'Sống hay chết trong vòng ba tuần'; truyền nhiễm trong im lặng; âm tính giả trong xét nghiệm chẩn đoán; bệnh nhân hồi phục rồi vẫn bị nhiễm lại... đó là những mô tả khái quát của các bác sĩ và bệnh nhân trên tuyến đầu đang phải đối mặt với loài 'virus tử thần' mang tên Coronavirus. Dưới góc nhìn của các chuyên gia y khoa hàng đầu thế giới và Trung Quốc, dường như chủng vi rút này ngày càng có những biểu hiện 'tinh ranh' và đáng sợ...
Một thợ điện lắp đặt ổ cắm tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Vũ Hán, nơi chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến để tiếp nhận bệnh nhân nhiễm virus Corona vào ngày 4 tháng 2 năm 2020 tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Gần đây, các bác sĩ Trung Quốc ở tuyến đầu và gia đình bệnh nhân bị nhiễm Coronavirus mới đã chia sẻ những quan sát của họ về căn bệnh này trên các phương tiện truyền thông xã hội và quốc tế. Theo đó, loại Coronavirus mới này đang thể hiện ra một số tính năng đáng báo động, nó đã trở nên "nổi tiếng" dưới góc nhìn của các bác sĩ Trung Quốc và các chuyên gia nghiên cứu y khoa hàng đầu thế giới với tính chất là một loại virus tinh ranh, nguy hiểm, khả năng biến đổi và thích nghi ngày càng phức tạp...
Kiểm dịch 14 ngày là không đủ...
Ngày càng có nhiều quốc gia sơ tán công dân của họ khỏi Vũ Hán, và thói quen tiêu chuẩn là đặt người di tản trong vòng cách ly kiểm dịch trong khoảng 14 ngày để theo dõi sức khỏe của họ.
Nếu không có triệu chứng xuất hiện trong khoảng thời gian này, người đang được cách ly theo dõi sẽ được xác định là không bị nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh của Coronavirus mới có thể kéo dài hơn 14 ngày, theo nghiên cứu mới nhất được công bố bởi Zhong Nanshan, Chuyên gia hô hấp kiêm Trưởng ban Y tế Trung Quốc đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm điều tra về sự bùng phát của Coronavirus. Nghiên cứu, được công bố vào ngày 9 tháng 2, cho biết:
"Thời gian ủ bệnh dài nhất quan sát được từ 1.099 bệnh nhân được xác nhận là 24 ngày".
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đã đưa tin về những trường hợp như vậy:
Một cư dân Thâm Quyến được phát hiện đã bị nhiễm Coronavirus ngay cả sau khi anh ta không có triệu chứng nào trong thời gian cách ly 14 ngày.
Bệnh nhân này đã đến Vũ Hán vào ngày 20 tháng 1 và trở về nhà ở Thâm Quyến vào buổi tối. Cùng ngày, nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố rằng Coronavirus mới có thể lây từ người sang người. Khi nghe tin này, anh ta đã đi thẳng đến một khách sạn tại Thâm Quyến và tự cách ly trong 14 ngày. Anh ta không có triệu chứng gì vào thời điểm đó. Vào cuối thời gian cách ly, anh ấy đã chụp CT ngực tại một trong những bệnh viện địa phương. Kết quả được đưa ra vào ngày hôm sau cho thấy: bệnh nhân đã xuất hiện một đốm mờ đục ở trong phổi với đường kính khoảng 3 mm.
Độ mờ đục dạng thủy tinh trong phổi cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng và là một trong những đặc điểm điển hình của triệu chứng nhiễm Coronavirus mới.
Người vợ của bệnh nhân này đã chia sẻ câu chuyện của mình trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc WeChat, đồng thời cô ta cũng đưa ra lời cảnh báo với người thân và bạn bè của mình rằng: phải hết sức cẩn thận.
Cô nhấn mạnh rằng: chồng cô hoàn toàn không có triệu chứng rõ ràng sau khi được cách ly. Không hề có dấu hiệu sốt, không ho, không tức ngực, mọi trạng sức khỏe thái bề mặt đều rất bình thường... cô nói: "Tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng anh ấy sẽ an toàn nếu anh ấy có vẻ ổn trong 14 ngày đầu tiên. Nhưng giờ đây vấn đề đã hoàn toàn ngược lại, đó là một sự hoang mang ghê gớm".
Tiến sĩ George Ku, một chuyên gia về miễn dịch học từ Hồng Kông, chỉ ra rằng: "Một bệnh nhân thường không có triệu chứng nào trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng coronavirus mới. Tuy nhiên, khi bệnh nhân bắt đầu bị sốt và khó thở, anh ta đã bị xơ phổi".
Một trường hợp tương tự đã được báo cáo ở tỉnh Quảng Tây và bệnh viện địa phương đã cảnh báo tới công chúng: Bác sĩ Lan, bác sĩ tiết niệu tại Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Y Quảng Tây, được chẩn đoán nhiễm Coronavirus vào ngày 8 tháng 2. Nguyên nhân lây nhiễm có thể liên quan đến một bệnh nhân mà ông đã điều trị vào ngày 23 tháng 1 - người này sau đó được chẩn đoán nhiễm Coronavirus vào ngày 3 tháng 2.
Bác sĩ Lan không có bất kỳ triệu chứng nào trong khoảng thời gian 16 ngày từ ngày 23 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2. Mặc dù trước đó ông đã được chẩn đoán thông qua xét nghiệm giải mã trình tự gen để xác nhận sự hiện diện của Coronavirus trong cơ thể.
Truyền nhiễm trong 'im lặng'...
Li Xingwang, một chuyên gia của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, đã tuyên bố trong một cuộc họp báo vào ngày 28 tháng 1 rằng: "Các nhân viên y tế đã nhận thấy một số cá nhân không có triệu chứng nhưng đã được xét nghiệm dương tính với Coronavirus. Nhóm bệnh nhân này đã được tìm thấy khi nhân viên y tế chủ động sàng lọc những người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân được chẩn đoán trước đó, bất kể họ có biểu hiện triệu chứng hay không. Dựa trên các quan sát lâm sàng, nhóm người mang virus này, có vẻ như bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên họ vẫn có thể lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là những người tiếp xúc gần gũi với họ.
Về mặt thuật ngữ y học, những hiện tượng lây lan bệnh một cách âm thầm kể trên thường được gọi tên một cách mĩ miều là 'đường băng im lặng!' ".
Để minh chứng cho hiện tượng này, ông Li Xingwang đã trích dẫn câu chuyện về một người phụ nữ tên là Lu, người đã trở về quê nhà ở tỉnh Hà Nam từ Vũ Hán vào ngày 10 tháng 1 để nghỉ tết Nguyên đán của Trung Quốc. Trong 19 ngày, bản thân Lu không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, giống như các bệnh nhân ở Thâm Quyến và Quảng Tây đã kể ở trên, nhưng sau đó cô đã làm lây lan bệnh sang thân nhân: năm người trong gia đình cô bắt đầu bị sốt, ho và đau họng.
Năm người này đã được chẩn đoán mắc Coronavirus mới khi họ tìm cách điều trị tại một bệnh viện địa phương.
Trong trường hợp trước đó ở Quảng Tây, bác sĩ Lan không có triệu chứng nhưng ông đã truyền virus sang cho vợ - người vợ đã xét nghiệm cùng thời điểm với Lan, cuối cùng cũng được chẩn đoán nhiễm Coronavirus.
Đến ngày 8/2, nhân viên y tế từ tám tỉnh của Trung Quốc đã báo cáo các trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng nhưng đã được xét nghiệm dương tính với sự hiện diện của Coronavirus.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, bằng những biện pháp quan sát và xét nghiệm gần đây trong chiến dịch đối phó với Coronavirus đã thừa nhận: "Một số người mang virus không triệu chứng cũng có thể lây bệnh".
Triệu chứng biểu hiện có thể không liên quan đến hô hấp...
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu ở Vũ Hán báo cáo rằng các bệnh nhân bị nhiễm Coronavirus đã biểu hiện các triệu chứng không hề liên quan đến hô hấp, chẳng hạn như: tiêu chảy, đau ngực và đau đầu.
Tài liệu nghiên cứu mới nhất của Zhong Nanshan, đã chỉ ra rằng: "Hơn 50% bệnh nhân được xác nhận không bị sốt".
"Chỉ có 43,8 phần trăm bệnh nhân coronavirus bị sốt ở giai đoạn đầu của sự phát triển bệnh", báo cáo cho biết.
Từ thực tế trên cho thấy, việc kiểm tra nhiệt độ cơ thể của khách du lịch tại các trung tâm vận chuyển công cộng như: nhà ga, sân bay, và các cửa khẩu quốc tế... có thể không đủ để sàng lọc virus. Những người mang virus này sau đó vẫn di chuyển rộng khắp như bình thường, họ có khả năng truyền nhiễm virus chết người cho bất cứ ai họ gặp ở những nơi riêng tư và công cộng.
Bệnh nhân hồi phục rồi vẫn có thể bị nhiễm lại
Một giáo sư tên là Zhao đã chia sẻ một câu chuyện về bạn của anh ấy và gia đình của anh ta. Người bạn này, con gái và mẹ vợ của anh ta đều được chẩn đoán là bị nhiễm Coronavirus vào ngày 31 tháng 1, nhưng sau đó họ đã hồi phục. Anh ta ngay lập tức chấp nhận các cuộc phỏng vấn trên phương tiện truyền thông, và câu chuyện "chiến thắng bệnh tật" của gia đình anh ta đã mang lại hy vọng cho nhiều người dân Vũ Hán.
Tuy nhiên, khi Zhao gọi cho bạn mình vào ngày 3 tháng 2, anh ta đã không nhấc máy và trả lời bằng một tin nhắn văn bản ngắn gọn: "Tôi cảm thấy rất mệt mỏi và tôi bị hụt hơi. Tôi không thể nói nhiều".
Bác sĩ Tsang Kay Yan Joseph, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm từ Hồng Kông, đã nói về nguy cơ tái nhiễm. Ông giải thích rằng: đối với một số loại virus, cơ thể bệnh nhân có thể không tạo ra kháng thể chống lại chúng khi bệnh của họ được chữa khỏi. Bệnh nhân SARS thuộc nhóm này, vì vậy họ có thể bị nhiễm lại nếu tiếp xúc với vi-rút SARS. Tsang nghi ngờ rằng chủng Coronavirus cũng thuộc loại này.
Âm tính giả trong xét nghiệm chẩn đoán
Trong một bệnh viện được chỉ định để điều trị Coronavirus, một bệnh nhân đã thu hút sự chú ý của các bác sĩ vì hình ảnh chụp CT của anh ta cho thấy anh ta bị nhiễm virus rất nghiêm trọng ở phổi, nhưng anh ta đã được xét nghiệm âm tính hai lần trong RT-PCR (giải mã trình tự gen) xét nghiệm chẩn đoán. Thử nghiệm thứ ba đã xác nhận một kết quả tích cực, theo báo cáo ngày 5/2 từ truyền thông nhà nước Trung Quốc - Caijing.
'Sống hay chết trong vòng ba tuần'...
Bác sĩ Peng Zhiyong, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Đại học Vũ Hán, là một trong những bác sĩ tuyến đầu điều trị cho bệnh nhân Coronavirus. Ông chia sẻ với mạng truyền thông Trung Quốc - Caixin quan sát của ông từ các trường hợp lâm sàng gần đây.
Theo ông Peng Zhiyong, khi một bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng, ba tuần tới sẽ quyết định số phận của anh ta:
"Trong tuần đầu tiên, bệnh nhân thường tiến triển từ các triệu chứng nhẹ đến nghiêm trọng.
Trong tuần thứ hai, nếu bệnh nhân có hệ miễn dịch mạnh, thì anh ta có thể hồi phục; tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch của anh ta yếu, thì anh ta có thể bắt đầu phát triển các biến chứng, do đó sẽ gây ra suy hô hấp và nhiễm trùng, tổn thương nội tạng.
Vào tuần thứ ba, nếu hệ thống miễn dịch của bệnh nhân đã bị phá hủy bởi cuộc tấn công của virus, thì cuối cùng anh ta sẽ chết vì suy đa tạng. Nhưng một số ít bệnh nhân có thể phục hồi - nếu hệ thống miễn dịch của họ lấy lại chức năng".
Đường Phong
Theo: The Epoch times
Tác giả: Olivia Li