng nào của công trình. 

Trong lòng ông nghĩ, người kia sao lại làm ăn tài giỏi như vậy? Rõ ràng cuộc làm ăn này là lỗ vốn, nhưng người kia sao vẫn kiếm được tiền, nên nhất thời cảm thấy chuyện này thật bí hiểm. 

Một hôm, ông chủ người Sán Đầu gặp người đó và hỏi rằng: “Anh có kiếm được tiền từ công trình này chưa?”, người kia đáp: “Tôi không có”.

Ông chủ cảm thấy rất kỳ lạ, nên tiếp tục hỏi: “Nghĩa là anh làm xong mới biết không kiếm được tiền hay là lúc ký hợp đồng đã biết dự án này anh sẽ không có tiền?” 

Người kia đáp: “Ngay khi ký xong hợp đồng, tôi đã biết là dự án này không có tiền mà kiếm”. 

Ông chủ càng kinh ngạc nói: “Rõ ràng biết không thể kiếm được tiền, vậy mà anh vẫn ráng làm cho xong công trình này sao?”

Người kia trả lời: “Vì đã ký xong hợp đồng với ông, nên tôi phải tuân thủ lời hứa, làm cho xong công trình này”. 

Ông chủ lại hỏi thêm lần nữa mới biết, người kia vì tuân thủ lời hứa đã tự mình chấp nhận chịu lỗ hết mười vạn tệ, tiền mang theo đi Thâm Quyến đã hết sạch.

Cảm thấy rất cảm phục người này, đêm đó, ông chủ người Sán Đầu mời anh ta đi ăn cơm, và giới thiệu anh ta với tất cả những chủ quản của các chi nhánh rằng: “Sau này chuyện làm ăn về lót gạch của mọi người đều giao hết cho người này làm là được, không cần tìm người khác”. 

Nhờ tuân thủ lời hứa, chịu được thiệt thòi, người này sau khi trải qua việc làm ăn trên, lại càng trở nên phát đạt.

Câu chuyện này cũng giống như câu Trương Tam Phong nói: “Chịu được thiệt, đắc được hậu phúc”. 

Thật ra ý nghĩa câu đắc được phúc này phạm vi bao hàm cũng rất lớn. Bởi người chịu được thiệt, không chỉ đắc được phúc thôi, mà cuối cùng còn có thể bảo toàn được tính mạng của cả gia đình, điển hình như câu chuyện dưới đây:

Không đánh mất nghĩa cử, bảo toàn được tính mạng gia đình

Vào thời nhà Thanh, ở Hồ Châu có một người tên là Chu Tân Phủ. Vào năm Hàm Phong canh thân, vì muốn trốn khỏi thảm họa chiến tranh, nên đã đến huyện Ngô Giang trấn Tân Tháp để lánh nạn. 

Một hôm, anh này bước vào một quán trà, thì nhìn thấy có một người đang dìu già dắt trẻ, tiến đến quỳ lạy một người đàn ông khoảng hơn 50 tuổi, vừa khóc lóc vừa nói, dáng vẻ vô cùng đáng thương. Tuy nhiên, người đàn ông này lại không màng gì đến họ.

Chu Tân Phủ cảm thấy rất tò mò nên đã đến hỏi nguyên do, thì người này trả lời: “Tôi và ông này đều là người Diêm Thành. Năm ngoái tôi dắt gia đình, lái trên con thuyền nhỏ đến đây để bán cá muối. Không may bị trộm cướp, một nhà bảy người may mắn không chết, nhưng chỉ có thể ăn xin sống qua ngày. Hôm nay gặp được ông này, đúng lúc chuẩn bị về Bắc, tôi khẩn cầu cho đi nhờ trên con thuyền lớn của ông ấy, nhưng ông không chịu. Giương mắt nhìn chúng tôi đói chết ở quê hương ông, trong lòng sao không đau cho được”.

Người lạ mặt khóc than với Chu Tân Phủ về việc muốn xin người đàn ông cho đi ké thuyền về quê nhà. (Ảnh qua deskgram)

Người đàn ông kia nghe vậy bèn nói: “Lên thuyền cũng được, tuy nhiên từ đây đến quê nhà hơn một ngàn dặm (500km), nhà các người thì tận 7 miệng ăn, phí ăn uống trên đường cũng phải bảy tám ngàn tệ, tôi chỉ là một người mối lái nhỏ bé, sao có thể gánh vác nổi?”.

Chu Tân Phủ thấy vậy trong lòng không nỡ, cảm thấy thương xót cho gia đình đó, nên rút sáu đồng bạc trắng từ trong túi, gửi cho người đàn ông kia, bảo ông ấy hãy dẫn gia đình này về nhà. Sau đó, người này mới vui vẻ nhận tiền bỏ vào túi rồi rời đi.

Trong quán trà có người giễu cợt anh này: “Ôi trời, ngươi đã bị lừa rồi. Bảy người kia và ông già đó là đồng bọn”.

Chu Tân Phủ mới đầu không tin, nhưng trong một đêm nọ, vì có chuyện nên anh ta đi về phía bên sông, nhìn thấy ở đó có dừng mấy con thuyền nhỏ, nhìn kỹ lại thì ở dưới tán cửa, bày ra một mớ rượu và đồ ăn. 

Nhìn vào bên trong thì chính là người trước kia từng khóc lóc cầu xin, còn có người đàn ông vô tình kia cũng hội họp chung, cùng nhau uống rượu thỏa thích, ăn uống no say, còn cười đùa, thậm chí là hoan lạc. 

Lúc này Chu Tân Phủ mới tin lời những người kia nói là sự thật, bọn họ đúng là đồng bọn của nhau.

Mới đầu, anh vì thấy bản thân bị mắc lừa mà cảm thấy rất phẫn nộ, nhưng sau đó lại nhanh chóng mỉm cười rồi nói: “Cho dù lời bọn họ nói không thật, tuy nhiên mình cũng không thể mất đi chính nghĩa, hà tất gì cứ mãi phiền não vì chuyện này chứ!”.

Vậy là 5 tháng sau, một nhóm trộm cướp ào đến, những người dân ở đó chạy tán loạn. Gần sông lúc này không có thuyền bè, nên mọi người không thể nào qua sông được, người không thoát kịp chết rất nhiều. 

Chu Tân Phủ lúc đó có dắt theo vợ con tháo chạy, ngay lúc đang do dự ở phía bên sông, thì đột nhiên anh nhìn thấy một con thuyền nhỏ, và người lái chiếc thuyền đó chính là người Diêm Thành trước đây anh gặp được.

Lúc này, người đó liền đến dẫn theo cả nhà Chu Tân Phủ cùng trốn khỏi bọn cướp. 

Rõ ràng “Người chịu thiệt cuối cùng cũng không thiệt”, điều này đã được chứng minh trong câu chuyện này.

Chàng thư sinh ngốc được thần linh phù hộ

Trên thế gian, mặc dù có vài tiểu nhân dùng thủ đoạn, âm mưu quỷ kế, hãm hại người hiền, tuy nhiên kết quả cuối cùng, người ăn ở hiền lành đều được quý nhân phù hộ. 

Trong “Tứ Khố Toàn Thư” do Kỷ Hiểu Lam biên soạn vào thời nhà Thanh, cũng nhắc qua vài câu chuyện, được miêu tả tương tự như câu nói trên.

Theo như Lý Vân Cử có nói, huynh trưởng Lý Hiến Uy làm quan ở Quảng Đông, được người dân ở đó kể cho một chuyện. 

Có một chàng thư sinh hay đi ngao du học hỏi, nhưng tính tình cổ hủ và lầm lì. Một hôm, chàng ta đến Lĩnh Nam thăm bạn cũ, được rất nhiều quà cáp. Khi trở về, ngoài hành lý của mình ra còn mang theo hai rương đồ lớn, phải bốn người mới có thể nhấc lên nổi. Mọi người đều thấy rất kỳ lạ, thắc mắc trong rương này rõ chứa cái gì mà lại nặng đến như vậy?

Một hôm, chàng thư sinh vác theo chiếc rương đến chỗ con thuyền, trong lúc đang cột dây thừng vào rương để chuẩn bị vác đi, thì đột nhiên toàn bộ dây thừng đều đứt hết, chiếc rương tức khắc bị rớt vỡ ra. 

Lúc này, chàng thư sinh vội vàng mở chiếc rương ra kiểm tra, mọi người mới phát hiện: Hóa ra một rương chứa toàn mực Đoan Khê mới toanh, rương lại còn toàn là đá Anh Đức. Giấy gói ngân lượng cũng bị rách, bên trong có khoảng sáu bảy mươi lạng ngân lượng. 

Chàng thư sinh bèn nhặt lên để đếm thì không ngờ bị trượt tay, ngân lượng rơi hết xuống nước. Chàng ta bèn vội vã nhờ ngư dân xuống nước tìm kiếm giúp, nhưng cũng chỉ mò được một nửa.

Trong lúc chàng thư sinh đang cảm thấy rất buồn bã, thì người chèo thuyền đưa anh ta đi lúc đầu đột nhiên bước đến chúc mừng. Hóa ra có tên cướp nhìn thấy anh này mang theo hai hòm rương lớn, nên đã bám đuôi mấy ngày. 

Tuy nhiên, vì hai bờ đều có người đi đi lại lại tấp nập, nên hắn chưa dám ra tay. Hôm nay, may sao hai hòm rương rơi vỡ, tên cướp thấy bên trong không có đồ gì quý giá nên đã bực bội bỏ đi. 

Người chèo thuyền nói: “Anh quả thật là người may mắn. Nếu không thì cũng chính là tích được âm đức, mới được sự bảo vệ của thần linh”.

Thế nhưng, có một vị khách trong thuyền lại nói: “Hắn làm gì tích được âm đức, chẳng qua là gần đây làm được một việc ngu ngốc mà thôi”. 

Sau đó, người khách này bèn kể cho mọi người nghe về việc ngu ngốc của anh này như sau:

Thì ra, chàng thư sinh đã tốn 120 lượng ở Quảng Đông, để nhờ ông chủ quán trọ giúp anh ta mua một người vợ. Nghe nói, người vợ đó vừa kết hôn hơn một năm, nhưng vì gia cảnh nghèo khó, nên bất đắc dĩ bị nhà chồng đem bán. 

Tuy nhiên, đến khi anh này đến đưa cô gái đi, thì nhìn thấy cảnh tượng cả nhà chồng cô này dáng vẻ gầy gò, bệnh tật như ăn xin. Cả nhà họ đang ôm nhau khóc nức nở, còn bà mối thì kéo cô gái vào phòng. Người chồng thấy vậy ôm lấy đứa bé, quỳ xuống cầu xin chàng thư sinh để vợ mình cho con uống sữa thêm lần nữa, giúp nó sống qua ngày hôm nay rồi hãy đưa đi.

Chàng thư sinh động lòng khi thấy cả nhà họ đang ôm nhau khóc nức nở. (Ảnh qua Kenh14)

Chàng thư sinh nhìn thấy cảnh tượng thì nói: “Tôi cứ tưởng cô gái này là bị gia đình chồng hắt hủi. Hôm nay, nhìn thấy rõ hoàn cảnh của mọi người, thật khiến người khác ruột gan đứt đoạn”. 

Nói xong, chàng ta để cho gia đình nghèo đó nhận lại con dâu, còn đống ngân lượng cũng không cần trả lại, coi như giúp đỡ họ. Sau đó, chàng ta đốt bản hợp đồng bán thân trước mặt mọi người, và cho cô gái ấy quay về nhà.

Tuy nhiên, chàng thư sinh không hề biết rằng, tất cả những điều đó chỉ là một vở kịch lừa gạt người. 

Hóa ra, chủ quán nhìn thấy chàng thư sinh thật thà trung hậu, nên ông ta đã để con gái mình giả vờ làm một người vợ nghèo khổ, thông đồng với bà mối và thêm một đám người nữa hợp tác diễn kịch.

Toàn bộ âm mưu này, những khách hàng cùng ở trọ chung với chàng thư sinh đều biết, duy chỉ có chàng ta là không biết.

Do đó, người khách cùng thuyền nói: “Lẽ nào thần linh lại coi hành động ngu ngốc của chàng thư sinh này là một âm đức?”.

Nhưng một người khách cùng thuyền khác lại cho rằng: “Đây chính là âm đức. Cậu ta mặc dù làm một chuyện ngu ngốc, nhưng điều đó xuất phát từ tấm lòng thương cảm. Thần linh cũng chỉ là muốn xem tấm lòng của cậu ta là thiện hay ác. Hôm nay tai họa mà cậu ta may mắn tránh được có liên quan đến chuyện ngu ngốc mà anh ta làm, không biết vị chủ quán đó sau này sẽ gặp phải hậu quả gì?”

Vị tiên sinh Lý Hựu Đam từng là thầy của Kỷ Hiểu Lam, cũng là huynh trưởng của Lý Vân Cử. Vị tiên sinh này nói với Vân Cử rằng, lời của vị khách cuối cùng ấy tương đối có lý.Kỷ Hiểu Lam sau đó đã đánh giá câu chuyện này rằng: “Tiểu nhân giở trò âm mưu quỷ kế, không có chuyện nào dập tắt được sự may mắn của người quân tử. Những lời này nghe có vẻ hơi cổ hủ nhưng thực tế thì rất đáng tin”.

Chúc Di - Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP