Chủ tịch WOIPFG – Uông Chí Viễn cho biết: “Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn xảy ra vào thời điểm mà cuộc đàn áp Pháp Luân Công không thể duy trì, ĐCSTQ đang trong tình trạng cưỡi hổ khó xuống.”
Tại sao ĐCSTQ lại tạo ra “Vụ tự thiêu Thiên An Môn”?
Uông Chí Viễn – Chủ tịch Tổ chức Thế giới điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) nói với tờ Epoch Times vào ngày 23/8/2021 rằng, cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã kéo dài 22 năm, và nó chủ yếu liên quan đến “Vụ án tự thiêu Thiên An Môn” được thực hiện cách đây 20 năm.
“Giang Trạch Dân đã sử dụng nhiều tài nguyên quốc gia để trấn áp Pháp Luân Công, sau khi cuộc đàn áp kéo dài gần một năm rưỡi, dẫn đến sự phản đối chung của người dân trong nước và cộng đồng quốc tế.”
“Sau thời gian bức hại dài như vậy, các học viên Pháp Luân Công vẫn đại thiện đại nhẫn, tiếp tục đến Bắc Kinh thỉnh nguyện và nói rõ sự thật, dẫn đến sự rúng động tương đối lớn. Việc này khiến ĐCSTQ rơi vào khó xử”.
ĐCSTQ lúc đó đã phải đối mặt với tình huống khó xử như thế nào? Tại sao lại tạo ra vụ “tự thiêu” giả mang tính thế kỷ? Bài viết này trình bày chi tiết cho người đọc từ các khía cạnh khác nhau:
“1.400” trường hợp vu khống lần lượt bị vạch trần
Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ ra lệnh bức hại Pháp Luân Công, đồng thời thao túng các phương tiện truyền thông để tung tin đồn. Đài truyền hình CCTV liên tục phát sóng “1.400” trường hợp giả mạo về cái gọi là học viên Pháp Luân Công giết người, tự sát, rối loạn tâm thần… Tất cả các phương tiện truyền thông của Trung Quốc cũng lao vào công kích, phỉ báng Pháp Luân Công. Tuy nhiên, lời nói dối không thể che giấu sự thật.
Ví dụ vào năm 2000, Đài truyền hình Bàn Cẩm ở Liêu Ninh đưa tin về vụ án “Ngụy gia giết mẹ” để vu khống cho Pháp Luân Công. Trên thực tế, bà lão bị giết kiếm sống bằng nghề nhặt rác, còn con gái bà thì lang thang ở Hải Thành, chơi mạt chược, hết tiền cô ta về xin mẹ, người mẹ không có tiền đưa thì liền giết mẹ trong đêm.
Sau đó, những người từ sở công an đã cho cô gái này một kế: “Chỉ cần nói rằng cô tu luyện Pháp Luân Công, đẩy cho Pháp Luân Công thì sẽ không mang tội chết.” Mọi người trong gia đình Ngụy đều biết rằng cô ấy không tu luyện Pháp Luân Công, nhưng do áp lực từ ĐCSTQ, họ chỉ có thể bàn bạc lại với cô ấy.
Để giải thích về việc làm vô đạo của sở công an, tờ Epoch Times đã nhiều lần báo cáo về việc ĐCSTQ tích hợp việc bức hại Pháp Luân Công vào thành tích công việc và sự nghiệp chính trị của công an viên, khuyến khích họ làm việc ác, cụ thể:
“Theo một thông báo mật do Ban Tổ chức Thành ủy Phụ Dương tỉnh An Huy phát đi cho biết: việc đàn áp “Pháp Luân Công” được coi như một trong những chỉ số để đánh giá, chấm điểm khả năng lãnh đạo của các lãnh đạo thành phố trực thuộc tỉnh và đánh giá xây dựng Đảng.”
“…Cảnh sát tham gia vụ bắt cóc học viên Pháp Luân Công được “thưởng” và ghi được 10 điểm, trong khi việc bắt giữ các tội phạm thật sự khác chỉ được 1 điểm.”
Một ví dụ khác: Tác giả của tờ ‘Sâm Châu nhật báo’ ở tỉnh Hồ Nam thừa nhận đã bịa đặt tin tức giả để vu khống cho Pháp Luân Công. Minh Huệ Net đưa tin rằng vào ngày 6/7/2002, ấn bản buổi tối của ‘Sâm Châu nhật báo’ – tờ báo đảng của thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, đã đăng một bài báo có chữ ký làm mất uy tín của Pháp Luân Công trong mục tin tức.
Tác giả Bành Vệ đã viết trong bài báo như sau, Bàng Mỹ Thanh, một phụ nữ 28 tuổi, ở thị trấn Chu Khẩu, thành phố Tư Hưng vì “si mê Pháp Luân Công” mà bị ốm tại nhà không chịu đến bệnh viện điều trị, người này đã chết ở nhà vào đầu tháng 6. Báo chí còn có bài đăng nói rằng, từ cuối năm 1996, Bàng sau khi luyện công thì không muốn làm nông và chăm sóc con cái nữa. Vào tháng 3/2000, để “lên trời”, cô ta đã nhảy xuống lầu và bị thương nặng… Nghe có vẻ như là sự thật.
Sau khi tin tức được đăng tải, nó đã tạo thành ảnh hưởng rất xấu trong xã hội. Bởi vì sự việc có liên quan đến thị trấn Chu Khẩu, nên người ta đã vào cuộc điều tra, cuối cùng phát hiện sự việc là do Bành Vệ tự biên tự diễn. Sau khi bị bại lộ, Bành Vệ đã viết một bài đính chính. Mục tin tức tổng hợp của tờ ‘Sâm Châu nhật báo’ ngày 8/7 đã đăng bức thư của Bành Vệ, nguyên văn như sau:
“Gửi mục tin tức tờ ‘Sâm Châu nhật báo’
Vào ngày 6/7, tôi đã đăng một bài viết trên tờ ‘Sâm Châu nhật báo’ – mục Thời sự tối có tiêu đề ‘Si mê Pháp Luân Công bỏ mạng’. Nó được viết dựa trên lời kể thân nhân của một người đã mất. Trong đó, Bàng Mỹ Thanh không phải chết vì luyện Pháp Luân Công. Tôi chưa xác minh điều này mà đã đưa tin. Tôi đã không có trách nhiệm khi viết sự việc thành bài báo, gây ảnh hưởng xấu đến thị trấn Chu Khẩu. Tôi lấy làm tiếc vì điều này.
Bành Vệ”
Thuận theo việc các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước không ngừng làm sáng tỏ “1.400 trường hợp” là giả dối thì ngày càng có nhiều dân chúng đặt câu hỏi về cuộc bức hại của ĐCSTQ hơn.
Các học viên Pháp Luân Công kiên trì treo biểu ngữ tại Quảng trường Thiên An Môn
Tháng 7/1999, ĐCSTQ phát động cuộc bức hại mang tính diệt chủng. Hàng nghìn vạn học viên Pháp Luân Công không màng sinh tử, đến thỉnh nguyện ôn hòa tại quảng trường Thiên An Môn.
Triệu Ngọc Mẫn, là học viên Pháp Luân Công sống tại Bắc Kinh và hiện đang sống ở Úc nói với tờ Epoch Times rằng: “Bởi vì sau khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, không nơi nào chịu tiếp nhận và giải quyết đơn thỉnh nguyện của các học viên. Cô từng gửi đơn khiếu nại vào ngày 28/10/1999, ngày 4/2/2000, ngày 25/6/2000, ngày 19/7/2000, ngày 1/10/2000, ngày 6/10/2000, và đến quảng trường Thiên An Môn trên dưới khoảng 6 lần để treo biểu ngữ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’, ‘Trả lại thanh danh cho Đại Pháp’”, để biểu thị tâm nguyện của mình.
Triệu Ngọc Mẫn vốn là một người bán quần áo ở Bắc Kinh. Tháng 1/1999 cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, thân tâm đều được thụ ích. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, những ngày tháng bị bệnh tật dày vò đã không còn nữa, tính khí cũng trở nên tốt hơn. Pháp Luân Công là công pháp tu luyện của Phật gia chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, bao gồm 5 bài công pháp với hiệu quả kỳ diệu giúp trừ bệnh khỏe thân.
Sau khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7/1999, một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công ở các nơi trên toàn quốc đã liên tiếp đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện, trong đó có Triệu Ngọc Mẫn. Những học viên khác đến từ khắp nơi như: Quảng Châu, Thâm Quyến, Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân,…
Ngọc Mẫn đã tận mắt chứng kiến nghĩa cử cao đẹp của hàng nghìn học viên Pháp Luân Công ở quảng trường Thiên An Môn. Cô nói: “Mỗi lần đến Thiên An Môn đều phải buông bỏ sinh tử mới [có thể] đi được.”
Ngày 1/10/2000, Triệu Ngọc Mẫn nhìn thấy tại Quảng trường Thiên An Môn có rất nhiều người, và bầu trời xám xịt. Cô hồi tưởng: “Sau khi biểu ngữ bên phía chúng tôi được mở ra, các học viên Pháp Luân Công ở các góc khác của quảng trường cũng bắt đầu mở biểu ngữ, và mọi người hô vang: Pháp Luân Đại Pháp là Chính Pháp! Hãy trả lại sự trong sạch cho Sư Phụ chúng tôi, trả sự trong sạch cho Đại Pháp!”
Sau đó cảnh sát liền ập đến, bắt giữ hàng loạt. Theo trang Minh Huệ Net thống kê, tại hiện trường, đến 9 giờ 30 phút sáng, ngày 1/10/2000, có đến hơn 25 chiếc xe buýt cỡ vừa và lớn chở đầy các học viên Pháp Luân Công rời khỏi quảng trường Thiên An Môn nhưng không ai biết biết họ được chở đi đâu. Ước tính có hơn một nghìn học viên đã bị bắt.
Triệu Ngọc Mẫn nói rằng vào nửa cuối năm 2000, là thời điểm các học viên Pháp Luân Công đến quảng trường Thiên An Môn để giương biểu ngữ nhiều nhất, một ngày giữa tháng 7/2000, cô đã chủ động tiếp đón 40, 50 học viên đến từ Hắc Long Giang, Cáp Nhĩ Tân; những học viên mà cô tiếp xúc đến từ mọi tầng lớp trong xã hội, một số là giáo viên đại học, một số là cán bộ cục thuế, một số là quan chức chính phủ, một số là công nhân và nông dân. Cá nhân cô ước tính rằng trước khi xảy ra “Vụ tự thiêu Thiên An Môn”, mỗi ngày có khoảng từ một đến hai nghìn học viên đến quảng trường Thiên An Môn để biểu đạt ý kiến.
Theo thống kê chưa đầy đủ từ Minh Huệ Net, khi không còn cách nào khác để biểu đạt ý kiến, thì từ năm 2000 đến năm 2001, ước tính khoảng 100.000 đến 150.000 học viên Pháp Luân Công đã đến quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.
Đài truyền hình CNN của Mỹ đưa tin: “Họ lần lượt xuất hiện thành từng nhóm nhỏ, cầm biểu ngữ, biển báo hoặc khẩu hiệu… Cảnh sát rất nhanh bắt lấy những người biểu tình và đem đi. Nhưng không lâu sau, ở một góc khác, một nhóm khác lại đứng lên.”
Đối mặt với các học viên Pháp Luân Công dùng sinh mệnh để đổi lấy những tiếng nói từ lương tâm thì ĐCSTQ đã làm ngơ và cuộc bức hại đẫm máu vẫn tiếp tục.
Những trường hợp bị bức hại đến chết không ngừng lan truyền
Ngày 22/7/1999, tại Phủ Thuận, Liêu Ninh, trạm trưởng trạm phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp Võ Chiêm Thụy bị bức hại đến chết.
Ngày 7/10/1999, tại Chiêu Viễn, Sơn Đông, học viên Pháp Luân Công Triệu Kim Hoa bị bức hại đến chết.
Ngày 10/1/2000, tại Bắc Kinh, học viên Pháp Luân Công Lưu Chí Lan bị bức hại đến chết.
Ngày 15/1/2000, tại Bắc Kinh, học viên Pháp Luân Công Trương Thục Kỳ bị bức hại đến chết.
Ngày 21/2/2000, tại Duy Phường, Sơn Đông, học viên Pháp Luân Công Trần Tử Ưu bị đánh đến chết.
Ngày 30/3/2000, tại Hoài An, Giang Tô, học viên Pháp Luân Công Trương Chính Cương bị bức hại đến chết.
Ngày 22/7/2000, tại Bình Đàm, Phúc Kiến, học viên Pháp Luân Công Tiêu Dương Long bị bức hại đến chết.
Tháng 10/2000, tại Duy Phường, Sơn Đông, học viên Pháp Luân Công Huyền Thành Hỉ bị cảnh sát đánh đến chết.
Ngày 20/12/2000, tại Toại Ninh, Tứ Xuyên, học viên Pháp Luân Công Tô Quỳnh Hoa bị cảnh sát đá xuống lầu mà chết.
…
Theo thống kê chưa đầy đủ trên Minh Huệ Net, tính đến ngày 23/1/2001, tức là trong vòng một năm rưỡi sau cuộc đàn áp của ĐCSTQ, thì ít nhất có 173 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết.
Xã hội quốc tế không ngừng chỉ trích ĐCSTQ
Canada là chính phủ đầu tiên trên thế giới đứng ra lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
Ngày 23/7/1999, Canada đã đệ trình một lá thư phản đối lên Bộ ngoại giao Trung Quốc. Bộ ngoại giao Canada trong thư đã chỉ ra, hiến pháp Trung Quốc bảo đảm cho 1,23 tỷ công dân có quyền hội họp hoà bình và tự do ngôn luận, lệnh cấm đối với Pháp Luân Công vào tuần trước đã vi phạm các quyền công dân này, vì những người tập trung này rất ôn hoà, và họ đang tìm kiếm tự do ngôn luận.
Tháng 8/1999, Úc nêu vấn đề Pháp Luân Công trong cuộc đối thoại nhân quyền.
Tháng 9/1999, văn phòng Tự do Tôn giáo quốc tế thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố ‘Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế’ hàng năm, chỉ trích cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
Ngày 26/10/1999, người phát ngôn Bộ ngoại giao Hoa Kỳ Robin lên án: vào ngày 25/10, Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt giữ thêm người biểu tình Pháp Luân Công, điều này rõ ràng đã vi phạm nhân quyền của quần chúng.
Ngày 18/11/1999, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết 218, yêu cầu ĐCSTQ ngừng bức hại Pháp Luân Công.
Đầu tháng 12/1999, Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Clinton đã chỉ trích ĐCSTQ vì đàn áp Pháp Luân Công.
…
Cộng đồng quốc tế khen thưởng Pháp Luân Công
Bên cạnh việc lên án ĐCSTQ thì cộng đồng quốc tế không ngừng khen ngợi, biểu dương Pháp Luân Công.
Ngày 25/6/1999, Ngài Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã nhận được lời khen ngợi từ Thống đốc llliois, Thống đốc và Thị trưởng Chicago tại Trung tâm Thomson, theo Minh Huệ Net
Thống đốc thứ 39 của lllinois, George Ryan, phát biểu: “Với tư cách Thống đốc của lllinois, tôi rất vinh dự được chính thức biểu dương Ngài đã truyền dạy Pháp Luân Đại Pháp, và những đóng góp to lớn cho đất nước chúng tôi và cả thế giới.”
Thị trưởng thứ 43 của Chicago, Richard M.Daley khen ngợi: “Sự giảng dạy của Đại sư Lý đã trực tiếp thúc đẩy sự tiến bộ của toàn thể xã hội.”
Ngày 9/8/1999, Người đại diện Washington, D.C, Hoa Kỳ tuyên dương: tất cả các hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp đều dựa trên đặc tính căn bản của vũ trụ: “Chân, Thiện, Nhẫn”, giúp con người chữa bệnh khỏe người, giúp con người tịnh hoá tâm linh, giúp đạo đức con người thăng hoa, giúp con người từ bỏ tà ác và xem trọng thiện lương, giúp xã hội nhân loại giữ gìn những truyền thống tốt đẹp, như: chân thành, lễ nghĩa, trung thực, và vị tha.
Ngày 30/11/2000, Hội đồng thành phố New York đã tuyên dương nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp – Ngài Lý Hồng Chí, và một cuộc họp báo về Pháp Luân Đại Pháp đã được cử hành tại Trung tâm Thành phố. Uỷ viên Hội đồng thành phố New York, ông Lefler đã chỉ ra rằng, mặc dù Pháp Luân Công bị đàn áp ở Trung Quốc, nhưng những người tu luyện Pháp Luân Công đều là người tốt, chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp Pháp Luân Công là sai lầm, và những học viên Pháp Luân Công rất xứng đáng được ca ngợi vì lòng dũng cảm và sự kiên định vào tín ngưỡng của họ, bất chấp những mối đe dọa đến tính mệnh và sự tự do của bản thân.
Ngày 22/1/2001, tờ ‘Agence France-Presse’ đã đăng bài viết có tiêu đề “ĐCSTQ vì thất bại trong việc đàn áp Pháp Luân Công mà hoảng sợ”, trong đó nói rõ việc ĐCSTQ thừa nhận họ không thể ngăn cản hàng trăm thành viên Pháp Luân Công biểu tình ôn hoà mỗi ngày tại Quảng trường Thiên An Môn.
Bài viết còn đề cập rằng, mặc dù các học viên Pháp Luân Công phải chịu nhiều cuộc tấn công khác nhau, và 50.000 người bị giam giữ, nhưng họ đã không khuất phục trước áp lực, mà càng trở nên kiên định hơn. Đồng thời cũng nói đến thái độ của các lớp lãnh đạo ĐCSTQ đối với chỉ lệnh đàn áp của Giang Trạch Dân, rất nhiều nhà lãnh đạo đã bày tỏ sự phản đối về cuộc đàn áp này.
Bài viết dẫn lời Giáo sư Lưu Tô Khải của Đại học Trung văn Hồng Kông: “Giang (Trạch Dân) phải chịu trách nhiệm chính trong việc ra lệnh đàn áp, chiến dịch trấn áp không có kết quả, Giang đã đẩy chính phủ vào đường cùng. Sau này nhìn lại thì cuộc đàn áp diễn ra rất liều lĩnh và khinh suất, đặc biệt là vào thời điểm Trung Quốc đang nỗ lực định hình lại hình ảnh của mình trên thế giới. Giang đã cưỡi hổ khó xuống. Điều này liên quan đến quyền lực cá nhân. Ông ta lo rằng nếu cho họ một chút không gian để thở, thì ông ta sẽ bị người trong Đảng coi là yếu kém, và không cách nào duy trì vị trí lãnh đạo cao nhất nữa.”
ĐCSTQ tạo ra vụ “Tự thiêu Thiên An Môn” để kiếm cớ tiếp tục đàn áp
Ngày 22/2/2001, Danny Schechter – một nhà báo nhân quyền cấp cao của Mỹ, người từng đạt giải Emmy, đã viết một bài báo với tiêu đề “Vụ phóng hỏa ở Bắc Kinh là một vụ tự thiêu hay là một trò lừa đảo?” Beatrice Turpin – phóng viên người Trung Quốc làm việc cho cơ quan Hoa Kỳ đã nói với Danny rằng, các cuộc thỉnh nguyện của Pháp Luân Công diễn ra vào Tết Nguyên Đán năm ngoái (năm 2000) và cảnh sát đã đánh đập họ một cách tàn nhẫn. Việc này đã gây ra một chấn động lớn. Năm nay (năm 2001) ĐCSTQ dựng lên một màn kịch, điều này hoàn toàn phù hợp với lối tư duy điển hình của ĐCSTQ.
Vụ tự thiêu do ĐCSTQ dàn dựng vào đêm giao thừa Tết Nguyên Đán nhằm ngày 23/1/2001. Sau đó tuyên bố rằng 5 học viên Pháp Luân Công đã “tự thiêu” tại Quảng trường Thiên An Môn. Tuy nhiên vụ việc được cộng đồng quốc tế khẳng định là đầy sơ hở, ĐCSTQ gài tang vật vu khống cho Pháp Luân Công mục đích là để kích động lòng thù hận và duy trì cuộc bức hại.
Chủ tịch WOIPFG – Vương Chí Viễn biểu thị rằng, trước khi vụ tự thiêu Thiên An Môn được dàn dựng ra, “ĐCSTQ và Giang Trạch Dân đang ở trong một tình huống cực kỳ khó xử. Chính trong lúc này, sự kiện ‘Tự thiêu Thiên An Môn’ đã xảy ra, và còn diễn ra vào đêm giao thừa khi tất cả các gia đình Trung Quốc quây quần bên nhau. Vụ án này đã kích động lòng căm thù lớn trong người dân, gây ra một cuộc chỉ trích mạnh mẽ theo kiểu cách mạng văn hoá đối với Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc.”
“Vụ tự thiêu Thiên An Môn, nhằm lừa dối công chúng và lấy cớ để [tiếp tục] đàn áp. Các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu cuộc bức hại tàn khốc chưa từng có, và cuộc bức hại vẫn tiếp diễn cho đến hôm nay.”
Xem thêm:
VIDEO - Ký ức kinh hoàng sau song sắt - Tinh Hoa TV
Minh Tâm (Theo Epoch Times)
Đăng theo Tinh Hoa