Irwin Cotler – cựu Bộ trưởng Tư Pháp, đồng thời hiện là thành viên của Liên minh Nghị viện Canada về Trung Quốc (IPAC) cho rằng, các nghị sĩ cần đặt nhiệm vụ tìm kiếm công lý cho các học viên Pháp Luân Công, đây nên là ưu tiên hàng đầu của phong trào nhân quyền quốc tế, Epoch Times đưa tin.
Irwin Cotler là một trong những đồng chủ tịch IPAC của Canada, ông đã đưa ra những bình luận trên trong bài phát biểu tại một cuộc mít tinh đoàn kết trực tuyến, kỷ niệm 21 năm ngày phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – ngày 20/ 7/1999.
“Chúng ta phải tìm lại công lý cho Pháp Luân Công, và truy cứu trách nhiệm những người vi phạm nhân quyền đối với họ làm ưu tiên hàng đầu như một vấn đề nguyên tắc, và chính sách cho phong trào nhân quyền quốc tế cho các nghị sĩ”, ông Cotler phát biểu.
Trong tuyên bố hôm 20/7, Cotler cho biết ông rất vui mừng vì IPAC đã ưu tiên điều này, đồng thời lên án cuộc đàn áp, “kêu gọi công lý và trách nhiệm” cho Pháp Luân Công.
Tháng 6/2020, IPAC được thành lập để hợp nhất các nỗ lực quốc tế chống lại các thách thức toàn cầu do ĐCSTQ áp đặt. Tổ chức bao gồm các nghị sĩ cấp cao từ khoảng 20 quốc gia như: Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Nghị viện châu Âu.
Hơn 2 thập kỷ qua, chiến dịch đàn áp các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã dẫn đến việc hàng trăm ngàn học viên bị bắt giữ, họ đã phải gánh chịu nhiều hình thức tra tấn dã man nhất, tuyên bố của IPAC cho biết.
IPAC lưu ý rằng, việc bắt bớ này đặc biệt nghiêm trọng, bởi “các báo cáo cho thấy, chính quyền nhắm mục tiêu vào các bộ phận trên cơ thể của của các tù nhân Pháp Luân Công.”
“Bằng chứng về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc đã xuất hiện cách đây 15 năm, và trong một vụ án pháp lý độc lập và nghiêm ngặt – Tòa án Trung Quốc – năm 2019 đã phát hiện ra hoạt động này đã được thực hiện rộng rãi, được nhà nước chống lưng và có hệ thống”, tuyên bố cho biết.
“Chúng tôi nhắc nhở thế giới về sự đồi bại mà họ đang phải chịu đựng, và kêu gọi thế giới đứng lên, chấm dứt cuộc đàn áp tà ác như vậy, chấm dứt tình trạng bao che và vì công lý, trách nhiệm, quyền con người và nhân phẩm cho tất cả các người dân Trung Quốc”.
Pháp Luân Công được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992 và nhanh chóng trở nên phổ biến. Theo số liệu chính thức, có từ 70 đến 100 triệu học viên vào năm 1999.
Ngày 20/7/1999, cựu bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) đã phát động một chiến dịch bất hợp pháp, để đàn áp Pháp Luân Công do sự phổ biến của môn tập. Lý do của ông ta là số học viên của môn tu luyện này còn nhiều hơn tổng số Đảng viên tại thời điểm ấy, và điều đó vượt khỏi tầm kiểm soát của ĐCSTQ.
Cotler giải thích trong một cuộc phỏng vấn rằng, “mặc dù Pháp Luân Công không làm gì khác hơn là khẳng định các giá trị Chân-Thiện-Nhẫn của Phật gia, ĐCSTQ về cơ bản đã tội phạm hóa họ chỉ vì những giá trị này, và tiến hành chiến dịch xóa bỏ môn tập”.
“Chiến dịch diệt trừ đó bao gồm việc bắt giữ hàng loạt, giam cầm, tra tấn, hành quyết phi pháp và cưỡng bức thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công”, ông nói.
Vào ngày 17/6/2019, Ngài Geoffrey Nice – chủ tịch Tòa án độc lập về Trung Quốc tại London – Anh đã kết luận rằng, “nạn mổ cướp nội tạng đã được thực hiện ở quy mô lớn, diễn ra trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc, và các học viên Pháp Luân Công là một – và thậm chí là nguồn cung cấp nội tạng chính cho tội ác này”.
“Ngài Geoffrey Nice Nice cho rằng các hành vi liên quan đến nạn cưỡng bức cướp nội tạng, và các vụ hành quyết liên quan có thể cấu thành tội diệt chủng”, Cotler nói.
“Vì vậy, chúng ta đang nói về tội ác chống lại loài người đã xảy ra 21 năm tính đến thời điểm hiện tại.”
Thiện Thành (Theo Epoch Times)
Đăng theo Tinh Hoa