Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times vào ngày 30 tháng 12, chuyên gia Li Xi cho rằng nền kinh tế của Trung Quốc yếu kém vượt xa sức tưởng tượng của mọi người, và Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng còn lớn hơn trong năm mới.
Cách đây không lâu, Hội nghị Công tác Kinh tế của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã thừa nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với 3 áp lực lớn là nhu cầu thu hẹp, cú sốc nguồn cung và kỳ vọng suy yếu.
Chuyên gia Li nói rằng cuộc khủng hoảng nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc là nặng nề, một số thành phố đã thực sự phá sản. Việc nhiều công chức địa phương bị cắt lương và các đợt tuyển dụng bị đình chỉ chính là những ví dụ minh họa cho tình trạng nợ nần nghiêm trọng ở các địa phương.
Ông cho biết, tỉnh Hắc Long Giang đã không thể trả được nợ công trong hai năm liên tiếp, và nhiều địa phương khác cũng đang chung cảnh ngộ với tỉnh này. Bắt đầu từ năm 2022, các chính quyền địa phương ở Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực trả nợ lớn hơn nữa.
Theo các báo cáo chính thức, nợ công của Trung Quốc đã tăng 7,3% lên mức 45,6% GDP trong năm 2020, trong đó nợ của các địa phương chiếm tới 25,6% GDP. Đặc biệt 2 tỉnh Thanh Hải và Quý Châu có tỷ lệ nợ vượt qua mức cảnh báo quốc tế 60% GDP, lần lượt là 81,7% GDP và 61,6% GDP.
Ông Li gần đây nói với Epoch Times rằng ông có nhiều bạn bè là quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ nói với ông rằng các chính quyền địa phương ở Thâm Quyến, Phúc Kiến, Quảng Tây, Hồ Nam, v.v. đang nợ lương công chức ở nhiều mức độ, những người bị nợ lương không chỉ có giáo viên, mà còn có công an và nhân viên an ninh quốc gia.
Ông Li chia sẻ rằng ông biết một giáo sư ở Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến, đã bị nợ lương trong nhiều tháng. Sở Công an Thâm Quyến và Cơ quan An ninh Quốc gia cũng bị nợ lương.
Luật gia tự do Yuan Hongbing nói với phóng viên Epoch Times vào ngày 31 tháng 12 rằng, quan chức trung ương được hỗ trợ bởi nguồn tài chính cấp trung ương, phần còn lại là những quan chức được hỗ trợ bởi nguồn tài chính địa phương.
Một quan chức Trung Quốc nói với luật gia Yuan rằng, các quan chức được hỗ trợ bởi nguồn tài chính địa phương chỉ có thể nhận được hai phần ba tiền lương của họ.
Ông Li cũng nói rằng, các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang rất sa sút. Giá thuê nhà giảm và tình hình cho thuê cũng rất tồi tệ. Nhiều công ty ở tỉnh Phúc Kiến đã chuyển đến Việt Nam và các nước khác. Nhiều người trẻ đang làm việc đã trở về quê hương của họ.
Li Xi cũng nói rằng, ở Trung Quốc, cả đầu tư và tiêu dùng hiện đang bị thu hẹp. Nhiều doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ đang đối mặt với nguy cơ phá sản. Thị trường việc làm cũng đang suy yếu.
Gặp nhiều khó khăn, các công ty thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ ở Trung Quốc gần đây đã sa thải hàng loạt nhân viên. Danh sách các công ty sa thải nhiều nhân viên có những cái tên rất nổi tiếng như Baidu, ByteDance, Station B, Mogujie, Didi hay Mafengwo. Nhiều cư dân mạng cho rằng Chưa bao giờ chứng kiến sự sa thải quy mô lớn như vậy ở Trung Quốc kể từ năm 2018.
Yuan Hongbing nói rằng những người bạn của ông trong giới quan chức ở Trung Quốc cho biết, nền kinh tế Trung Quốc trên thực tế đang suy giảm theo cấp số nhân. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp đang tăng lên nhanh chóng. Tính cả lao động nhập cư, số người thất nghiệp thực tế ở Trung Quốc hiện là gần 300 triệu.
Ông Li đánh giá, từ thời Thủ tướng Chu Dung Cơ đến nay, ĐCSTQ đã nhầm lẫn phát triển bất động sản như một ngành công nghiệp trụ cột. Và đó là thủ phạm chính gây ra các vấn đề tài chính địa phương như hiện nay.
Theo ông Li, các chủ đầu tư bất động sản ở Trung Quốc đều đang vay hoặc thế chấp tài sản tại ngân hàng, nhà thì vẫn chưa xây trong khi tiền họ đã nhận từ người mua nhà. Khi bong bóng bất động sản vỡ, những người nên mua nhà đã mua rồi, những người chưa mua nhà sẽ không bao giờ mua được nếu giá nhà không giảm quá một nửa. Vì vậy thị trường bất động sản ở Trung Quốc đã đi đến hồi kết.
Ông Li nói rằng chính phủ đang cố gắng duy trì trò lừa đảo bất động sản này. Bởi vì một lượng lớn tiền tệ bị khóa lại trong bất động sản. Nếu bất động sản sụp đổ, rất nhiều tiền từ ngành bất động sản chảy ra thị trường. Hậu quả của lạm phát là không thể tưởng tượng được.
Ông Li tin rằng chính quyền trung ương sẽ không xử lý nợ giúp các chính quyền địa phương. Ông cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang bị xáo trộn trong tất cả các lĩnh vực nên sẽ sớm đi xuống, và chấm dứt tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vài thập kỷ qua.
Luật gia tự do Yuan Hongbing cho hay, nguồn thu chủ yếu của các chính quyền địa phương là từ khu vực tư nhân. Khi doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn thì nguồn tài chính địa phương sẽ cạn kiệt, hệ lụy là chính quyền địa phương không còn khả năng chi trả lương cho công chức.
Theo Yuan Hongbing, những người bạn quan chức của ông tiết lộ rằng trong bối cảnh hiện tại, tâm tư của các quan chức đang rất rối ren và sự bất bình của người dân đang dâng lên tới trời xanh. Cơn bão bất bình từ khủng hoảng kinh tế sẽ sớm nổi lên. Một số người thậm chí còn dự đoán rằng Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa, thời kỳ mà người dân được phát vé để xếp hàng mua các mặt hàng thiết yếu.
Cuối cùng Yuan Hongbing nói rằng, chế độ chuyên chế của ĐCSTQ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng cực kỳ lớn. Yuan cho biết, một quan chức của ĐCSTQ đã thừa nhận trọng một cuộc họp cách đây ít ngày rằng “những khó khăn mà chúng ta đang gặp phải là chưa từng có”.
Xem thêm:
VIDEO: Trung Quốc : Lợi nhuận khổng lồ từ thi thể người chết (xuất khẩu xác người số một thế giới)
Theo Epoch Times
Đăng theo ĐKN