Cựu sĩ quan cảnh sát kể lại việc chứng kiến hoạt động mổ cướp nội tạng trở thành ngành công nghiệp ở

Cựu sĩ quan cảnh sát kể lại việc chứng kiến hoạt động mổ cướp nội tạng trở thành ngành công nghiệp ở

Cựu sĩ quan cảnh sát kể lại việc chứng kiến hoạt động mổ cướp nội tạng trở thành ngành công nghiệp ở

Cựu sĩ quan cảnh sát kể lại việc chứng kiến hoạt động mổ cướp nội tạng trở thành ngành công nghiệp ở

Cựu sĩ quan cảnh sát kể lại việc chứng kiến hoạt động mổ cướp nội tạng trở thành ngành công nghiệp ở
Cựu sĩ quan cảnh sát kể lại việc chứng kiến hoạt động mổ cướp nội tạng trở thành ngành công nghiệp ở
Thứ sáu, 27-12-2024 06:16, (GMT+07:00)
Cựu sĩ quan cảnh sát kể lại việc chứng kiến hoạt động mổ cướp nội tạng trở thành ngành công nghiệp ở Trung Quốc
11-07-2021 22:41

Súng nổ, các phạm nhân ngã gục xuống đất. Thi thể của họ vẫn còn ấm và được đưa đến một chiếc xe tải mini màu trắng đợi gần đó cùng hai bác sĩ mặc áo choàng trắng. Đằng sau những cánh cửa đóng kín, thi thể phạm nhân bị mổ phanh và nội tạng của họ bị cắt để bán trên thị trường cấy ghép.

Một nhân viên cảnh sát tại pháp trường có bí danh là Bob đã chứng kiến những cảnh tượng rùng rợn này. Nó giống như cốt truyện của một bộ phim kinh dị hơn là câu chuyện đời thực. Nạn mổ cướp nội tạng đã và đang diễn ra ở Trung Quốc hơn 20 năm qua theo chỉ đạo của chính quyền nhà nước. 

“Việc thu hoạch nội tạng của tử tù là một bí mật công khai”, ông Bob nói với The Epoch Times. Ông Bob hiện đang sống ở Hoa Kỳ và từ chối sử dụng tên thật để tránh bị chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) trả thù. The Epoch Times đã xác minh danh tính của viên cảnh sát và các thông tin cá nhân khác của ông ta.

Ông Bob cho biết, ông vô tình phải tham gia vào chuỗi cung ứng được “công nghiệp hóa” để biến người sống thành sản phẩm buôn bán nội tạng. Những thực thể tham gia vào ngành công nghiệp rùng rợn này bao gồm hệ thống tư pháp, cảnh sát, nhà tù, bác sĩ. Các quan chức ĐCSTQ là những người chỉ đạo.

Lời kể của ông Bob từ giữa những năm 1990 đã làm sáng tỏ một giai đoạn trong hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức đã bắt đầu từ rất lâu và đang tiếp tục cho đến ngày hôm nay. Trong khi ông Bob mới chỉ chứng kiến ​​việc mổ cướp nội tạng từ các tù nhân đã chết, trong những năm tiếp theo, ĐCSTQ tiếp tục thực hiện và triển khai trên quy mô đại chúng hoạt động thu hoạch nội tạng còn man rợ hơn nhiều. Đó là hoạt động mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm còn sống, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công .

Hành quyết phạm nhân

Ông Bob gia nhập lực lượng cảnh sát dân sự năm 1996. Đôi khi, ông tới hỗ trợ duy trì trật tự tại tòa án nơi tuyên án tử hình và tại các pháp trường khác nhau trong thành phố. Sau đó, vào năm 1999, do đăng một thông điệp trực tuyến chỉ trích nhà chức trách, ông Bob bị bắt giam hơn một năm. Bên trong trại giam, ông có thể quan sát việc xử lý các tử tù. Do đó, ông có thể xâu chuỗi lại quá trình từ kết án đến thi hành án rồi mổ cướp nội tạng.

Sau khi bị kết án tử hình, phạm nhân sẽ bị còng tay và mắt cá chân với chiếc còng nặng tới 16,5 kg. Tử từ luôn có một hoặc hai tù nhân khác trông chừng. Họ được xét nghiệm máu - một bước để xác định người có thể hiến tạng - và kiểm tra sức khỏe tinh thần và thể chất trong một phòng y tế chuyên dụng trong trại giam.

Ông Bob nói: “Theo như tôi biết, không ai nói với các tử tù rằng họ sẽ bị mổ cắt nội tạng.

Các đợt thi hành án thường được tiến hành trước các ngày lễ lớn, ông Bob cho biết.

Các tử tù sẽ phải tham dự một phiên điều trần công khai tại một tòa án cấp cao hơn, nơi một thẩm phán hoặc sẽ xác nhận hoặc lật lại bản án tử hình do tòa án ban đầu phán quyết.

Ông Bob nói, số người phải chịu hành quyết thường có thể lên tới hơn một chục người sau mỗi phiên điều trần. Họ được dẫn bộ ra khỏi tòa án đến một đoàn xe từ 20 đến 30 chiếc đang chờ sẵn bên ngoài. Đoàn xe cũng chở các quan chức địa phương tới chứng kiến ​​các vụ hành quyết, bao gồm phó giám đốc sở công an địa phương, thẩm phán và các nhân viên tòa liên quan.

Tất cả những chiếc xe đều được dán vải hoặc giấy màu đỏ trên cửa sổ và có đánh số.

Các phạm nhân có kết quả xét nghiệm được xác định là phù hợp để thu hoạch nội tạng sẽ được tiêm một loại thuốc được cho là thuốc giảm đau. Tuy nhiên, mục đích thực sự của nó là để ngăn chặn quá trình đông máu để giữ cho các cơ quan không bị tổn thương sau khi chết não, ông Bob nói.

Ông Bob cũng cho biết, những đối tượng dự kiến bị ​​mổ lấy nội tạng thường là nam giới, còn trẻ, khỏe mạnh, thường ở độ tuổi 20 và 30 và không có tiền sử bệnh tật nặng.

Tại pháp trường, các tù nhân được xếp thành hàng để bị bắn vào gáy.

Người phạm nhân đứng gần ông Bob nhất thường có khoảng cách ba đến năm mét.

Các học viên Pháp Luân Công mô phỏng cảnh mổ cướp nội tạng, trong một cuộc mít tinh ở Đài Bắc vào ngày 20/7/2014 để phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công của Trung Quốc. (Mandy Cheng / AFP qua Getty Images)

Xe tải mini màu trắng

Sau khi hành quyết tử tù, một giám định viên y tế sẽ kiểm tra các thi thể tại chỗ để xác nhận họ đã chết. Sau đó, họ dùng túi nhựa màu đen trùm lên đầu nạn nhân. Các thi thể dự kiến thu hoạch nội tạng được đưa đến một chiếc xe tải mini màu trắng đậu gần đó. Cửa sau của xe tải thường đóng kín và rèm cửa sổ được kéo xuống.

Ông Bob nói, ông đã từng thoáng nhìn vào bên trong khi cửa sau mở và thấy có giường mổ cùng hai bác sĩ mặc áo choàng trắng, đeo khẩu trang và găng tay. Sàn xe được bọc ni lông để hứng máu rơi vãi. Các bác sĩ nhanh chóng đóng cửa sau xe.

Ngoài các bác sĩ, không ai biết chuyện gì xảy ra trong xe. Các thi thể sau đó được đưa ra ngoài trong túi đựng xác màu đen và đưa đi hỏa táng.

Các thi thể được hỏa táng trong cùng một lò và sau đó tro của họ sẽ được chia đều cho các gia đình, ông Bob cho biết.

Ông nói, "Khi nhận tro, nhìn chung các gia đình tử tù không biết rằng, nội tạng của thân nhân họ đã bị thu hoạch".

Trước giờ phút bị hành quyết, hầu hết tử tù không có cơ hội gặp mặt hoặc nói chuyện với người thân, cũng như gia đình của họ không được phép nhìn thấy thi thể người thân sau khi bị hành quyết.

"Tất cả những gì gia đình nhận được là một hộp tro".

Một phụ nữ điều chỉnh các biểu ngữ ủng hộ Pháp Luân Công, một môn tu luyện của Phật gia bị cấm ở Trung Quốc đại lục, tại Tung Chung, Hong Kong, một khu vực phổ biến với khách du lịch từ đại lục ngày 25/4/2019. (Anthony Wallace / AFP via Getty Images )

Hoạt động mổ cướp nội tạng là quá trình được phối hợp chặt chẽ

Quá trình này diễn ra nhanh chóng - vì nội tạng tươi phải ngay lập tức được vận chuyển đến bệnh viện để phẫu thuật - và việc lập kế hoạch tỉ mỉ là chìa khóa để quá trình diễn ra suôn sẻ, ông Bob cho biết.

“Họ biết rất rõ phạm nhân nào sẽ bị mổ cắt nội tạng”, ông nói. “Họ biết rõ ràng [thi thể phạm nhân] nào sẽ được đặt trên xe tải. … Những người trong xe biết chính xác cần lấy nội tạng nào vì mọi việc đã được sắp đặt từ trước”.

Chính vì vậy, ông Bob phỏng đoán rằng những hoạt động này đã và đang diễn ra từ rất lâu trước khi ông bắt đầu đến làm việc.

Ông nói: “Tốc độ làm việc, sự tinh thông mà họ thể hiện và sự phối hợp chặt chẽ cho thấy hoạt động này đã diễn ra không thể chỉ trong một hoặc hai năm”. Thậm chí, giá nội tạng thu hoạch đã được biết trước.

Trung Quốc thực hiện ca cấy ghép bộ phận cơ thể người đầu tiên vào năm 1960. Trước năm 2015, đất nước này không có hệ thống hiến tạng chính thức. Do đó, hầu hết các bộ phận nội tạng cấy ghép có nguồn gốc từ các tử tù, ĐCSTQ tuyên bố. Nhưng từ những năm 2000, ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng trong nước Trung Quốc đột ngột bùng nổ với số lượng ca cấy ghép tăng vọt. Số lượng tù nhân bị hành quyết không thể đáp ứng số ca cấy ghép được thực hiện.

Ngoài ra, các bệnh viện Trung Quốc, đang tìm cách thu hút khách du lịch ghép tạng từ nước ngoài, hứa hẹn thời gian chờ cấy ghép là vài tuần hoặc thậm chí vài ngày. Đây là điều chưa từng có ở các nước phát triển, nơi các hệ thống hiến tạng tự nguyện được thiết lập và thời gian chờ đợi có thể kéo dài nhiều năm.

Sự gia tăng các ca cấy ghép diễn ra đồng thời với thời điểm tháng 7/1999, khi ĐCSTQ bắt đầu chiến dịch bức hại Pháp Luân Công, một môn thiền định của Phật gia lấy nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn dạy con người tu tâm tính và trở nên ngày càng tốt hơn. Lúc bắt đầu bức hại, tại Trung Quốc, Pháp Luân Công có  70 triệu đến 100 triệu học viên. Các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu sự bắt bớ phi pháp, tra tấn và bỏ tù trong hơn hai thập kỷ qua.

Dưới ánh nến trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles, các học viên Pháp Luân Công tổ chức một buổi cầu nguyện cho những người đã chết trong cuộc bức hại của ĐCSTQ vào ngày 15/10/2015. (Ảnh: The Epoch Times)

Trong nhiều năm, bằng chứng đã chỉ ra một hệ thống thu hoạch nội tạng sống từ các tù nhân lương tâm do ĐCSTQ chỉ đạo. Vào năm 2019, một tòa án nhân dân độc lập ở London kết luận rằng, ĐCSTQ đã giết hại các tù nhân "trên quy mô đáng kể" trong nhiều năm để thu hoạch nội tạng cung cấp cho thị trường cấy ghép. Tội ác giết người này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Phiên tòa kết luận, nạn nhân chính là các học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù.

Vào năm 2015, chính quyền Trung Quốc cho biết họ đã cấm sử dụng nội tạng của tử tù, đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ độc quyền tìm nguồn nội tạng từ những người hiến tặng tự nguyện thông qua một hệ thống hiến tặng được thiết lập trong cùng năm 2015. Tuy nhiên, số liệu hiến tặng nội tạng chính thức thấp hơn nhiều so với số lượng lớn các ca cấy ghép được tiến hành, tòa án kết luận.

Cố máy mổ cướp nội tạng vẫn tiếp tục hoạt động

Câu chuyện của ông Bob phù hợp với lời kể của nhiều nhân chứng khác, những người đã tham gia vào hoạt động kinh doanh cấy ghép nội tạng man rợ ở Trung Quốc trong cùng khoảng thời gian.

George Zheng, một cựu bác sĩ thực tập người Trung Quốc hồi tưởng về quá trình làm trợ lý phẫu thuật mổ cắt nội tạng vào những năm 1990 cùng với hai y tá và ba bác sĩ quân y tại một khu vực miền núi, nơi có một nhà tù quân đội gần thành phố Đại Liên ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.

Nạn nhân là một nam thanh niên, đã chết nhưng người vẫn còn ấm. Các bác sĩ đã cắt bỏ hai quả thận của người đàn ông này và sau đó hướng dẫn Zheng mổ lấy mắt của anh ta.

“Vào lúc đó, mí mắt của anh ấy cử động và anh ấy nhìn tôi”, Zheng nói với The Epoch Times năm 2015. “Mắt của anh ấy lộ rõ sự kinh hoàng. … Đầu óc tôi trở nên trống rỗng và toàn thân tôi bắt đầu run rẩy”.

Ký ức về đôi mắt đó đã ám ảnh Zheng trong nhiều năm.

George Zheng, hiện đang sống ở Toronto, kể lại việc anh chứng kiến ​​cảnh mổ cướp nội tạng sống ở tỉnh Thẩm Dương, Trung Quốc vào những năm 1990. (Yi Ling /The Epoch Times)

Năm 1995, bác sĩ người Duy Ngô Nhĩ Enver Tohti từ vùng Tân Cương xa xôi phía Tây Trung Quốc cũng đã giúp hai bác sĩ khác phẫu thuật lấy gan và hai quả thận từ một tù nhân bị bắn vào ngực vẫn còn thoi thóp thở.

“Có máu chảy. Anh ấy vẫn còn sống. Nhưng tôi không cảm thấy tội lỗi. Trên thực tế, tôi không cảm thấy gì ngoài việc giống như một con rô bốt được lập trình đầy đủ đang thực hiện nhiệm vụ của mình”, anh nói với một hội đồng xét xử vào tháng 7/2017. "Tôi nghĩ rằng tôi đang thực hiện nhiệm vụ của mình để loại bỏ ... kẻ thù của nhà nước". Các bác sĩ phẫu thuật sau đó đã nói với Tohti rằng hãy coi như "không có chuyện gì đã xảy ra".

VIDEO - KÝ ỨC MỔ CƯỚP TẠNG SỐNG KINH HOÀNG CỦA MỘT SINH VIÊN THỰC TẬP

 

Một hoạt động buôn bán cấy ghép nội tạng theo yêu cầu dường như đang tiếp tục diễn ra trong những năm gần đây tại các bệnh viện ở Trịnh Châu, nơi ông Bob từng làm việc, dựa trên các cuộc điều tra của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Năm 2019, một nữ  tá tại Bệnh viện trực thuộc đầu tiên của Đại học Trịnh Châu nói với WOIPFG rằng bệnh viện này được xếp hạng trong số năm bệnh viện hàng đầu trên cả nước về ghép thận và đã thực hiện khoảng 400 ca phẫu thuật vào năm trước đó..

Cô nói với các nhà điều tra bí mật của WOIPFG đóng giả là những người cần ghép tạng rằng hoạt động ghép tạng tại bệnh viện không nghỉ ngày nào kể từ Tết Nguyên đán. Cô ấy cũng cho biết, họ vừa thực hiện một ca ghép thận ngày hôm đó.

Một bác sĩ khác của bệnh viện, trong một cuộc điện thoại vào năm 2017, nói với các nhà điều tra bí mật rằng bệnh viện đã thực hiện hầu hết các ca phẫu thuật cấy ghép gan vào ban đêm ngay sau khi bệnh nhân nhập viện.

“Nếu không tận dụng ban đêm và chỉ thực hiện phẫu thuật vào ban ngày, thì làm sao chúng tôi có thể thực hiện nhiều ca phẫu thuật như vậy? Làm sao chúng tôi có thể cạnh tranh được", người bác sĩ nói.

Việc lạm dụng cấy ghép nội tạng mà ông Bob chứng kiến ​​đã khiến ông ghê sợ. Nó hoàn toàn trái ngược với các giá trị của ông và thúc đẩy ông quyết tâm từ bỏ công việc trong vòng chưa đầy ba năm, ông Bob cho biết.

Ông Bob đã rời lực lượng cảnh sát từ lâu, nhưng nói rằng ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng mổ cướp vẫn tiếp tục hoạt động và không thể dừng.

“Nó được thúc đẩy bởi lợi nhuận khổng lồ và không có chỗ cho cái gọi là các mối quan tâm về nhân quyền và nhân đạo”, ông nói.

Ông Bob hy vọng người dân Trung Quốc có thể tự giải phóng mình khỏi sự cai trị độc đoán của ĐCSTQ và tìm được tự do ở các quốc gia dân chủ.

Trong một sự xoay vần của số phận, bí thư Đảng ủy  thành phố, người đã ra lệnh giam giữ ông Bob đã phải ngồi tù vì tội nhận hối lộ. Ông ta sau đó đã chết trong tù với bản án chung thân.

“Không ai được an toàn dưới sự cai trị của ĐCSTQ”, ông Bob nói. "Điều gì xảy ra với người nào đó rất có thể sẽ xảy ra với bạn vào ngày mai".

VIDEO - Tội ác mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc bị phơi bày trước diễn đàn TED


Nguyên Hương

Theo The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP