Mỗi nét vẽ tinh tế của họa sĩ truyền thống Trung Quốc Zhang Cuiying mang đến những bức tranh sống động như thật - được truyền cảm hứng bởi chân lý, lòng trắc ẩn và sự nhẫn nại, bộc lộ những điều kỳ diệu không lời trong thế giới nội tâm tĩnh lặng của cô.
Họa sĩ người Úc gốc Hoa Zhang Cuiying, 59 tuổi, đã từng bị giam giữ và tra tấn ở Trung Quốc vì đã đến Bắc Kinh để tìm kiếm công lý cho Pháp Luân Công. (Được sự cho phép của Zhang Cuiying)
Đằng sau nghệ thuật tinh tế của nữ họa sĩ người Úc gốc Hoa nổi tiếng là sự chăm chỉ làm việc và quyết tâm kiên định giữ vững đức tin của mình. Thật khó tin rằng một họa sĩ nổi tiếng như Zhang, với triển lãm cá nhân tại hơn 100 thành phố trên thế giới, lại từng phải đối mặt với sự đàn áp tại quê hương trước khi chính phủ Úc tìm cách giải cứu cô.
Zhang, người đam mê mỹ thuật từ khi còn nhỏ, tin rằng hội họa truyền thống của Trung Quốc là nghệ thuật do Thiên thượng ban tặng, và do đó, kỷ luật là đặc biệt nghiêm ngặt. Là sự pha trộn giữa văn học, thơ ca, thư pháp và khắc dấu, nghệ thuật thần thánh này trước hết đòi hỏi sự “tu luyện” nội tâm của mỗi người, cuối cùng đạt được “sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên”.
Zhang, 59 tuổi, nói với The Epoch Times: “Bức tranh giống như một con người, vì mỗi nét vẽ đều mang thông điệp về nội tâm của người họa sĩ, do đó đòi hỏi cao về tư cách đạo đức của người họa sĩ. Chúng ta phải không ngừng nâng cao tư cách đạo đức của mình, làm cho phong cách nghệ thuật của chúng ta thật trong sáng, tao nhã, tinh tế và ý nghĩa”.
“Tôi sử dụng 'chân, thiện, nhẫn' làm tư tưởng chỉ đạo cho những bức tranh của mình. Nó tiếp thêm lòng trắc ẩn và sự trong sáng cho tác phẩm của tôi. Tại một cuộc triển lãm tranh ở Nhật Bản, một thành viên của National Diet nói rằng ánh mắt của mỗi nhân vật mà tôi vẽ đều thể hiện lòng nhân ái và từ bi”.
Một họa sĩ bẩm sinh
Zhang có khuynh hướng hội họa ngay từ khi còn nhỏ. Nghệ thuật sẽ đưa cô đến một thế giới nơi cô cảm thấy bình yên và mãn nguyện.
Hành trình trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp của cô bắt đầu từ năm 10 tuổi, dưới sự dìu dắt của nhà thư pháp và họa sĩ nổi tiếng Shen Zicheng. Với nền tảng vững chắc về cách vẽ tranh truyền thống, sau này cô có cơ hội học hỏi từ những họa sĩ xuất sắc như Qian Juntao, Xie Zhiliu và Liu Haisu.
Người họa sĩ tài năng được biết đến với những bức tranh vẽ chi tiết về các chủ đề khác nhau, từ phong cảnh trần gian cho đến thiên thượng và văn hóa truyền thống Trung Quốc. Các tác phẩm nghệ thuật của cô đã được đăng trên các tờ báo và tạp chí ở cả Trung Quốc và trên thế giới, với những người nổi tiếng từ mọi tầng lớp xã hội tham dự triển lãm của cô.
Khách tham quan và những người tham dự nhận thấy tác phẩm.
m nghệ thuật của Zhang tỏa ra “năng lượng ấm áp và tươi sáng” và “sức mạnh và sự bình tĩnh trong tâm hồn người họa sĩ”. Cô nhớ lại một lời khen ngợi như vậy khi một khán giả nói rằng những bức tranh của cô truyền cảm hứng khiến cho “mọi người muốn làm những điều tốt đẹp”.
Zhang đã giành được một số giải thưởng tại các cuộc triển lãm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ. Cô cũng là người nhận được các giải thưởng danh dự từ bang Georgia, thành phố St. Louis ở Missouri, Hội đồng bang California và Hội đồng thành phố Columbus.
Tìm kiếm hy vọng, nuôi dưỡng lòng từ bi
Zhang kết hôn năm 1985 và cùng chồng di cư sang Úc sáu năm sau đó. Trong vài năm sau đó, cô bị tái phát bệnh viêm khớp dạng thấp, một chứng bệnh mà cô mắc phải từ thời thơ ấu. Dần dần, căn bệnh phát triển nặng tới mức cô phải khó khăn lắm mới có thể cầm nổi cây bút lông để vẽ.
Zhang nói: “Đi lại và ăn uống rất khó khăn, và tôi gần như từ bỏ mọi hy vọng. Tôi tìm đến các bác sĩ Tây y và cả các bác sĩ Đông y. Tôi đã trải qua các đợt điều trị bằng tia cực tím, tia hồng ngoại, vật lý trị liệu. Tình trạng của tôi không cải thiện và thay vào đó nó trở nên tồi tệ hơn từ ngày này qua ngày khác. Tôi còn trẻ nhưng đã phải nằm liệt giường”.
Năm 1997, Zhang tình cờ thấy một quảng cáo trên một tờ báo của Úc về các lớp thiền miễn phí của Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần cổ xưa hiện đang được thực hành ở hơn 80 quốc gia. Môn tập được nhiều người ca ngợi vì những lợi ích sức khỏe to lớn của nó.
Cô nhớ lại: “Một số người nói rằng họ cảm thấy nhẹ nhàng sau khi học các bài công pháp đến mức họ bước đi một cách dễ dàng, như thể họ đang bay. Tôi đã phải nằm liệt giường và đau đớn, vì vậy tôi nghĩ tại sao không thử nó vì nó miễn phí, dù sao tôi cũng không mong đợi một phép màu sẽ xảy ra".
Tuy nhiên, Zhang nói rằng sức khỏe của cô đã trải qua một sự thay đổi đáng kể sau các lớp học. Cô nói: “Mọi đau đớn trên cơ thể tôi đã biến mất. Cứ như thể tôi đã thay đổi thành một con người mới. Cơn đau biến mất một cách kỳ diệu".
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm năm bài công pháp nhẹ nhàng và các bài giảng đạo đức dựa trên các nguyên lý về chân thật, từ bi và nhẫn nại. Khi Zhang cố gắng hòa mình vào các nguyên lý đạo đức của Pháp Luân Công, cô cảm thấy lòng từ bi của mình trỗi dậy và thế giới nội tâm của cô thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, đưa cô đến gần với cảnh giới nhận thức cao hơn.
Cô nói: “Với việc thực hành thiền định thường xuyên và nâng cao đạo đức từng chút một, tác phẩm nghệ thuật của tôi cũng dần trở nên phi thường, như thể tôi đang nhận được sự giúp đỡ từ các vị thần. Những bức tranh của tôi đã tiến bộ rất nhiều và nó đã mở ra một con đường mới cho tôi. Album các tác phẩm của tôi đã được xuất bản với các ngôn ngữ tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Nga”.
'Cuộc sống trong tù tệ hơn cái chết'
Pháp Luân Công được giới thiệu ở Trung Quốc vào năm 1992 và đến cuối những năm 90, khoảng 70 đến 100 triệu người Trung Quốc đã tham gia tập luyện. Tuy nhiên, vào tháng 7/1999, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã phát động cuộc tuyên truyền bức hại trên toàn quốc để lật ngược dư luận đối với Pháp Luân Công, vì lo ngại sự phổ biến ngày càng tăng của môn tập sẽ vượt khỏi sự kiểm soát của chính quyền.
“Khi tôi nghe nói về việc chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công, tôi cảm thấy tim mình như bị dao đâm. Tôi rất đau lòng với những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt”, Zhang nói.
Nghe báo cáo về việc các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết ở Trung Quốc, Zhang đã viết thư cho đại sứ quán Trung Quốc ở Sydney để giúp ngăn chặn những hành vi vi phạm nhân quyền này. Nhưng khi không có kết quả, Zhang - cũng như nhiều học viên Pháp Luân Công khác - đã quyết định đến Trung Quốc để giải thích sự việc trực tiếp với chính quyền.
Cô nói: “Tôi không ngờ rằng ý định tốt của mình lại dẫn đến việc bị bỏ tù, tra tấn và vu khống kéo dài trong suốt 8 tháng. Tôi đã phải chịu đựng sự tra tấn như địa ngục, bao gồm ngủ trên sàn bê tông gần nhà vệ sinh hôi thối, bị đánh đập, đeo cùm và còng tay, và bị lao động cưỡng bức hơn 10 giờ một ngày, bảy ngày một tuần”.
Nhớ lại ngày định mệnh 31/12/1999, Zhang cho biết cô đã đến Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh cùng một nhóm du khách và cô nhận ra một học viên Pháp Luân Công khác đến từ Melbourne, Úc. Đột nhiên, ba cảnh sát mặc thường phục kéo Zhang lên xe cảnh sát; ngay sau đó, cô bị bắt và bị đánh đập. Vào buổi sáng, nhiều học viên khác đã bị Cục Công an giam giữ vì đến Quảng trường Thiên An Môn.
Bất chấp sự nghiệp hội họa nổi tiếng của mình, Zhang đã trở thành “kẻ thù của nhà nước” và là mục tiêu của cuộc bức hại giống như vô số học viên Pháp Luân Công khác ở Trung Quốc.
Vào tháng 1/2000, Zhang bị giam giữ một thời gian ngắn vì tập các bài công pháp tại Công viên Hồ Rend ở Bắc Kinh. Một tháng sau, vào ngày 4/2/2000, Zhang và chồng đang ăn tối tại một nhà hàng ở Bắc Kinh thì bị hàng chục cảnh sát mặc thường phục từ Bộ An ninh Quốc gia bắt giữ “mà không có bất cứ lý do gì”. Các cảnh sát chở họ trên hai chiếc ô tô đến Nhà tù Bắc Kinh, nơi họ bị giam cùng với các tù nhân chính trị trong một tuần. Nhà chức trách buộc cô phải đứng trên nền xi măng trong mùa đông lạnh giá, không cho cô ngủ và thay nhau tra khảo cô suốt 24 giờ. Họ đã quấy rối cô nhằm khiến cô từ bỏ quốc tịch Úc của mình; cô đáp trả sự tàn bạo của họ bằng cách tuyệt thực. Sau một tuần bị bắt, cô đã đến Hồng Kông, sau đó lại trở lại Trung Quốc thông qua thành phố Thâm Quyến vào tháng 3.
Vào ngày 5/3 cùng năm, Zhang và một số học viên Pháp Luân Công Hồng Kông khác quyết định đến Trung Quốc để thỉnh nguyện một lần nữa, hy vọng rằng chính quyền sẽ ngừng cuộc bức hại. Tuy nhiên, cảnh sát đã bắt cô tại sân bay Thâm Quyến sau khi họ tìm thấy lá thư của cô gửi cho Giang Trạch Dân và Thủ tướng Chu Dung Cơ cùng các sách của Pháp Luân Công trong túi xách của cô. Cô bị giam giữ và tra tấn tại Trung tâm giam giữ số 1 Shangmeilin của thành phố. Vào ngày 16/3/2000, cô tuyệt thực, kéo dài hơn 50 ngày.
Vào tháng 8/2000, Zhang bị chuyển đến Trung tâm giam giữ số 3 Thâm Quyến và bị tra tấn dã man. Để làm suy sụp tinh thần của cô, trong gần hai tháng, trại giam đã nhốt cô vào xà lim trong một tòa nhà dành cho tù nhân nam cho đến khi lãnh sự quán Úc vào cuộc để đưa cô trở lại nhà tù nữ. Trong khi bị giam giữ, Zhang bị còng tay và cùm bằng xích mắt cá chân nặng hơn 6 kg, bị ném hộp cơm vào người, bị tạt nước lạnh và bị giật tóc.
Cô nói: “Cuộc sống 8 tháng trong tù còn tồi tệ hơn là cái chết. Tôi không thể chịu đựng được khi nhìn lại. Tôi bị giam cầm một cách tàn nhẫn trong một phòng giam tối tăm và ẩm thấp, và phải ngủ trên sàn bê tông lạnh lẽo. Họ xúi giục phạm nhân đánh đập tôi, đè đầu tôi xuống đất, dẫm vào mu bàn tay tôi đến mức gãy xương”.
“Tôi phải ngủ trên nền bê tông lạnh lẽo, gối đầu cạnh nhà vệ sinh và phải ngửi mùi nước tiểu và phân của hơn chục người mỗi ngày. Tôi không được phép viết thư cho người thân của mình, không được gọi điện thoại và không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời trong 8 tháng”.
Trong suốt thời gian ở tù, Zhang đã lo lắng cho đứa con gái 12 tuổi và chồng của cô ở Úc. Cô không được phép gặp người thân ở Trung Quốc, trong khi lãnh sự quán Úc chỉ được phép đến thăm cô mỗi tháng một lần.
Cô nói: “Mặc dù lãnh sự quán muốn đến thăm tôi hàng tuần, nhưng họ không được phép làm như vậy. Khi họ đến thăm tôi, họ cũng thấy thái độ của cảnh sát tồi tệ như thế nào. Các quan chức Úc biết rằng tôi đang bị bức hại, vì vậy họ rất lo lắng. Họ muốn tôi được thả, nhưng chính phủ Trung Quốc từ chối; họ liên tục gọi điện cho chính phủ để thương lượng”.
Trong suốt 8 tháng bị tra tấn, Zhang vẫn kiên định. Cô nói rằng chính đức tin của cô đối với Pháp Luân Công đã giúp cô trụ vững. Cô nói: “Tôi tin vào Chân, Thiện, Nhẫn. Vì vậy, tôi đã có thể kiên trì vượt qua”.
Với những nỗ lực không ngừng của chính phủ Úc, Zhang đã được trả tự do vào đầu tháng 11/2000. Bị bao vây bởi gần chục cảnh sát tại phòng chờ của sân bay Thâm Quyến vào ngày 4/11/2000, Zhang bước ra lần cuối để vạch trần cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với niềm tin của cô khi còn ở quê hương. Cô cởi áo khoác ngoài để lộ một chiếc áo phông có khắc một bài thơ khi bị giam giữ. Trong khi những người đi qua nhìn cô với vẻ ngạc nhiên và ngưỡng mộ, các cảnh sát lại tỏ ra xấu hổ; tất cả những gì họ có thể làm là cố gắng vô ích để đe dọa Zhang che lại chiếc áo phông bằng áo khoác của cô ấy.
Những câu thơ viết: “Chỉ vì nói Pháp Luân Đại Pháp là Chính Pháp, tôi đã bị giam cầm trong 8 tháng và phải đối mặt với những gian khổ. Đầu tôi có thể bị chặt, máu tôi có thể đổ, nhưng tinh thần cao cả của tôi sẽ sống mãi trong nhà tù. Trung Quốc sẽ trở thành tội đồ đời đời vì bức hại Pháp Luân Công!”Vào ngày 5/11/2000, Zhang trở về Úc và đoàn tụ với gia đình. Cô nói: “Các quan chức tại Bộ Ngoại giao Úc đã rơi nước mắt khi biết được trải nghiệm bi thảm của tôi trong nhà tù Trung Quốc”.
Zhang rất vui vì cô có thể thực hành đức tin của mình một cách công khai ở Úc, nhưng trái tim cô mãi mãi khao khát được nhìn thấy đồng bào Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị của ĐCSTQ.
Cô nói: “Ở Trung Quốc, mọi người không có tự do, họ không có niềm tin, họ không thể nói lên suy nghĩ của mình và họ không thể kháng cáo khi bị bức hại. Tôi hy vọng rằng người dân Trung Quốc có thể biết về sự tốt đẹp của Pháp Luân Công. Người Trung Quốc cần phải nhìn thấy sự tà ác của ĐCSTQ, cũng như nhìn thấy ánh sáng của thế giới”.
Thanh Hương
Nguồn The Epoch Times
Đăng theo NTDVN