Cựu phi công ném “bom kẹo” cho trẻ em Tây Berlin đã qua đời ở tuổi 101

Cựu phi công ném “bom kẹo” cho trẻ em Tây Berlin đã qua đời ở tuổi 101

Cựu phi công ném “bom kẹo” cho trẻ em Tây Berlin đã qua đời ở tuổi 101

Cựu phi công ném “bom kẹo” cho trẻ em Tây Berlin đã qua đời ở tuổi 101

Cựu phi công ném “bom kẹo” cho trẻ em Tây Berlin đã qua đời ở tuổi 101
Cựu phi công ném “bom kẹo” cho trẻ em Tây Berlin đã qua đời ở tuổi 101
Thứ sáu, 27-12-2024 07:09, (GMT+07:00)
Cựu phi công ném “bom kẹo” cho trẻ em Tây Berlin đã qua đời ở tuổi 101
04-03-2022 15:42

Những hành động tử tế giữa người với người, tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng thực tế có thể giúp thay đổi cả thế giới. 

 

Cựu phi công ném ‘bom kẹo’ cho trẻ em Tây Berlin đã qua đời ở tuổi 101

Phi công quân sự Hoa Kỳ Gail S. Halvorsen - được biết đến với biệt danh “Phi công thả kẹo” nhờ những màn thả kẹo trong cuộc không vận ở Berlin sau khi Thế chiến II kết thúc - đã qua đời ở tuổi 101. (Ảnh: TORSTEN SILZ / DDP / AFP qua Getty Images)

 

Phi công quân sự Hoa Kỳ Gail S. Halvorsen - được biết đến với biệt danh “Phi công thả kẹo” nhờ những màn thả kẹo trong cuộc không vận ở Berlin sau khi Thế chiến II kết thúc - đã qua đời ở tuổi 101.

Ông James Stewart, Giám đốc Tổ chức Giáo dục Hàng không Gail S. Halvorsen, cho biết ông Halvorsen đã qua đời hôm thứ Tư sau một cơn ốm nhẹ tại bang Utah, quê nhà của ông. Trước khi ông ra đi, hầu hết con cháu đều tề tựu xung quanh.

Ông Halvorsen được yêu mến và tôn kính ở Berlin, nơi ông đến thăm lần cuối vào năm 2019. Sau Đại Thế Chiến Thứ II, Tây Berlin đã bị áp đặt cấm vận, bị cắt đứt tất cả các nguồn cung cấp. Năm 2019, tức là 70 năm sau khi lệnh phong tỏa này được trừ bỏ, thành phố Tây Berlin đã tổ chức một bữa tiệc lớn để kỷ niệm và ăn mừng tại sân bay Tempelhof cũ. Thị trưởng Berlin Franziska Giffey cho biết: “Hành động nhân văn sâu sắc của  ông Halvorsen chưa bao giờ bị lãng quên”.

 

Gail S. Halvorsen, cựu phi công của Lực lượng Không quân Mỹ, tham dự Ngày của Lực lượng Vũ trang Đức tại căn cứ không quân ở Fassberg, miền bắc nước Đức vào ngày 15/6/2019. (Ảnh: Patrik Stollarz/ AFP/ Getty Images)

 

Thống đốc bang Utah, ông Spencer Cox, cũng ca ngợi ông Halvorsen, người sinh ra ở Thành phố Salt Lake nhưng lớn lên trong các trang trại trước khi lấy bằng phi công: “Tôi biết ông ấy đang ở trên đó, đang phát kẹo ở đâu đó sau cánh cổng thiên đường bằng đá quý”. 

Sau khi bị tấn công trong trận Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ đã tham gia Thế chiến thứ hai. Ông Halvorsen được đào tạo thành phi công chiến đấu và phục vụ như một phi công vận tải ở nam Đại Tây Dương trong Thế chiến thứ hai, trước khi vận chuyển thực phẩm và các nguồn cung cấp khác đến Tây Berlin như một phần của cuộc không vận.

 

Ông Gail S. Halvorsen, cựu binh của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đứng giữa những cậu bé tiên phong tại sân bay Tempelhof ở Berlin, Đức vào ngày 12/5/2009. (Ảnh: Andreas Rentz/ Getty Images)

 

Theo lời kể của ông trên trang web, ông Halvorsen đã từng có những cảm xúc đan xen về sứ mệnh giúp đỡ kẻ thù cũ của Hoa Kỳ, bởi vì ông đã mất khá nhiều bạn bè trong chiến tranh. 

Nhưng thái độ của ông đã thay đổi. Sau khi gặp một nhóm trẻ em sau hàng rào ở sân bay Templehof, ông đã có nhiệm vụ mới cho riêng mình. Lúc ấy, ông đã cho những đứa trẻ hai mẩu kẹo cao su mà ông đã bẻ đôi, và xúc động khi thấy những đứa trẻ nhận lấy kẹo cao su; chia sẻ mẩu giấy gói kẹo với những đứa trẻ khác để cùng được ngửi mùi kẹo còn vương phảng phất trong những mảnh giấy. Cảm động trước những khó khăn, thiếu thốn vật chất nhưng rất hồn nhiên của những đứa trẻ, ông Halvorsen hứa “thả xuống” đủ kẹo cho tất cả bọn trẻ vào ngày hôm sau khi máy bay của ông bay qua sân bay. 

 

Douglas C-54 Skymaster hạ cánh tại Sân bay Berlin Tempelhof, năm 1948. (Ảnh: wikimedia)

 

Ông Halvorsen lấy khẩu phần kẹo của riêng mình, rồi dùng khăn tay làm dù để thả những mẫu kẹo xuống đất. Ông bắt đầu thường xuyên làm như vậy. Chẳng bao lâu sau, các phi công và phi hành đoàn khác đã tham gia vào chiến dịch được gọi là "một chút quà nhỏ” này. 

Sau khi một câu chuyện của Associated Press xuất hiện với tiêu đề "Máy bay ném bom mang kẹo mút thả xuống Berlin", một làn sóng quyên góp kẹo và khăn tay đã diễn ra sôi nổi. 

 

Ông Halvorsen đã đi tiên phong trong ý tưởng thả những thanh kẹo và kẹo cao su bằng những chiếc dù thu nhỏ thủ công. (Ảnh: wikimedia)

 

Anh ấy nhớ lại đã nói với lũ trẻ, "Hãy quay lại đây vào ngày mai và tôi sẽ thả đủ thứ trên máy bay của mình mà nếu các cháu chia sẻ nó, đủ tất cả kẹo cao su cho tất cả các cháu." Để xác định máy bay của mình trong số tất cả những máy bay đang đến, ông Halvorsen nói với họ rằng mình sẽ lắc cánh để cho họ biết gói hàng của họ đã đến.

 

(Ảnh: USAF)

 

Khi một trong những gói kẹo của ông Halvorsen suýt rơi trúng một phóng viên Tây Đức đang thực hiện câu chuyện trên chuyến bay, bí mật của ông đã bị lộ. Ông bị gọi đến trước Tướng William H. Tunner, người phụ trách không vận, ông Halvorsen nghĩ rằng mình sẽ gặp rắc rối lớn nhưng rất ngạc nhiên khi thấy rằng sự công khai tích cực về hành động thả kẹo này lại được khuyến khích.

 


"Phi công thả kẹo" trên đường băng của một chiếc máy bay chở hàng loại C-17 Globemaster được đổi tên thành "Spirit of Rhein-Main" vào ngày 10/10/2005, tại căn cứ không quân quân sự ở Frankfurt, Đức. (Ảnh: TORSTEN SILZ/ DDP /AFP/ Getty Images) 

 

Vào ngày 26/6/1948, cuộc không vận bắt đầu trong một kế hoạch đầy tham vọng nhằm tiếp tế và cung cấp lương thực, thực phẩm cho Tây Berlin sau khi Liên Xô - một trong bốn cường quốc chiếm đóng Berlin và chia cắt nơi này. Liên Xô đã phong tỏa thành phố nhằm siết chặt và thúc ép Mỹ, Anh và Pháp ra khỏi vòng vây bên trong miền Đông nước Đức do Liên Xô chiếm đóng.

Các phi công Đồng minh đã bay 278.000 chuyến bay đến Berlin, mang theo khoảng 2,3 triệu tấn thực phẩm, than đá, thuốc men và các vật tư khác.

Vào ngày 12/5/1949, cuối cùng Liên Xô nhận thấy việc phong tỏa là vô ích và dỡ bỏ các rào cản của họ. Tuy nhiên, các cuộc không vận vẫn được tiếp tục trong vài tháng nữa, để đề phòng trong trường hợp Liên Xô thay đổi ý định.

Ký ức trong những người Đức ở Berlin về những người lính Mỹ trao kẹo, kẹo cao su hoặc cam tươi vẫn còn hiện hữu khắp nơi - đặc biệt là đối với thế hệ già sinh ra trong hoặc ngay sau chiến tranh.

 

Cựu phi công Hoa Kỳ Gail S. Halvorsen bay một thanh sôcôla gắn trên một chiếc dù nhỏ vào ngày 10/10/2005, tại căn cứ không quân quân sự ở Frankfurt / Main, sau khi bàn giao chiếc căn cứ đến Cộng hòa Liên bang Đức. (Ảnh: TORSTEN SILZ/ DDP /AFP/ Getty Images)

 

Nhiều người thích thú nhớ lần đầu tiên ăn kẹo và trái cây tươi trong thời đại mà người dân ở các thành phố đang bị ném bom, phải chết đói hoặc phải bán các món đồ gia truyền của họ trên thị trường chợ đen để lấy một lượng nhỏ bột mì, bơ hoặc dầu để có thể có cái để ăn.

Giám đốc Tổ chức Giáo dục Hàng không, ông Stewart nói: “Những nỗ lực của ông Halvorsen trong việc tiếp cận người dân Berlin đã giúp gửi đi một thông điệp rằng họ sẽ không bị lãng quên và sẽ không bị bỏ rơi. Mặc dù ban đầu cũng có sự mâu thuẫn trong nội tâm ông Halvorsen - người lớn lên trong cảnh nghèo khó của thời kỳ Đại suy thoái. Nhưng rồi, khi nhìn thấy bóng dáng chính mình ở những đứa trẻ phía sau hàng rào, ông Halvorsen đã quyết định tạo mối liên hệ với chúng. Những hành động tử tế giữa người với người, tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng thực tế có thể giúp thay đổi cả thế giới”. 

Hoa Long
Theo The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP