Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ là cuộc diệt chủng, các nhà ủng hộ nhân quyền kỷ niệm 22 năm c

Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ là cuộc diệt chủng, các nhà ủng hộ nhân quyền kỷ niệm 22 năm c

Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ là cuộc diệt chủng, các nhà ủng hộ nhân quyền kỷ niệm 22 năm c

Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ là cuộc diệt chủng, các nhà ủng hộ nhân quyền kỷ niệm 22 năm c

Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ là cuộc diệt chủng, các nhà ủng hộ nhân quyền kỷ niệm 22 năm c
Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ là cuộc diệt chủng, các nhà ủng hộ nhân quyền kỷ niệm 22 năm c
Thứ sáu, 27-12-2024 06:53, (GMT+07:00)
Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ là cuộc diệt chủng, các nhà ủng hộ nhân quyền kỷ niệm 22 năm cuộc bức hại
18-07-2021 12:46

Đã đến lúc Hoa Kỳ phải công nhận “tội ác diệt chủng đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc”, một chuyên gia về tự do tôn giáo đã phát biểu khi tham dự cuộc mít tinh tại Washington vào ngày 16/7.

Nhận thấy rằng chính phủ Hoa Kỳ khẳng định sự đàn áp của chính quyền TQ đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã dẫn đến sự diệt chủng, Nina Shea, một thành viên cấp cao và là giám đốc của Trung tâm Tự do Tôn giáo tại Viện Hudson, đã kêu gọi Hoa Kỳ làm điều tương tự với cuộc đàn áp Pháp Luân Công hiện vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc.

“Diệt chủng là sự hủy diệt một phần cộng đồng tôn giáo, chẳng hạn, với mục đích xóa sổ nó, và tôi nghĩ rằng không có bất kỳ nghi ngờ gì nữa, những gì đã xảy ra trong những thập kỷ qua với Pháp Luân Công quá đủ để đáp ứng tiêu chí trên” cô nói tại buổi mít tinh.

Nina Shea, một thành viên cấp cao và là giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo tại Viện Hudson, phát biểu tại một cuộc mít tinh tưởng niệm  22 năm ngày bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, trên Đồi Capitol ở Washington vào ngày 16/7/2021. (Larry Dye / The Epoch Times)

“Đây là quyền con người bị trà đạp ghê tởm nhất và nó đã khắc sâu trong trái tim người Mỹ,” cô nói.

Cuộc mít tinh diễn ra trước tòa nhà Quốc hội để tưởng niệm 22 năm ngày bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc, ngày 20/7/1999.

Sau cuộc mít tinh, khoảng 1.500 đến 2.000 người tham gia đã tuần hành từ Điện Capitol xuống Đại lộ Hiến pháp, kết thúc tại Đài tưởng niệm Washington, nơi diễn ra buổi thắp nến cầu nguyện vào buổi tối cùng ngày.

Các học viên Pháp Luân Công tham gia cuộc diễu hành tưởng niệm  22 năm ngày bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ Trung Quốc, tại Washington vào ngày 16/7/ 2021. (Samira Bouaou / the Epoch Times)

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần bao gồm các bài tập thiền định và các bài giảng đạo đức dựa theo nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”. Theo ước tính chính thức vào thời điểm những năm 1990, số người theo học Pháp Luân Công gia tăng mạnh ở Trung Quốc, lên đến 70 triệu đến 100 triệu người. Cho rằng đây là một mối đe dọa, ĐCSTQ đã phát động một chiến dịch đàn áp sâu rộng, tàn bạo vào ngày 20/7/1999.

Kể từ đó, hàng triệu học viên đã bị giam giữ trong hệ thống các nhà tù, trại lcải tạo ao động và các cơ sở khác, với hàng trăm nghìn người bị tra tấn khi bị giam giữ, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.

'ĐCSTQ đang giải thể'

Tại cuộc mít tinh, những nhà ủng hộ nhân quyền cho biết, ĐCSTQ sẽ không thoát khỏi bản án vì đã đàn áp các học viên Pháp Luân Công trong nhiều thập kỷ qua.

“Chúng ta cần đứng về phía chính nghĩa của lịch sử, trừng phạt những tội ác chống lại nhân loại của ĐCSTQ và giải thể hoàn toàn ĐCSTQ", ông Frank Gaffney, phó chủ tịch Ủy ban nghiên cứu “Trung Quốc: mối nguy hiện tại” tại Washington, nói.

“ĐCSTQ đang tan rã”, ông nói thêm, cảnh báo rằng từ những người ra quyết định đến những người thực thi cuộc bức hại, “tất cả những người tham gia vào tội ác này” sẽ bị trừng phạt trước công lý.

Faith McDonnell, giám đốc của Advocacy Katartismos Global, phát biểu tại một cuộc mít tinh tưởng niệm 22 năm ngày bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ Trung Quốc, trên Đồi Capitol ở Washington vào ngày 16/7/2021. (Larry Dye / The Epoch Times)

Faith McDonnell, giám đốc tổ chức Advocacy Katartismos Global,, nhấn mạnh phong trào “Tuidang” (Thoái Đảng) cấp cơ sở, đã chứng kiến ​​hơn 380 triệu người Trung Quốc ở đại lục và hải ngoại thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức  liên đới của nó. Bà nói, những người cộng sản “muốn thế chỗ của Đức Chúa và đương nhiên là không thể”.

Bà cũng đặc biệt chú ý đến một biểu ngữ tại cuộc diễu hành có nội dung "Thế giới cần có Chân-Thiện-Nhẫn". 

“Thế giới hiện tại đang thiếu đi sự chân thật. Sau 22 bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, ĐCSTQ còn đang vươn tay ra thế giới. Các bạn đã và đang đứng về phía chính nghĩa", bà nói với những người tham gia diễu hành.

‘Frank Gaffney, phó chủ tịch Ủy ban nghiên cứu về “Trung Quốc -mối nguy hiện tại” tại Washington, phát biểu tại một cuộc mít tinh tưởng niệm 22 năm ngày bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ Trung Quốc, trên Đồi Capitol ở Washington vào ngày 16/7/2021. (Larry Dye / The Epoch Times)

Tại cuộc mít tinh hôm thứ Sáu ngày 16/7, bà Gaffney đã gọi ĐCSTQ là một “tổ chức tội phạm”.

“Hành động tội ác” cưỡng bức mổ cướp nội tạng nhắm vào các học viên Pháp Luân Công là “hoàn toàn không thể chối cãi” và “họ không thể thoát khỏi sự phán xét của lịch sử,” ông nói.

Rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị mổ và thu hoạch nội tạng, với những bộ phận cơ thể quan trọng của họ như tim, gan, giác mặc, v.v.. sau đó được bán trên thị trường cấy ghép tại Trung Quốc. Năm 2019, một tòa án nhân dân độc lập ở London đã kết luận rằng, ĐCSTQ, trong nhiều năm, đã giết các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ để lấy nội tạng của họ “trên một quy mô lớn đáng kể”.

Các học viên Pháp Luân Công tham gia một cuộc diễu hành tưởng niệm 22 năm ngày bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ cộng sản Trung Quốc, tại Washington vào ngày 16/7/2021. (Samira Bouaou / The Epoch Times)

Các diễn giả khác tại cuộc mít tinh bao gồm Tiến sĩ Kurt Werthmuller, nhà phân tích chính sách giám sát - Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ; Jurgen Braun, đại biểu quốc hội Đức; Annie Boyajian, Trưởng ban bảo vệ quyền con người tại Freedom House; Andrew Bremberg, cựu đại diện của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc và là chủ tịch  Đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản; Wendy Wright, chủ tịch Hội Cơ đốc giáo Quốc tế Tự do; Dede Laugesen, giám đốc điều hành Tổ chức Cứu trợ những người theo đạo Cơ đốc bị bức hại; Alan Adler, giám đốc điều hành tổ chức ‘những người bạn của Pháp Luân Công’ (FoFG); Chen Fayuan, 16 tuổi, nghệ sĩ đàn nhị hồ có cả cha và mẹ đều đang bị giam giữ ở Trung Quốc; Rong Yi, chủ tịch Trung tâm Thoái đảng có trụ sở tại New York; và Wang Zhiyuan của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Tại cuộc mít tinh, FoFG cũng đã trao giải thưởng cho Sev Ozdowski, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Nhân quyền Úc, “vì những nỗ lực quên mình của ông để giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc”. Bà Barry Shaka đã thay mặt ông Ozdowski để nhận giải thưởng.

Các nhà lập pháp kêu gọi trừng phạt

Đầu tuần này, một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đã kêu gọi trừng phạt Bắc Kinh vì liên tục đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 15/7, Hạ nghị sĩ Brian Babin nói với NTD, một chi nhánh của tập đoàn The Epoch Times, "Cần phải có biện pháp trừng phạt ĐCSTQ".

Khẳng định việc Bắc Kinh cưỡng bức mổ cướp nội tạng các học viên, Babin mô tả ĐCSTQ là một "chính quyền tà ác"

Vào tháng Sáu, Thượng viện Texas đã thông qua một nghị quyết lên án hành vi mổ cướp nội tạng sống là “giết người”. Vào tháng Ba, một nhóm các nhà lập pháp liên bang lưỡng đảng cũng đưa ra một đạo luật ở cả Thượng viện và Hạ viện nhằm ngăn chặn việc buôn bán nội tạng cưỡng bức.  Hạ nghị sĩ Chris Smith đã lên án, “thu hoạch nội tạng cưỡng bức là một hành động vô cùng man rợ và vô nhân đạo. Tội ác này không có chỗ đứng trong thế giới của chúng ta”.

Cùng lúc đó, Hạ nghị sĩ Scott Perry kêu gọi chính quyền và Quốc hội hành động để ngăn chặn các hành động tàn bạo này.

“Chúng tôi phải nói rằng sẽ có trả giá. Sẽ có nỗi đau, sẽ có nỗi đau về kinh tế, nỗi đau về ngoại giao, sẽ có hậu quả về danh tiếng." Perry cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày 13/7 với NTD, chi nhánh của the Epoch Times.

Các học viên Pháp Luân Công tham gia một cuộc diễu hành tưởng niệm 22 năm ngày bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ Trung Quốc, tại Washington vào ngày 16/7/2021. (Samira Bouaou / the Epoch Times)

Một Nghị sĩ cũng nói rằng, "không còn thời gian để chờ đợi nữa."

“Vì cứ thêm mỗi ngày trôi qua lại có thêm nhiều người bị tra tấn. Và điều này đang khuyến khích ĐCSTQ tiếp tục làm những việc nó đã làm trong quá khứ mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm giải trình nào ”.

Bảo Vân

Theo The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP