Cựu binh Mỹ quay lại Việt Nam sau 40 năm để thực hiện lời hứa với một cậu bé

Cựu binh Mỹ quay lại Việt Nam sau 40 năm để thực hiện lời hứa với một cậu bé

Cựu binh Mỹ quay lại Việt Nam sau 40 năm để thực hiện lời hứa với một cậu bé

Cựu binh Mỹ quay lại Việt Nam sau 40 năm để thực hiện lời hứa với một cậu bé

Cựu binh Mỹ quay lại Việt Nam sau 40 năm để thực hiện lời hứa với một cậu bé
Cựu binh Mỹ quay lại Việt Nam sau 40 năm để thực hiện lời hứa với một cậu bé
Thứ sáu, 27-12-2024 06:28, (GMT+07:00)
Cựu binh Mỹ quay lại Việt Nam sau 40 năm để thực hiện lời hứa với một cậu bé
14-08-2021 14:47

Những tưởng chiến tranh chỉ có lòng thù hận và giết chóc. Nhưng ngay cả trong những ngày tháng ác liệt và tồi tệ ấy, vẫn có những giây phút thật ấm áp tình người, giữa những người lính Mỹ và trẻ em Việt Nam. Để rồi từ đó đã ươm mầm cho một câu chuyện đẹp về chữ Tín và tình bạn giữa 2 gia đình Mỹ - Việt trong thời bình.

Đó là câu chuyện về ông Phil Seymour đã ôm giữ món quà là chiếc đồng hồ mà ông từng hứa tặng cậu bé Lê Đình Cẩm trong thời gian tham gia chiến tranh tại Việt Nam. Lời hứa tưởng chừng “vô thưởng vô phạt” với một đứa trẻ ấy vẫn được ông khắc ghi và quyết tâm thực hiện dù 40 năm đã trôi qua.  

Tình cảm trong trẻo giữa người lính Mỹ và cậu bé giàu lòng tự trọng

Ông Phil Seymour đến Việt Nam vào tháng 12/1966. Khi đó ông đang là Trung sĩ một đại đội thuộc Sư đoàn TQLC 1 của Mỹ. Nửa năm sau, đơn vị của ông đóng quân tại một đảo nhỏ gần Hội An, Đà Nẵng. Thời gian rảnh rỗi, ông thường cùng các đồng đội chèo thuyền vào đất liền để tham quan Hội An. 

Với bản tính hồn nhiên, những đứa trẻ trong làng thường hay ríu rít chạy theo họ để nói chuyện và xin bánh kẹo hay thức ăn đóng hộp của Mỹ. Nhóm lính của ông cũng cảm thấy rất vui khi chơi đùa với các em và không ngại chia sẻ một ít thức ăn trong khẩu phần của mình. 

Trong những đứa trẻ ấy, có một cậu bé tên là Cẩm (khoảng 9 tuổi) - thường được ông Phil gọi là Cam - có một tính cách khá khác biệt. Thay thì vồ vã xin kẹo như nhóm bạn, Cẩm chỉ luôn đứng phía sau nhìn mọi người và rất tự trọng. Khi được tặng bánh kẹo, cậu thường không quên mang tặng lại các chú lính một ít chuối, vài trái dừa hay dăm ba trái chanh. Vì vậy, cậu bé rất được những người lính Mỹ yêu mến. 

Ông Phil cũng như những người lính khác, thường được đám trẻ ríu rít chạy theo vui đùa và xin kẹo (Ảnh: tổng hợp) 
Ông Phil cũng như những người lính khác, thường được đám trẻ ríu rít chạy theo vui đùa và xin kẹo (Ảnh: tổng hợp)

Lời hứa của người lính trẻ 

Một ngày tháng 6/1967, Cam tặng Phil một quả chuối. Trung sĩ Phil Seymour lúc này đang chuẩn bị được đi nghỉ một tuần ở Thái Lan. Phil hỏi Cam có muốn ông mua tặng cậu món quà gì không. 

Đối với một cậu bé nghèo ở làng quê heo hút ấy, thì Thái Lan là nơi nào, có gì đặc biệt cậu cũng không biết. Sau một chút suy nghĩ, cậu ngại ngùng bập bẹ vài chữ tiếng Mỹ và chỉ vào cái đồng hồ mà Phil đang đeo. Trung sĩ Phil đồng ý.

Khi ở Thái Lan, chàng lính trẻ mãi vui chơi mà quên mất lời hứa với cậu bé. Hết kỳ nghỉ phép, trở lại Hội An, rồi gặp lại Cam, ông mới chợt nhớ tới lời hứa về cái đồng hồ. Khi thấy Phil về, Cam chạy ùa tới, hớn hở.

Nhưng không có cái đồng hồ nào cả.

Ngay sau đó, đơn vị của Phil rời Hội An để về vùng phi quân sự và sau đó được lệnh trở về Mỹ. 

Tại Mỹ, cuộc sống của Phil khá suôn sẻ và bận rộn. Ông ở trong quân ngũ thêm 27 năm, sau đó lấy bằng Thạc sĩ Luật và trở thành Luật sư ở Lầu Năm Góc. Ông giữ chức Trưởng công tố viên và đến năm 1995 thì nghỉ hưu.  

Thế nhưng bao nhiêu năm trôi qua, ông vẫn luôn canh cánh về lời hứa năm xưa với cậu bé ở vùng quê nghèo Việt Nam. 

Có thể cậu bé Cam năm nào đã quên chuyện chiếc đồng hồ, vì lúc ấy cậu còn quá nhỏ và suy cho cùng đó cũng chỉ là một lời hứa thoáng qua của một “người bạn”. Nhưng ông Phil thì không. Ông vẫn giữ chiếc đồng hồ đã mua cho Cam và vẫn mong một ngày sẽ trở về Việt Nam để tặng lại cậu, giữ trọn chữ Tín với người bạn nhỏ. 

Món quà bất ngờ sau 40 năm 

Thế là năm 2007, ông Phil quyết định cùng vợ đi du lịch đến một số nước Đông Nam Á, và trong hành trình ấy có một điểm đến từng quen thuộc với ông một thời - Hội An. 

Dù biết khả năng tìm lại cậu bé Cam rất mong manh, nhưng ông vẫn mang theo chiếc đồng hồ và tấm hình thuở nhỏ của Cam với lòng đầy hi vọng. 

May mắn thay, với sự giúp đỡ của công ty du lịch, ông Phil đã tìm được em trai ông Cam, và nhờ gọi ông Cam tới. Lúc này Cam đã là một người đàn ông 49 tuổi, làm nghề thợ mộc.

Ban đầu ông Cam còn ngơ ngác không hiểu chuyện gì, mãi đến khi nghe người hướng dẫn viên giải thích ông mới sững người. Ông Cam cứ nghĩ do hồi nhỏ mình nói tiếng Mỹ bập bẹ nên chắc chú lính ấy cũng chẳng hiểu, hoặc không nhớ gì về việc đó đâu. 

Nhưng 40 trôi qua, giờ đây, ông Cam không ngờ rằng người cựu binh năm xưa đã bay nửa vòng trái đất chỉ để gặp và tặng cho ông một chiếc đồng hồ như đã hứa. Họ ôm nhau trong nỗi xúc động nghẹn ngào.  

Ông Phil chia sẻ: “Nếu tôi thất hứa với một người lớn thì tôi sẽ không ân hận đến như vậy. Đằng này tôi đã hứa với một đứa trẻ ngây thơ, tốt bụng. Nó không cầu xin gì cả, trên khuôn mặt lúc nào cũng có một nụ cười”.

Mối nhân duyên tốt đẹp 

Câu chuyện chưa dừng lại ở đấy. 

Để đáp lại tấm chân tình, ông Cẩm mời ông bà Phil đến nhà dùng bữa cơm thân mật cùng gia đình. Khi đến thăm, ông bà mới biết “cậu bé Cam” năm nào giờ đã là cha của 5 người con. Và họ rất xúc động khi biết chị Vy - người con gái đầu của ông Cẩm phải nghỉ học để đi làm phụ giúp cha mẹ lo cho các em đang học đại học. 

Trên đường về khách sạn, bà Lynne – vợ của ông Phil – cứ suy nghĩ mãi về cô. Và rồi, họ quyết định ngỏ lời giúp Vy được nối lại việc học sau bao năm dang dở. Điều này thật sự là khó tưởng tượng nỗi với gia đình ông Cẩm. 

Chị Vy - con gái lớn của ông Cẩm được vợ chồng ông Phil giúp đỡ để tiếp tục được ăn học (Ảnh: tổng hợp)
Chị Vy - con gái lớn của ông Cẩm được vợ chồng ông Phil giúp đỡ để tiếp tục được ăn học (Ảnh: tổng hợp)

Để đền đáp tấm lòng tốt của hai vị ân nhân, chị Vy đã nỗ lực học tập và đã lấy bằng cử nhân vào năm 2012. Trong buổi Lễ tốt nghiệp của mình, chị Vy vô cùng hạnh phúc khi được ông Phil bay từ Mỹ sang và mua cả vé máy bay cho cha mẹ cô vào Sài Gòn tham dự.

Thấm thoắt cũng 14 năm từ ngày mối nhân duyên giữa “chàng lính trẻ” và “cậu bé giàu lòng tự trọng” được nối lại, hai gia đình Mỹ - Việt vẫn thường xuyên gọi điện hỏi thăm nhau. 

Đầu tháng 4/2021 này, khi nghe tin ông Phil phải nhập viện sau tai nạn, chị Vy vội vã bay sang Mỹ lo cho ông bà Phil, vốn đang hiu quạnh vì không có con. Đối với chị, cái ơn của ông bà đối với gia đình chị quá lớn và chị muốn đáp đền phần nào. 

Chiến tranh qua đi, để lại những nỗi đau và sự mất mát. Nhưng nó cũng để lại những mối nhân duyên thật đẹp và trường tồn. Bởi lẽ, nó không được tạo nên bởi lòng thù hận mà chính bởi tình người ấm áp và giàu đạo nghĩa. 

Hà Phương

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP