Mới đây, nhà báo điều tra kiêm chuyên gia giàu kinh nghiệm – Allum Bokhari cho biết một sự thật khá sốc rằng, các thuật toán được sử dụng bởi các nền tảng của Big Tech (bao gồm Google, Amazon, Apple, Alphabet, Facebook và Microsoft) được thiết kế để ngăn TT Trump tái đắc cử.
Vậy các ông lớn công nghệ (Big Tech) đã làm cách nào để ảnh hưởng quan điểm chính trị lên những người dùng của họ? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về những phân tích của Allum Bokhari – tác giả của quyển “#DELETED: Big Tech’s Battle to Erase the Trump Movement and Steal the Election.” (tạm dịch: Cuộc tấn công của các ông lớn công nghệ nhằm xóa sổ chiến dịch Donald Trump, và thâu tóm cuộc bầu cử, gọi tắt là #Xóa).
Bokhari đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với các cá nhân trực thuộc khối Big Tech, để nắm bắt rõ hơn về cơ chế tác động gây ảnh hưởng tới người dùng, thậm chí là tới cả các cuộc bầu cử của những ông lớn công nghệ.
Trong chương trình American Thought Leaders (tạm dịch: Các nhà lãnh đạo tư tưởng Hoa Kỳ), Allum Bokhari đã có buổi chia sẻ về những “sự thật trần trụi” mà ít ai biết đến.
Khi Allum được người dẫn chương trình – Jekielek hỏi rằng, anh đã dành ra rất nhiều thời gian để viết một cuốn sách vô cùng thú vị, đó là cuốn “#Deleted”. Có khá nhiều vấn đề được đề cập đến trong cuốn sách này. Điển hình trong số đó chính là việc kiểm duyệt nội dung của khối Big Tech, có cả kiểm duyệt hữu hình lẫn duyệt vô hình. Rất nhiều người thắc mắc rằng, những vấn đề này có liên quan gì đến quá trình bầu cử hiện nay?
Allum Bokhari nói: Tôi phải khẳng định rằng, cuốn sách này không chỉ là những quan điểm cá nhân của tôi về khối Big Tech, mà còn dựa trên những cuộc phỏng vấn thực tế với những cá nhân làm việc tại Facebook, Google. Còn có những người tố giác, họ lo ngại về hướng đi của các công ty này và tầm ảnh hưởng mà họ mang đến cho nền chính trị dân chủ. Đây là sự ảnh hưởng không thể lường trước được.
Các công ty này không bị chịu sự giám sát từ bất cứ ai. Và một trong những người tôi đã phỏng vấn bảo rằng, năm 2016 là năm thay đổi toàn bộ mọi thứ đối với các ông lớn công nghệ. Có thể nói là tất cả bọn họ đều nghiêng về phe cực tả, chính vì thế thời điểm TT Trump đắc cử năm 2016, họ đã vô cùng lo lắng.
Họ không nghĩ rằng Trump có thể đắc cử. Ngay khi cuộc bầu cử năm 2016 bắt đầu, những người phản đối TT Trump đã tiến hành những cuộc huy động lớn, để tạo ra những phong trào đưa tin sai, tin giả, và những phát ngôn kích động, thù ghét. Đây là lúc mọi thứ bắt đầu, và trào lưu này ngày một gia tăng.
Theo như nội dung cuốn sách, thì tôi nghĩ mục tiêu ở đây tập trung vào việc đàn áp chiến dịch tranh cử của TT Trump, để đảm bảo sẽ không có thêm một năm 2016 nào nữa. Sẽ có người cho rằng đây là sự khoa trương, nghiêm trọng hóa của đảng phái. Nhiều người bảo rằng tiêu đề của cuốn sách “Cuộc tấn công của các ông lớn công nghệ nhằm xóa sổ chiến dịch của Donald Trump và thâu tóm cuộc bầu cử”, là đang nghiêm trọng hóa vấn đề một cách không cần thiết. Nhưng nếu mọi người để ý những sự việc diễn ra trong 2 tuần vừa qua, thì tôi nghĩ các bạn sẽ không nghĩ như thế nữa.
Chúng ta có thể thấy, các công ty thuộc khối Big Tech đang kiểm duyệt nội dung của một trong những tờ báo lâu đời nhất tại Mỹ – New York Post. Họ đánh sập tài khoản của người phát ngôn Nhà Trắng, nhiều lần kiểm duyệt tài khoản của Tổng thống trên Twitter. Do đó việc họ đang làm là khá rõ ràng, thậm chí họ còn có một chương trình nghị sự riêng của mình.
Bởi vì không có quy định nào ngăn cản họ can thiệp vào quá trình bầu cử, và họ nắm giữ nhiều quyền kiểm soát đối với luồng thông tin. Chính vì vậy, họ có động cơ để tận dụng quyền lực này. Không có cơ quan quản lý nào ngăn cản họ sử dụng quyền lực đó. Điều này sẽ gây tác động lớn đến những gì mà người dân Mỹ được xem, được đọc mỗi khi cả nước tiến gần tới giai đoạn bầu cử quan trọng.
Jan Jekielek: Anh khẳng định rằng mình đã trò chuyện và phỏng vấn rất nhiều những cá nhân trong cuộc và những người tố giác. Vậy anh có thể tiết lộ một cái tên mà anh nghĩ là ấn tượng nhất, và những gì mà người đó đã tiết lộ cho anh được không?
Allum Bokhari: Có thể, tôi sẽ nói về nguồn tin tới từ Facebook. Mọi người có thể truy cập vào trang deletedbook.com, ở đó có đăng tải toàn bộ buổi phỏng vấn với nhân vật này và nhiều cá nhân khác trực thuộc các công ty công nghệ lớn. Một trong những thứ mà người này tiết lộ với tôi, chính là một trong những ưu tiên hàng đầu của Facebook từ sau năm 2016 chính là việc “đàn áp” như tôi vừa nhắc đến.
Facebook đã từng bị chỉ trích trên mạng xã hội khá nhiều vì củng cố việc gây chia cắt các đảng phái. Nguồn tin từ Facebook mà tôi phỏng vấn bảo rằng, họ đang chú trọng vào những cá nhân chuyển từ phe cực hữu sang phe trung dung, theo dõi những thứ mà những người này thường đọc, những video mà họ thường xem. Và người ấy bảo rằng, họ có thể tạo ra một mô hình những người dùng mạng giống như thế để tác động, gây ảnh hưởng tới những người dùng mạng thuộc phe cực hữu trên nền tảng.
Đương nhiên, đây chính là môi trường của các ông lớn công nghệ mà chúng ta đang bàn đến. Một môi trường đậm chất cực tả. Đây là điều mà đến cả Mark Zuckerberg cũng phải thừa nhận, các công ty công nghệ lớn vô cùng cực tả. Chính vì thế, khái niệm về cực hữu của họ chắc chắn cũng sẽ khác biệt so với chúng ta.
Vấn đề chính người đó tiết lộ với tôi là việc họ đang tích cực phát triển những phương pháp này, để gây ảnh hưởng một cách vô hình tới mọi người. Bởi họ biết quá rõ về chúng ta, về thứ chúng ta xem, về việc quan điểm và sở thích, những thứ ta thích hay ghét bỏ thay đổi như thế nào theo thời gian, và họ đang xây dựng những mô hình để thay đổi quan điểm chính trị của chúng ta, mà chúng ta thì không phát hiện hay nhận biết được điều ấy, nó quá tinh vi.
Điều này khiến tôi cảm thấy như Orwellian vậy. Orwellian là thuật ngữ dùng để ám chỉ một hệ thống chính trị, mà chính phủ cố tìm cách để kiểm soát mọi mặt trong đời sống của người dân. Nó giống như một mô hình tẩy não đang được Facebook phát triển. Và họ bảo rằng đấy là việc ngăn chặn chia cách – một cách nói vô cùng tử tế. Nó tạo cảm giác trung lập về mặt chính trị, kiểu như “Chúng tôi đang cố gắng giúp mọi người ít bị phân biệt, hay có khoảng cách giữa các đảng phái hơn”, nhưng phía sau đó là cả một kế hoạch vô cùng xảo quyệt.
Người dẫn chương trình tiếp lời: Điều này hẳn là phụ thuộc vào những gì chúng ta coi là quan trọng, từ đó chủ đạo trong nỗ lực ngăn chặn chia cách?
Allum Bokhari: Chính xác là vậy. Trước đây tôi đã có một cuộc trò chuyện riêng với những người làm ở Facebook, những người theo phe cánh tả, và họ bảo rằng: “Black Lives Matter không phải là một phong trào chính trị. Mọi người nên tán thành điều này. Chúng tôi không nhận định vấn đề này mang tính chính trị”. Họ cũng nói những điều tương tự với các vấn đề về nữ quyền và nhiều vấn đề khác của phe cực tả. Vì thế, giống như Jekielek nói, chủ đạo chính trị của các công ty công nghệ lớn sẽ khác toàn so với chủ đạo chính trị mà hầu hết người dân Mỹ nhìn nhận.
Jan Jekielek: Còn về cách thức hoạt động của phương pháp tác động vô hình này? Anh đã đề cập đến việc tạo ra các mô hình để định hướng người dùng hướng tới các giả định chủ chốt, dưới quyền lực của các ông lớn công nghệ, mà trong trường hợp này là Facebook. Nhưng điều này diễn ra như thế nào trong thực tế?
Allum Bokhari: Để tìm các ví dụ thì khá khó. Nhưng có một điều vô cùng rõ ràng, chính là chúng ta đã được thấy những gì Google đang làm. Họ đã hoàn toàn xóa bỏ những liên kết liên quan tới truyền thông bảo thủ, ví như Breitbart News. Chúng tôi đã công bố dữ liệu vào tháng 7 vừa qua cho thấy rằng, tần suất xuất hiện các liên kết tìm kiếm từ Breitbart News đã giảm tới 99% so với cùng kỳ năm 2016.
Họ đã hoàn toàn loại bỏ Breitbart News – một trang tin tức lớn. Tôi đã hợp tác với hãng tin tức này suốt 5 năm. Họ là hãng đưa tin đầu tiên các vấn đề về những ông lớn công nghệ mà tôi quan tâm đến nhất. Họ công bố những cuộc phỏng vấn độc quyền với Tổng thống, nhưng nếu tìm kiếm những từ khóa chủ đạo này trên Google thì ta thậm chí còn không thấy chúng hiện ra, ngay cả khi nó có là một buổi phỏng vấn độc quyền với Tổng thống.
Chúng ta hãy thử nghĩ, nếu một người nào đó là một cử tri chưa quyết định được sẽ bầu cho ai, và đang cố tìm hiểu thêm thông tin về Joe Biden hoặc TT Trump, hoặc một ai đó đang tranh cử tại địa phương của mình, thì đương nhiên anh sẽ tìm đến Google. Mọi người sẽ ít khi tìm đến phương tiện truyền thông nào không cấp tiến, không phổ cập và quy mô nhỏ.
Đó chính là một cách để Google tác động tới người dân, vì mọi người không cho rằng những kết quả tìm kiếm hiện ra đang bị tác động vào. Họ nghĩ rằng mình đang tự tìm kiếm thông tin, nên năng lực đánh giá của họ sẽ không ở mức cảnh giác cao như thông thường khi họ đọc được một bài viết trên New York Times hay Fox News, mà thường sẽ hàm chứa một quan điểm nhất định trong mỗi bài viết. Người dùng sẽ không nghi ngờ về Google, và về việc nó đang âm thầm tác động đến họ.
Jan Jekielek: Điều này sẽ khiến nhiều người liên tưởng đến nghiên cứu của Giáo sư Robert Epstein. Ít nhất ông ấy đã cho ra nhiều nghiên cứu về Google, và ông ấy còn chỉ ra những ảnh hưởng của việc thay đổi thứ tự các kết quả tìm kiếm, đặc biệt là với các kết quả tìm kiếm ứng cử viên chính trị. Điều này quả thực tác động lớn đến quyết định chọn người để bầu của các cử tri.
Allum Bokhari: Hoàn toàn chính xác. Nghiên cứu của ông ấy chỉ ra cách biệt hai con số, các cử tri chưa quyết định được người để họ bầu cử sẽ bị chi phối bởi khoảng cách số trang trong công cụ tìm kiếm của họ. Điều này đủ để thay đổi cục diện của một cuộc bầu cử có kết quả sát nút, mà cuộc bầu cử hiện đã là một cuộc bầu cử như vậy. Chúng ta sẽ được chứng kiến xem liệu khối Big Tech có thể thay đổi cục diện bầu cử không, bởi chắc chắn họ chưa tiết lộ những gì mình đã tiến hành, đặc biệt là trong suốt 2 tuần vừa qua.
Việc kiểm duyệt vô hình quả thực tác động đến mọi thứ mà chúng ta thấy trên mạng. Một trong số ấy đã được đề cập chi tiết trong cuốn sách, đó là việc đánh giá chất lượng. Hiện nay, mọi thứ mà chúng ta đăng tải lên Twitter hay Facebook, mọi trang web mà chúng ta truy cập hay xuất hiện trên Google, đều được chấm điểm số bí mật.
Điểm số này sẽ là thứ để thuật toán của các nền tảng quyết định xem, thứ gì sẽ được xuất hiện hàng đầu trong kết quả tìm kiếm, thứ gì sẽ xuất hiện đầu tiên trong bảng tin Facebook, Youtube hay Twitter của chúng ta. Đây chính là cách khối Big Tech chọn lọc một lượng lớn nội dung trên mạng, bởi họ phải quyết định xem những thứ gì sẽ xuất hiện đầu tiên trên bảng tin của người dùng. Họ phải đưa ra chọn lựa, và việc đánh giá chất lượng chính là cách thức mà họ làm.
Trước đây, việc đánh giá chất lượng từng bị chi phối bởi những lý do minh bạch và hợp lý. Nếu trang web của chúng ta chứa mã độc hay virus, nếu nó là một trang spam hoặc lừa đảo hay chứa tài liệu không an toàn, thì trang web đó sẽ được đánh giá thông qua điểm số chất lượng. Những trang web này sẽ không xuất hiện ở trang tìm kiếm đầu tiên của Google. Điều này cũng tương tự với Twitter hay Facebook. Nếu bài đăng của người dùng chứa tư liệu không an toàn, thì nó sẽ không được phổ cập đến người dùng khác. Đây là một điều khá hợp lý.
Nhưng trong 4 năm vừa qua, họ đã ban hành thêm nhiều tiêu chí về chính trị đối với điểm số chất lượng. Giờ đây, thuật toán sẽ phân tích nhiều yếu tố khác không hẳn là minh bạch. Họ thắc mắc rằng liệu các trang web, bài đăng hay video trên Youtube có chứa thông tin sai lệch, phát ngôn thù ghét, tin giả hay thuyết âm mưu nào không?
Vì thế hiện giờ việc đánh giá chất lượng được quyết định, là dựa trên độ phù hợp của người dùng đối với các tiêu chuẩn các công ty công nghệ, đối với các tiêu chuẩn của giới cầm quyền. Điều này đã khiến một số người liên tưởng ngay về một hệ thống tương đồng đến lạ thường, với hệ thống đánh giá xã hội của Trung Quốc khi tại quốc gia này, người dân được đánh giá dựa trên sự tuân thủ của họ đối với các quy chuẩn của giới cầm quyền. Về cơ bản, đây chính là điều mà các công ty công nghệ lớn đang hướng đến.
Trên thực tế, không có cách nào để thoát khỏi điều này, bởi vài tháng trước Breitbart News đã đưa tin về việc, tất cả các công ty công nghệ này đều đồng thuận thi hành tiêu chí chung đối với những phát ngôn gây kích động, thù ghét. Có thể họ sẽ làm điều tương tự với vấn đề tung tin sai lệch, và thuyết âm mưu của tin giả. Chính vì vậy, việc chuyển sang dùng một nền tảng thay thế cũng không giải quyết được vấn đề này.
Jan Jekielek: Anh cũng đã từng đề cập về toàn bộ nỗ lực kiểm duyệt thông tin, xoay quanh vụ bê bối email của Hunter Biden xảy ra trong thời gian gần đây phải không? Và điều đó vô cùng thú vị bởi thành thật mà nói, ngay cả khi việc kiểm chứng sự thật có thể đáng ngờ đến đâu, thì nó dường như không phù hợp về mặt chính trị, dựa trên những tiêu chuẩn của những người giữ chủ chốt trong việc đưa ra quyết định như anh đã đề cập. Đại diện của Facebook cũng khẳng định rằng: “Chúng tôi sẽ xử lý điều này trước khi việc kiểm chứng sự thật được thi hành”.
Allum Bokhari: Facebook cũng hoàn toàn chịu tổn hại trong vấn đề này. Chúng tôi gần đây đã xuất bản một bài viết cho hay Anna Makanju – Giám đốc toàn cầu về kiểm duyệt nội dung của Facebook, từng là cố vấn hàng đầu của Joe Biden về vấn đề với Ukraine. Bà ấy thực chất có tham gia vào các cuộc gọi giữa Biden với chính trị gia hàng đầu của Ukraine.
Bà cũng nằm trong Hội đồng Đại Tây Dương, tổ chức này đã nhận hơn 400 nghìn đô từ công ty Burisma – một công ty chủ chốt trong vụ bê bối của Hunter Biden bị tờ New York Post phanh phui sự thật. Một cá nhân như thế lại nắm giữ một vị trí cấp cao của Facebook – mọi người nghĩ nó có nguy hiểm không?
Facebook hiện chưa lên tiếng về vấn đề này, vẫn giữ im lặng. Họ hoàn toàn muốn để sự việc lắng xuống. Đối với tôi, động thái này gây tổn hại một cách nghiêm trọng, hoàn toàn gây xung đột lợi ích. Thậm chí ngay cả khi Facebook dành 4 năm vừa qua để phát triển công cụ kiểm duyệt, nhằm ứng phó với vấn đề tin tức sai lệch, tin giả và phát triển mạng lưới kiểm chứng thông tin của bên thứ ba này, thì thực chất họ đang tận dụng hệ thống này để kiểm duyệt, che đậy vấn đề.
Facebook còn bị Poynter Institute – tổ chức nghiên cứu và trường báo chí phi lợi nhuận lên án vì đã vòng vo với họ, trong khi tổ chức này từng đồng thuận với mạng lưới kiểm chứng thông tin bên thứ ba của nền tảng. Vì vậy điều này vô cùng kỳ lạ. Ngay cả với Facebook, thì đây cũng là một bước đi kỳ lạ chưa từng có.
Jan Jekielek: Anh có đề cập về hệ thống đánh giá thông tin và các nguồn tư liệu, cho rằng hệ thống mà các công ty công nghệ đang sử dụng này có phần tương đồng đến kỳ lạ với thứ mà ĐCSTQ đang phát triển. Điều này khiến tôi nghĩ rằng có một đội ngũ trong Facebook, theo như tờ New York Post tiết lộ, mà tôi nhớ không nhầm là đội ngũ xử lý phát ngôn gây kích động thù ghét, gồm nhiều cá nhân tại một trường Đại học Trung Quốc, xử lý các bài viết thể hiện quan điểm tiêu cực đối với cảnh sát. Anh nghĩ thế nào về vấn đề này?
Allum Bokhari: Đây chính là vấn đề mà nguồn tin phỏng vấn của tôi đã đề cập, và nó cũng xuất hiện trong cuốn sách, rằng các nhân viên nước ngoài của Facebook nhận thấy các phát ngôn thù ghét và vấn đề xoay quanh việc tung tin sai lệch, là một cách để giúp họ tác động đến quá trình bầu cử tại Mỹ, bởi những nhân viên nước ngoài này cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc của công ty. Họ cũng cảm thấy thất vọng trước chiến thắng của TT Trump, giống như những nhân viên người Mỹ của Facebook.
Tôi đã nói chuyện với Ryan Hartwig – một người tố giác Facebook. Ông ấy bảo với tôi rằng, ông được phép điều tiết nội dung liên quan tới quá trình bầu cử tại Venezuela, Mexico và Canada, và khắp toàn thế giới. Vì thế, nó cho thấy được sự dối trá của những hành động này quanh sự can thiệp của nước ngoài, rằng truyền thông đã đưa tin ô uế trong suốt 4 năm vừa qua.
Nhưng nguy hiểm thực sự của việc có sự can thiệp của nước ngoài, chính là toàn bộ những nhân viên nước ngoài làm việc cho các công ty công nghệ này, bao gồm cả nhân viên người Trung Quốc. Chúng ta không biết được rằng: Liệu họ sẽ ủng hộ cho lợi ích của nước Mỹ hay cho lợi ích cho ĐCSTQ?
Gần đây, tôi đã công bố một bài viết về một cựu đặc vụ của chính phủ Venezuela. Người này quả thực đã làm việc cho chính phủ Venezuela trong rất nhiều năm, và hiện đang làm việc cho Facebook. Vì vậy, toàn bộ sự hoảng loạn xung quanh vấn đề can thiệp của nước ngoài này đối với tôi hoàn toàn là một yếu tố đánh lạc hướng, gây hiểu nhầm, trong khi những cá nhân như thế này lại không được chú trọng đến.
Jan Jekielek: Ý anh cho là, nguồn gốc can thiệp lớn nhất tới cuộc bầu cử, không có ngoại lệ nào là từ khối Big Tech đúng không?
Allum Bokhari: Điều đó là tất nhiên. Và lý do chính là: Khối Big Tech đã tác động đến sự phát triển chiến dịch tranh cử của TT Trump. Có hai yếu tố khác được các công ty công nghệ áp dụng mà chúng ta cần phải biết tới, hai công cụ quan trọng trong công tác kiểm duyệt nội dung của họ. Thứ nhất là phân tích mạng lưới, thứ hai là phân tích ngôn ngữ.
Phân tích ngôn ngữ là việc các công ty công nghệ đào tạo thuật toán của họ, để nhận ra một số kiểu phát ngôn nhất định, từ đó sẽ đào tạo thuật toán nhận ra các phát ngôn kích động thù ghét, cũng như các tin tức sai lệch. Facebook thậm chí còn tổ chức một cuộc thi vào mùa hè này, với mức thưởng 100.000 đô la cho lập trình viên nào có phương án hiệu quả nhất, để nhận diện được những trào lưu Internet (meme, ảnh chế) gây thù ghét. Vì vậy, họ thậm chí đang đào tạo thuật toán nhận diện hình ảnh.
Còn về phân tích mạng lưới, là việc các công ty công nghệ đào tạo thuật toán nhận biết được các kết nối giữa con người, về việc ai theo dõi ai trên mạng xã hội, ai có quan hệ hay liên kết với ai. Và kết hợp lại với nhau, đây là phương kế để kiểm duyệt và xử lý toàn bộ các phong trào chính trị.
Vậy hãy thử nghĩ xem, điều gì xảy ra khi một tài khoản nổi tiếng trên Facebook hay Twitter bị cấm, vì có những phát ngôn gây thù ghét hoặc tuyên truyền tin tức sai lệch. Những người theo dõi các tài khoản đó sẽ không bị cấm chặn gì cả, nhưng ngay khi tài khoản nổi tiếng đó bị “gắn cờ”, một tín hiệu sẽ được gửi tới cho thuật toán của nền tảng, để gộp toàn bộ những người theo dõi vào một hệ thống chuyên lọc ra những cá nhân theo dõi một tài khoản nào đó, có phát ngôn gây thù ghét hay đăng tải tin tức sai lệch.
Và dù họ không bị chặn hay khóa tài khoản, nhưng chỉ số đánh giá chất lượng của họ sẽ bị giảm xuống, từ đó tần suất xuất hiện của những người dùng này trên bảng tin của Facebook hay Twitter, hay bất kỳ chỗ nào mà các nền tảng công nghệ tiến hành đánh giá và phân loại thông tin người dùng, cũng sẽ trở nên ít đi. Đây chính là cách thức trấn áp toàn bộ các mạng lưới và phong trào chính trị. Và tôi nghĩ rằng, đây chính là nguyên nhân khiến chiến dịch của TT Trump không đạt được những thành công trên các nền tảng kỹ thuật số, như cách họ từng đạt được vào năm 2016 nữa.
Đây chắc chắn là một tình huống vô cùng nghiêm trọng mà chúng ta gặp phải bởi các nền tảng công nghệ kiểm soát các tổ chức chính trị. Nếu ai đó định cố gắng tìm cách chống lại họ, thì họ sẽ kiểm soát các nền tảng mà người đó tổ chức ra. Vì vậy, đây là một tình huống thực sự éo le.
Một khó khăn lớn khác, trong cuốn sách cũng dành cả một chương để đề cập về vấn đề này, là việc các ông lớn công nghệ chi viện khủng cho chính quyền Mỹ bằng tiền vận động hành lang. Họ tài trợ cho các thể chế bảo thủ, các thể chế tiến bộ, các chính trị gia đảng Cộng hòa và Dân chủ. Đây là lý do tại sao mặc dù liên tục có những phiên điều trần của Ủy ban, nhưng luật pháp Mỹ lại không có bất kỳ thay đổi gì nhằm kiềm chế những gã khổng lồ công nghệ này.
Do đó, hiện tôi đang cảm thấy vô cùng bi quan. Nhưng một tia hy vọng là chính quyền TT Trump dường như đang hành động hiệu quả, để giải quyết vấn đề quyền lực của khối Big Tech kia. Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) cũng đã lên tiếng, và cho biết họ sẽ xem xét việc thực hiện thay đổi điều khoản tại Mục 230. Đây là điều luật quan trọng, cho phép các công ty công nghệ kiểm duyệt hầu hết mọi thứ, mà không phải chịu bất kỳ hệ quả pháp lý nào. Do đó động thái này vô cùng quan trọng.
Chính quyền TT Trump cũng đã thực hiện một số bổ nhiệm quan trọng cho bộ máy hành chính liên bang. Nathan Simington – người rất giỏi trong các vấn đề về mạng xã hội đã được bổ nhiệm vào FCC. Adam Candeub – một luật sư về quyền tự do ngôn luận xuất sắc, đấu tranh cho các vụ kiện về quyền tự do ngôn luận chống lại Twitter, cũng được bổ nhiệm vào một vị trí quan trọng trong chính phủ liên bang, trọng tâm là để đối phó với những ông lớn công nghệ này. Vì vậy, chúng ta hiện đang có một chi nhánh hành pháp nghiêm nghị hơn trong việc giải quyết vấn đề.
Câu hỏi ở đây là liệu ai sẽ đắc cử Tổng thống trong vài ngày tới? Bởi Joe Biden sẽ sử dụng quyền lực điều hành của ông ấy, để buộc các công ty công nghệ tăng cường kiểm duyệt nội dung. Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ông đã yêu cầu Facebook kiểm duyệt đối thủ chính trị của mình. Nên điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu Biden đắc cử. Vì vậy, quyền tự do Internet sẽ được quyết định trong cuộc bỏ phiếu vài ngày tới. Đó là một điều tôi nghĩ rằng mọi người có thể làm. Có lẽ, điều quan trọng nhất họ có thể làm, chính là ra ngoài và bỏ phiếu bầu cử Tổng thống.
Jan Jekielek: Với những gì anh vừa nói, thì gần đây, tôi nhận thấy Thượng nghị sĩ Josh Hawley đang muốn kêu gọi Quốc hội rằng: “Chúng ta cần hành động trước vấn đề này”. Đây là điều tôi nghĩ đáng chú ý, bởi đương nhiên do ông ấy là Thượng nghị sĩ của Hoa Kỳ. Và dường như tôi có cảm giác rằng, chúng ta đang bị thiếu đi phương án xử lý đối với toàn bộ những vấn đề này thông qua nhánh lập pháp.
Allum Bokhari: Đúng vậy. Do đó điều này không có gì bất ngờ với tôi, bởi cách đảng viên Dân chủ phản ứng trước khủng hoảng quyền lực của các ông lớn công nghệ về cơ bản, đối lập hoàn toàn so với Đảng viên Cộng hòa. Trường hợp ngoại lệ duy nhất có lẽ chính là Tulsi Gabbard, khi bà dường như nhận thức được về vấn đề kiểm duyệt.
Còn hầu hết các đảng viên Dân chủ, trong khi cũng lên án các nền tảng công nghệ, nhưng họ lại lên án các nền tảng công nghệ vì những lý do đối lập với lý do lên án của các đảng viên Cộng hòa. Hầu hết các chính trị gia đảng Dân chủ khi nhắc đến các ông lớn công nghệ, họ đều bảo rằng: “Sao các anh không tăng cường kiểm duyệt các phát ngôn gây thù ghét đi? Sao không tăng cường xử lý việc đưa tin sai lệch đi?”
Trong khi đó, các đảng viên Cộng hòa thì lại theo một hướng khác: “Sao các anh lại kiểm duyệt nội dung?”. Đó là lý do tại sao chúng ta rơi vào bế tắc. Chúng ta không thể giành được đa số trong một Quốc hội bị chia rẽ, khi một bên thì muốn các công ty công nghệ ngừng kiểm duyệt, còn bên kia lại muốn họ phải tăng cường công tác kiểm duyệt.
Jan Jekielek: Anh có đề cập rằng, một số thành viên Quốc hội Dân chủ khẳng định họ muốn tăng cường kiểm duyệt trong một số lĩnh vực nhất định. Về phía đảng Cộng hòa, tôi thấy rất nhiều người lại đề cao thị trường tự do, ví như làm sao có thể kiểm soát một công ty về cách thức kinh doanh của nó, phải không? Vì vậy, nếu chúng ta đang nói về việc chấn chỉnh các ông lớn công nghệ. Tất nhiên, gần đây bộ Tư pháp có đệ trình đơn kiện chống độc quyền đối với Google. Nhưng nhìn chung, có vẻ như phía quốc hội lại chẳng hề để tâm nhiều đến sự chấn chỉnh này. Vậy anh nghĩ sao về vấn đề này?
Allum Bokhari: Đúng vậy, ngay cả về phía đảng Cộng hòa, trong khi có một số thượng nghị sĩ giỏi và nghị sĩ quốc hội nhận thức được vấn đề như Hawley, Cruz hay Blackburn, thì vẫn còn nhiều người trong số họ không nắm bắt được vấn đề. Một số thực tế còn phản đối việc chấn chỉnh các ông lớn công nghệ, vì họ vẫn còn mắc kẹt trong tâm lý thị trường tự do của những năm 1980.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều tổ chức tư tưởng bảo thủ của đảng Cộng hòa như Quỹ Di sản, Viện Doanh nghiệp Mỹ, cũng củng cố nhận định này kiểu như: “Nếu ta can thiệp vào khối Big Tech, tức là đang can thiệp vào thị trường tự do”. Đương nhiên, đây là một lập luận hoàn toàn vô nghĩa bởi các ông lớn công nghệ còn đang mắc nợ vị thế mà họ có được hiện tại, mắc nợ quyền lực mà họ có được trong hiện tại đối với Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp – một đặc quyền mà chính phủ dành cho họ vào những năm 1990.
Chính vì vậy, sẽ hoàn toàn sai lầm khi cho rằng việc can thiệp vào điều luật này là can thiệp vào thị trường tự do. Trong khi cùng lúc, nó thực chất là sự phân bổ của chính phủ, một đặc quyền mà không công ty nào khác được hưởng. Vì vậy, đảng Cộng hòa thực sự phải học cách gạt bỏ đi tâm lý này, nếu những gã lớn công nghệ bị chấn chỉnh.
Tôi nghĩ rằng, đây là một vấn đề lớn đối với các cử tri sơ bộ của đảng Cộng hòa. Nếu quan tâm đến vấn đề này, họ cần phải suy xét xem ai đang tài trợ cho các đại diện địa phương của họ. Đừng cho rằng mình sẽ có tiếng nói mạnh mẽ chống lại các ông lớn công nghệ, giống như đại diện của bọn họ chỉ vì họ có dòng chữ “Đại diện” màu đỏ cạnh tên mình.
Jan Jekielek: Vậy giờ hãy nói về các quy tắc, bởi rõ ràng anh đã đề cập vô cùng chi tiết về vấn đề này trong cuốn sách, anh đề cập đến một vấn đề vô cùng nghiêm trọng, một vấn đề chưa từng xảy ra với xã hội Mỹ. Những công ty lớn này hiện đã trở thành tụ điểm trực tuyến của công chúng. Tuy nhiên, họ là các tổ chức tư nhân hiện không có nhiều trách nhiệm giải trình về bất kỳ động thái nào họ thực hiện để kiểm soát các phát ngôn. Chúng ta đang rơi vào một thực tế như thế này. Và tất nhiên, Mục 230 đang được xem xét. Chúng ta biết rằng FCC thực sự đang xem xét để điều chỉnh lại Mục 230. Vậy theo anh, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Allum Bokhari: Tôi nghĩ rằng có một giải pháp rất đơn giản về vấn đề kiểm duyệt mạng xã hội, và điều đó đơn giản là thông báo với các công ty này rằng, nếu họ muốn có những đặc quyền pháp lý, mà toàn bộ mô hình kinh doanh của họ đang phụ thuộc vào, thì họ phải cho phép người dùng có quyền lựa chọn không bị tác động bởi công tác kiểm duyệt các phát ngôn hợp pháp và hợp hiến.
Nếu họ muốn tạo ra công cụ lọc những phát ngôn thù ghét, hay những tin tức sai lệch, thì điều đó cũng ổn thôi. Nhưng họ cần đảm bảo rằng, người dùng được quyền lựa chọn có sử dụng bộ lọc đó hay không. Họ không thể thay mặt người dùng để tự ý bật tính năng này lên, rồi không cho phép họ được tắt chúng đi. Đây chính xác là những gì họ đang làm hiện tại.
Chúng tôi biết, người dùng có quyền được lựa chọn, vì cả Twitter và Google đều cho phép người dùng tắt bộ lọc ngôn từ tục tĩu của họ, hay người dùng có thể tắt chức năng tìm kiếm an toàn của Google. Nhưng với trường hợp về tin giả hay việc đăng tin sai lệch, họ lại không thể làm điều đó.
Đây là một điều rất đáng nói, bởi nó cho thấy họ quan tâm đến việc kiểm soát thông tin chính trị, kiểm soát dòng chảy tin tức hơn là việc tối ưu hóa lựa chọn của người dùng. Đây phải là yếu tố tiêu chuẩn của toàn bộ ngành công nghiệp này với mảng mạng xã hội.
Điều thứ hai họ phải làm, đặc biệt là đối với các công cụ tìm kiếm là đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch. Người dùng cần biết rõ chuyện gì đang diễn ra phía sau, để biết chính xác cách thức hoạt động của các thuật toán. Người dùng cần biết được những yếu tố gì làm giảm điểm đánh giá chất lượng của họ. Việc đánh giá chất lượng cũng cần phải được công bố cho người dùng. Đó là hai quy định mà tôi sẽ đưa ra:
- Thứ nhất, người dùng được quyền chọn lựa có sử dụng hay không các bộ lọc của các nền tảng.
- Thứ hai, cần minh bạch hơn.
Việt Anh
Theo theepochtimes.com
Đăng theo Tinh Hoa