ĐCSTQ đã lao vào cuộc nội chiến của chính mình. Đó là giữa “những người cực đoan Mao” - ủng hộ nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình và “những người theo chủ nghĩa tự do”. Kết quả sẽ gây xáo trộn lớn cho người dân Trung Quốc và cho các quốc gia phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
“Những người theo chủ nghĩa cực đoan Mao” đang lên ngôi, dẫn dắt Trung Quốc tiến tới một kỷ nguyên cô lập mới với thế giới, có thể tồi tệ hơn thời kỳ Mao Trạch Đông từ năm 1949 đến năm 1976.
Các chiến tuyến đã được vạch ra giữa những người “cực đoan Mao” trong giới lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và những “người theo chủ nghĩa tự do” theo định hướng thị trường. Sự phân cực ngày càng tăng này phản ánh sự chia rẽ “chủ nghĩa dân tộc-chủ nghĩa toàn cầu” đã thấy ở nhiều xã hội phương Tây trong những năm gần đây, nhưng với “đặc điểm Trung Quốc”, sự chia rẽ này càng trở nên đặc biệt sâu sắc, thậm chí có khả năng còn xảy ra bạo lực.
Những người “cực đoan Mao” xung quanh ông Tập nhận ra rằng Trung Quốc đã cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối cũng như quyền kiểm soát lương thực và nước uống. Tỷ lệ nắm giữ tiền tệ cứng được cho là ở mức xấp xỉ với Ả Rập Xê Út. Có những tài sản khác, chẳng hạn như nắm giữ nợ của Hoa Kỳ (thị trường nợ này là có giới hạn), nhưng câu hỏi là làm thế nào để sử dụng hiệu quả được các nguồn lực này.
Những người theo chủ nghĩa Mao đã phát hiện ra rằng đô thị hóa ngày càng tăng là yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế và chiến lược của Trung Quốc, nhưng nó đã trở thành nguồn gốc của tình trạng bất ổn lớn khi khiến cho an ninh và trật tự xã hội của người dân Trung Quốc bị xâm phạm nghiêm trọng.
Từ đầu tháng 08/2021, ĐCSTQ đã phong tỏa nhiều nơi khắp Trung Quốc đại lục. Nhìn bề ngoài là vì để ngăn chặn đại dịch, nhưng các nhà quan sát cho rằng, thực chất ĐCSTQ muốn phong tỏa đất nước để ngăn chặn một phong trào biểu tình và thách thức từ cấp cơ sở đang ngày càng lộ rõ.
Nỗi bất bình đang lan rộng, nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc ĐCSTQ không thể ứng phó thỏa đáng với những thảm họa thiên nhiên trên diện rộng như lũ lụt và hạn hán lớn ở nhiều khu vực. Ví dụ, ĐCSTQ tuyên bố số người chết trong thảm họa Trinh Châu giới hạn ở 3 con số, nhưng rất nhiều bằng chứng của người dân và các nhà phân tích đã chỉ ra một cách chắc chắn rằng số thương vong phải lên đến mấy chục nghìn người.
Ông Tập vẫn đang đều đặn kiểm soát và đàn áp khu vực tư nhân - nguồn gốc của “phép màu kinh tế Trung Quốc”. Trong khi đó, ông lại hết lòng ủng hộ, thậm chí “cưng chiều” các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ì ạch và kém hiệu quả, vốn đóng góp rất ít hoặc không đóng góp gì cho “phép màu kinh tế”.
Điều này có nghĩa là gì? Rõ ràng, là để chuẩn bị cho việc Trung Quốc quay trở lại nền kinh tế đóng cửa, chuyên quyền mà ĐCSTQ đang gọi là nền kinh tế “lưu thông nội bộ”.
Hãng thông tấn tài chính Bloomberg hôm 1/8 đã thừa nhận rằng “xu hướng quyền lực nhà nước” của ông Tập đã “xóa sổ 1.5 nghìn tỷ USD khỏi cổ phiếu Trung Quốc và làm sai lệch danh mục đầu tư của một số tên tuổi lớn nhất trong ngành tài chính toàn cầu". Bloomberg dẫn lời một nhà đầu tư Bắc Kinh nói: “Chính phủ đang săn đuổi các ngành tạo ra nhiều bất bình nhất trong xã hội”. Đó chỉ là một cách dối trá quanh co, biện minh cho việc ĐCSTQ muốn kinh tế nhà nước sẽ thay thế hoàn toàn khu vực kinh tế tư nhân trong tương lai gần.
Vậy “những người theo chủ nghĩa Mao cực đoan” sẽ hành động như thế nào? Và liệu “những người theo chủ nghĩa tự do” - những người theo chủ nghĩa toàn cầu - trong ĐCSTQ có đủ khả năng kìm hãm hoặc lật đổ Tập Cận Bình không? Và, nếu họ có thể làm được điều này, liệu nền kinh tế Trung Quốc có đủ khả năng vực dậy trở lại hay không khi những tuyên bố gần đây về tăng trưởng kinh tế rõ ràng là hư cấu? Các đối tác thương mại của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Các hợp đồng lớn với Hoa Kỳ, Úc, Braxin, v.v. có thể bị hủy bỏ nhanh chóng và ồ ạt trong vòng vài năm tới, chưa kể một loạt các tác động toàn cầu rộng lớn hơn.
Ông Tập đang đấu tranh cho cuộc sống của mình và duy trì sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với người dân đại lục. Hiện nay có rất ít viễn cảnh thực tế về việc Trung Quốc có thể cạnh tranh ngay cả với một Hoa Kỳ chậm chạp và “quyền bá chủ toàn cầu” suy giảm. Liệu có một con đường nào để Trung Quốc “hạ cánh an toàn” hơn không?
Còn trước mắt, chưa có cơ sở nào để khẳng định rằng kinh tế Trung Quốc đủ phát triển để tránh khỏi cuộc khủng hoảng lương thực và nước uống đang tiềm tàng.
Đức Duy
Theo The Epoch Times
Đăng theo NTDVN