Trong năm mới 2021, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thực hiện một số hành động công khai kích động xung đột nhằm gây áp lực với chính quyền kế nhiệm của ông Joe Biden.
Gần đây, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã viện dẫn các chính sách “thù địch” của Hoa Kỳ và đe dọa rằng nước này sẽ mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình. Ông Kim cũng tiết lộ danh sách các hệ thống vũ khí công nghệ cao đang phát triển ở Triều Tiên.
Bốn năm trước, khi ông Biden là Phó tổng thống và giờ đây, sau bốn năm, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên dường như lại nằm trong tay ông Biden. Chính quyền Trung Quốc là chỗ dựa chính trị và kinh tế lớn nhất của chính quyền Bắc Triều Tiên. Nóng lòng muốn gây áp lực với ông Biden và cải thiện mối quan hệ Mỹ - Trung, ĐCSTQ lại một lần nữa sử dụng thủ đoạn tương tự như với Triều Tiên, cố gắng buộc ông Biden phải đàm phán với họ càng sớm càng tốt, và tất nhiên, họ hy vọng sẽ xoa dịu tình trạng căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung.
Iran cũng được thúc đẩy bởi ĐCSTQ và sẵn sàng giúp ĐCSTQ thoát khỏi khó khăn. Ngày 4/1, Iran thông báo rằng họ đã làm giàu uranium lên 20%. Các nhà chức trách cũng cho biết, họ đã bắt giữ một tàu chở dầu của Hàn Quốc.
Vào ngày 6/1, truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã đã đăng một bài báo có tiêu đề “Chính sách hiện tại của Iran có đi đến đâu không”? Bài báo đã công khai mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Iran, nói rằng cựu tướng hàng đầu của Iran Qassem Soleimani, người đã bị quân đội Mỹ ám sát gần một năm trước" không nên bị lãng quên và Iran phải trả đũa". Nó cũng tuyên bố rằng, "Iran muốn gây áp lực lên chính quyền Joe Biden bằng cách tăng cường làm giàu uranium".
ĐCSTQ không chỉ cố gắng yêu cầu Iran phải làm gì, mà còn cố gắng đưa ra quyết định cho ông Biden. Bài báo nói thêm rằng "Ông Biden và nhóm của ông đã nhiều lần tuyên bố công khai rằng Hoa Kỳ sẽ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran". Tổng thống Donald Trump đã thông báo về việc Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận vốn hạn chế mức độ làm giàu uranium của Iran vào tháng 5/2018, gọi đây là giao dịch “một phía”.
Việc ông Biden lựa chọn Jake Sullivan làm cố vấn an ninh quốc gia cho thấy ông mong muốn thỏa thuận năm 2015 có thể được cứu vãn.
Bài báo của Tân Hoa xã gọi thỏa thuận năm 2015 là “di sản chính trị mang tính ngoại giao của [cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack] Obama, với Tổng thống đắc cử Biden khi đó là Phó tổng thống”.
Sau đó, ngày 6/1, một phái đoàn Hàn Quốc đã đến Iran để đàm phán về việc giải phóng con tàu chở dầu cùng các thành viên thủy thủ đoàn.
Nhưng một bài báo của Tân Hoa xã ngày 8/1 đã bảo vệ Iran và cho rằng, tàu chở dầu của Hàn Quốc đã “liên tục vi phạm luật và quy định liên quan đến môi trường biển”.
Bài báo cũng cho rằng phái đoàn Hàn Quốc không đến Tehran để thảo luận về tàu chở dầu mà là về vấn đề “tài sản và tiền của Iran bị đóng băng ở Hàn Quốc”.
Bài báo lập luận rằng Hàn Quốc không nên đóng băng các khoản tiền đó để tuân thủ lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và cho biết các nhà chức trách Hàn Quốc đã “lấy cớ” để đóng băng tài sản của Iran.
Những chiến thuật này của ĐCSTQ không chỉ gây áp lực cho ông Biden mà còn gây áp lực cho Hàn Quốc. Hàn Quốc dường như không hoàn toàn liên kết với Hoa Kỳ, nhưng lại giữ thái độ lạnh nhạt với ĐCSTQ. Giờ đây, vì vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và con tàu chở dầu Hàn Quốc đang bị Iran bắt giữ, Hàn Quốc cũng đã trở thành mục tiêu bị ĐCSTQ gây áp lực.
Chính quyền Trung Quốc cũng đang hành động. Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng đã trích dẫn các hình ảnh vệ tinh và đưa tin rằng, ngày 25/12/2020, máy bay chiến đấu lớn nhất của Trung Quốc đã hạ cánh xuống bãi Đá Chữ Thập trong khu vực tranh chấp Biển Đông.
Ngày 4/1, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã ban hành lệnh tổng động viên, kêu gọi quân đội “tập trung vào việc chuẩn bị cho chiến tranh”.
Trang web chính thức của quân đội Trung Quốc ngày 9/1 cho biết, vào đầu giờ ngày 8/1, một binh sĩ Trung Quốc tại biên giới Trung Quốc-Ấn Độ “đã bị lạc do trời tối và địa hình phức tạp”. Trang web tuyên bố rằng “một số kênh truyền thông Ấn Độ đã phóng đại vấn đề” và Ấn Độ nên “bàn giao lại binh sĩ bị lạc cho Trung Quốc, cũng như nên tạo ra các yếu tố tích cực để thay đổi tình hình hiện tại ở biên giới Trung - Ấn”.
Làm sao một người lính Trung Quốc có thể “lạc ở biên giới do trời tối và địa hình phức tạp?” Những luận điệu của ĐCSTQ rõ ràng là vô lý. Với sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng đối với quân đội, một người lính bị bỏ lại bên ngoài trại một mình là điều không thể. Tình huống có lẽ là, người lính đó được cử đi trinh sát phía bên kia biên giới, và sau đó bị bắt. Điều này cho thấy rằng ĐCSTQ một lần nữa đang cố gắng gây rắc rối ở biên giới Ấn Độ và khuấy động tình trạng căng thẳng.
Chính quyền Trung Quốc đã tấn công Hàn Quốc và cũng sẽ làm điều đó với Ấn Độ. Cả hai nước này đều là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ.
Sau khi 53 nhà cựu lập pháp và những nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông bị bắt vì tội vi phạm luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh, Liên minh châu Âu đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc trả tự do ngay lập tức cho họ.
Ngày 8/1, Tân Hoa xã đã đăng một bài báo có tiêu đề “Người châu Âu không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”. Có lẽ ĐCSTQ cho rằng họ sắp dàn xếp được các vấn đề của họ với Hoa Kỳ, nên không cần phải lịch sự với EU nữa.
Khi ông Biden đang trước thềm của Lễ nhậm chức, ĐCSTQ rất mong muốn tấn công Hoa Kỳ từ mọi phía. Nhưng kết cục thế nào thì chúng ta còn phải chờ.
Nguyên Hương
Theo NTDVN