“Cười người hôm trước, hôm sau người cười”, một số người đã nhắc lại việc so sánh “Ngọn lửa Trung Quốc so với ngọn lửa Ấn Độ” để nói một cách mỉa mai rằng: “Đây đúng thật là quả báo nhãn tiền”, theo Epochtimes.
Phần còn lại sau khi phóng thành công một mô-đun cho người ở lên không gian của tên lửa Trường Chinh 5B Y2 do Trung Quốc phóng vào ngày 29 tháng 4 đã mất kiểm soát và chệch khỏi quỹ đạo. Các đơn vị nghiên cứu vũ trụ toàn cầu đang lo ngại về điểm rơi của phần tên lửa này. Trớ trêu thay, tên lửa này lại chính là nhân vật chính trong bức ảnh “Ngọn lửa Trung Quốc” chế giễu dịch bệnh ở Ấn Độ cách đây vài ngày của Ủy ban Chính trị và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương ĐCSTQ.
Các phương tiện truyền thông chính thức của chính quyền Trung Quốc đã truyền hình trực tiếp buổi phóng thành công tên lửa Trường Chinh 5b Y2. Sáu khi dàn nhạc giao hưởng trực tiếp biểu diễn ngoài trời, tên lửa phía sau nó đã cất cánh. Các bài báo mô tả đó là một “thời khắc làm xúc động lòng người”.
Nhưng, chưa đầy một tuần sau, hãng truyền thông Anh “The Guardian” tiết lộ rằng tên lửa Trường Chinh 5B Y2 đã được phóng từ Bãi phóng Không gian Văn Xương ở tỉnh Hải Nam và đi vào quỹ đạo trái đất ở độ cao thấp sau khi đưa thành công Mô-đun lõi Thiên Hòa của Trạm Vũ trụ Trung Quốc vào không gian.
Tuy nhiên, phần lõi của tên lửa không quay trở lại bầu khí quyển như thông thường mà rơi vào quỹ đạo không xác định. Hiện nó đi vào quỹ đạo tạm thời và quay quanh trái đất. Một số chuyên gia lo ngại rằng sau đó nó sẽ rơi xuống các khu dân cư đông đúc và gây thiệt hại lớn.
Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ cho biết vào ngày thứ 4 (5/5) theo giờ địa phương rằng Phi đội Kiểm soát Không gian 18 ở California sẽ cập nhật và thông báo vị trí của “mảnh vỡ tên lửa ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc” trong không gian mỗi ngày kể từ ngày đó. Phi đội này chuyên cung cấp cảnh báo và phản ứng không gian kịp thời cho cơ quan thám hiểm không gian toàn cầu.
Theo báo cáo, Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ tuyên bố rằng mảnh vỡ của tên lửa ngoài tầm kiểm soát này của Trung Quốc dự kiến sẽ quay trở lại Trái đất vào ngày 8/5, nhưng hiện vẫn chưa thể xác định địa điểm mà nó tiếp đất.
Trang tin Space News phỏng đoán xác tên lửa 5B có thể rơi xuống đất trong tuần này ở bất kỳ đâu giữa New York, Madrid, Bắc Kinh, Wellington, hay New Zealand.
Vào ngày 4/5, Jonathan McDowell, một nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Smithsonian của Đại học Harvard, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Hãng thông tấn Đức Deutsche rằng: “Trong trường hợp xấu nhất, nó sẽ rơi như một chiếc máy bay nhỏ, nhưng nó sẽ bị rải rác trong hàng trăm km”. Ông cũng cảnh báo rằng không thể xác định có bao nhiêu mảnh vỡ sẽ còn lại sau khi nó quay trở lại bầu khí quyển, nhưng chúng sẽ đủ để gây ra thiệt hại lớn.
Chu Sùng Huệ, quyền Phó Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Quốc gia Đài Loan cho biết, theo phân tích thông tin giám sát từ các đơn vị vũ trụ trên thế giới, tên lửa Trung Quốc sẽ rơi xuống mặt đất từ ngày 8 đến 10/5, và có khả năng các mảnh rơi sẽ ở giữa 41 độ vĩ bắc và nam. Tuy nhiên, kết quả dự đoán mô phỏng này cũng có thể có sai sót, cần được điều chỉnh bất cứ lúc nào.
Vương Bân Uy, trợ lý nghiên cứu và nhà vật lý thiên văn tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia Đài Loan, chỉ ra rằng tên lửa của Trung Quốc có thể mang theo tải trọng khoảng 20 tấn, cao 53 mét, đường kính 5 mét và nặng 830 tấn. Đây là tên lửa lớn nhất Trung Quốc biệt danh “xe tải hàng không”, để chuẩn bị cho các kế hoạch cho trạm vũ trụ trong tương lai của Trung Quốc.
Trớ trêu thay, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương của ĐCSTQ gần đây đã sử dụng vụ phóng tên lửa này làm hình ảnh so sánh giữa “Ngọn lửa Trung Quốc và ngọn lửa Ấn Độ” nhằm chế giễu dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát của Ấn Độ. Ủy ban này đã đăng trên trang web của mình hình ảnh tên lửa Trung Quốc đang phụt lửa chuẩn bị phóng lên và ảnh giàn thiêu nạn nhân thiệt mạng do dịch bệnh ở Ấn Độ. Việc so sánh này đã khiến công chúng thấy rất phản cảm.
RFA đưa tin với tiêu đề đại ý “Cười người hôm trước, hôm sau người cười”.
Cư dân mạng Trung Quốc bàn tán rất nhiều, một số người cho rằng thứ đang di chuyển ngoài tầm kiểm soát là mảnh vỡ của thùng nhiên liệu do tên lửa phóng đi. Điều này đã bị báo chí nước ngoài “cố tình gây hiểu nhầm”. Tuy nhiên, một số người đã nhắc lại việc so sánh “Ngọn lửa Trung Quốc so với ngọn lửa Ấn Độ” để nói một cách mỉa mai rằng: “Đây đúng thật là quả báo nhãn tiền”.
Theo ĐKN