Từ mối quan hệ có yếu tố Trung Quốc đằng sau nhà đầu tư lớn đầu tiên của Facebook, tới những khoản tiền khổng lồ chảy vào hệ thống bầu cử Mỹ…
Báo cáo từ Dự án Amistad của Hiệp hội Thomas Moore cho thấy Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã tham gia vào các hoạt động tài trợ “tiền bẩn” nhằm chi phối cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Chuyên gia bình luận thời sự trong chương trình ‘Vy Vũ nhìn thế giới’ của Epoch Times đã có bài viết, sau đây là nguyên văn:
Gần đây, Facebook đã làm quá nhiều điều ác và trở thành mục tiêu chỉ trích của công chúng. Các tổ chức khác nhau ở Hoa Kỳ đang điều tra và đệ đơn kiện Mark Zuckerberg. Hôm nay chúng ta sẽ phân tích tình huống của anh ta.
Vào ngày 16/12, một tổ chức tố tụng hiến pháp quốc gia, Dự án Amistad của Thomas More Society đã tổ chức một cuộc họp báo tại Virginia, Mỹ và đưa ra một báo cáo nặng ký. Báo cáo này tiết lộ rằng Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã tham gia vào các hoạt động phân phối tiền đen của 10 tổ chức phi lợi nhuận được trợ cấp bởi 5 quỹ, nhằm mưu toan phá hoại hệ thống bầu cử từ căn bản. Báo cáo tiết lộ chi tiết rằng Zuckerberg đã tham gia vào việc tạo ra hỗn loạn và làm gián đoạn cuộc bầu cử thông qua khoản quyên góp riêng lên tới 500 triệu đô-la Mỹ.
Ông Phillip Kline, Giám đốc Dự án Amistad, người từng là Tổng chưởng lý tiểu bang Kansas, cho biết, cuộc bầu cử năm 2020 chứng kiến Zuckerberg và các tập đoàn lợi ích công nghệ cao khác đã thông qua những phương thức không thỏa đáng để đáh cắp cuộc bầu cử Mỹ cho ứng viên Biden.
Sự can thiệp trị giá 500 triệu đô-la của Zuckerberg bao gồm khoản tài trợ 350 triệu đô-la cho Trung tâm Công nghệ và Đời sống Công dân (CTCL). Một phần của số tiền này đã được sử dụng để tăng số đầu phiếu ở các tiểu bang thuộc đảng Dân chủ một cách bất hợp pháp.
Ông cho biết, báo cáo này đã khắc họa rõ nét cách một nhóm các tỷ phú và các nhà hoạt động đã lợi dụng tài sản của họ để lật đổ, khống chế và cải biến cơ bản hệ thống bầu cử.
Báo cáo cũng đề cập rằng, ngoài Zuckerberg, các nền tảng chính tài trợ cho việc lật đổ hệ thống bầu cử bao gồm Quỹ Dân chủ, Quỹ Đầu tư mạo hiểm mới, Quỹ Skoll và Quỹ Hiệp sĩ. Các tổ chức phi lợi nhuận lớn liên quan đến việc phân bổ quỹ bao gồm CTCL, Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Điện tử, Trung tâm Thiết kế Công dân, Cơ quan Bỏ phiếu Gia đình Mỹ, Trung tâm Bầu cử và An ninh Hiện đại, và Rock the Vote.
Họ đã vi phạm “Đạo luật bầu cử Hoa Kỳ”, bỏ qua các thủ tục tài trợ của tiểu bang và liên bang, đồng thời trực tiếp bơm quỹ tư nhân vào các cơ quan bầu cử cấp quận và cấp thành phố, khiến các cử tri không thể có được thủ tục thích hợp và được bảo vệ một cách bình đẳng. Đặc biệt là ở Michigan, Pennsylvania và Wisconsin, loại tài trợ này từ các tổ chức phi lợi nhuận là hoàn toàn không cần thiết, vì chính phủ liên bang đã được cấp đủ tài chính. Hơn nữa, sự can thiệp của các quỹ tư nhân vào việc quản lý các cuộc bầu cử công khai đã thực sự thiết lập một tiêu chuẩn kép cho hệ thống bầu cử, với việc thực thi các trình tự bất đồng cho đảng Dân chủ và Cộng hòa. Đây là sự can thiệp trị giá 500 triệu đô-la của Facebook vào cuộc bầu cử Mỹ được đề cập trong báo cáo hôm đó.
Thứ Tư tuần trước, ngày 9/12, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và các tổng chưởng lý từ 46 tiểu bang và 2 đặc khu liên bang đã đệ đơn kiện chống độc quyền chống lại Facebook. Cáo buộc rằng chiến lược mua lại của Facebook, đặc biệt là mua lại các đối thủ Instagram và Whatsapp trong cùng ngành, là bất hợp pháp, nhằm loại bỏ cạnh tranh. Một vụ kiện khác của Ủy ban Thương mại Liên bang đang buộc Facebook phải loại bỏ WhatsApp và Instagram. Trong số phần mềm giao tiếp xã hội mà chúng ta thường sử dụng hoặc đã nghe nói đến, 5 phần mềm đã được Facebook mua lại, bao gồm cả Instagram.
Facebook đã mua lại nền tảng xã hội chia sẻ ảnh và video Instagram vào tháng 4/2012 với giá 1 tỷ USD. Công ty nghiên cứu E-Marketer ước tính doanh thu của Instagram vào năm 2020 sẽ là 28,1 tỷ USD, chiếm khoảng 37% tổng doanh thu quảng cáo của Facebook. Vào tháng 2/2014, Facebook đã mua lại nền tảng nhắn tin WhatsApp với giá 19 tỷ đô la Mỹ. Khi Facebook mua lại WhatsApp, WhatsApp đã có hơn 400 triệu người dùng hoạt động hàng tháng và nhanh chóng trở thành đối thủ tiềm năng của Facebook, kết quả là Facebook đã mua lại đối thủ này.
Một tháng sau, Facebook mua lại công ty công nghệ thực tế ảo Oculus VR với giá 2 tỷ USD. Trong số các công ty được Facebook mua lại có Onavo, một công ty phân tích mạng di động của Israel. Phần mềm của công ty này đã gây ra tranh cãi và bị phân loại là phần mềm gián điệp. Facebook đã bị chỉ trích vì điều này và buộc phải xóa phần mềm này khỏi ứng dụng. Các thương vụ mua lại trước đó bao gồm Beluga. Sau khi mua lại công ty này, Facebook đã mua lại thành công công nghệ nền tảng Messenger để một lần nữa mở rộng phạm vi sản phẩm và loại bỏ một đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
Nói đến đây phải kể đến một người, đó là Jim Breyer, nhà đầu tư sớm nhất vào Facebook. Breyer là một nhà đầu tư mạo hiểm, anh ta đã đầu tư vào Facebook khi Zuckerberg mới chỉ có 10 nhân viên. Với hơn chục triệu USD, anh ta trở thành cổ đông lớn thứ hai của Facebook. Mọi người đều biết rằng vợ của Zuckerberg là người gốc Hoa. Bạn có biết người vợ thứ hai của Breyer là ai không? Đó là Triệu An Cát, em gái của Triệu Tiểu Lan, Bộ trưởng Giao thông Mỹ, vợ của Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell.
Triệu An Cát là người thừa kế gia sản vận tải biển của gia tộc, và có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ, thậm chí còn rất tán dương sáng kiến “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ. Triệu Tiểu Liên (Zhao XiaoLian) và Triệu An Cát (Zhao Anji) đều là thành viên của Ủy ban Đối ngoại Mỹ. Ủy ban Đối ngoại này được cho là có liên quan đến băng đảng Illuminati. Liệu cả hai có phải đều là thành viên của băng đảng Illuminati? Những điều này từ từ sẽ được nghiên cứu. Nhưng từ những mối quan hệ này, ít nhất ai cũng có thể biết rằng những chính khách và thương gia này đều có xuất thân đặc biệt. Kể cả Facebook, không phải vì Zuckerberg quá thông minh để có thể đưa Facebook phát triển lớn mạnh như ngày hôm nay, mà vì sự hỗ trợ của tổ chức đặc biệt và nguồn tài chính khổng lồ đằng sau nó.
Trong cuộc bầu cử này, Facebook coi như đang hoàn thành sứ mệnh của mình. Dưỡng binh thiên nhật, dụng tại nhất thời, Facebook giờ đây đã trở thành quân binh của ĐCSTQ tà ác, không tiếc công tiếc sức thực thi kiểm duyệt tự do ngôn luận, xóa bài đăng.
Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016, những người cánh tả này nghĩ rằng ngai vàng tổng thống đã chắc chắn nằm trong túi của Hillary, và họ cuối cùng đã mất ‘Kinh Châu’. Tức giận và tuyệt vọng, đại diện của phe cánh tả đã đổ lỗi cho Facebook, tin rằng chính vì các quảng cáo ủng hộ Trump được Facebook cho phép khiến họ tuột mất chức tổng thống. Do đó, trong cuộc bầu cử năm nay, Zuckerberg tỏ ra rất tích cực.
Vào tháng 10 năm nay, họ đã chặn hoàn toàn “QAnon”. Bất kể nội dung bài đăng là gì, miễn là tất cả nội dung có liên quan đến QAnon, gần 1.500 nhóm bao gồm tài khoản Instagram xã hội đã bị xóa. Để hưởng ứng cuộc tổng tuyển cử của Biden, Facebook và Instagram đã xóa 2,2 triệu quảng cáo và 120.000 bài đăng. Và rất nhiều thông số kỹ thuật đã được thêm vào để chặn một số từ không mong muốn trong những dịp cụ thể. Facebook không chỉ kiểm duyệt thủ công mà còn kiểm duyệt bằng thuật toán AI.
Những Fact-checker (Kiểm tra sự thật) do Facebook chỉ định là Lead Stories, một cơ cấu xác minh thông tin thuộc bên thứ ba. Tổ chức này dựa vào nguồn tài trợ từ những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon, gồm Google, Facebook và Bytedance có trụ sở tại Bắc Kinh. Chúng ta đều biết rằng Bytedance là công ty mẹ của Douyin, một trong những tập đoàn trung thành với ĐCSTQ và bị Mỹ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia. Đưa ĐCSTQ vào kiểm duyệt ngôn luận ở Hoa Kỳ, điều này quả thật là nực cười.
Lead Stories được thành lập vào năm 2015, một nửa trong số hàng chục nhân viên được nó tuyển dụng là từ CNN, một hãng truyền thông nổi tiếng điên cuồng chống Trump. Chi phí hoạt động của công ty được liệt kê trong năm 2017 là dưới 50.000 đô-la Mỹ, nhưng sau khi bắt đầu phục vụ Facebook vào năm 2018, chi phí hoạt động đã tăng vọt lên gấp 7 lần vào năm 2019. Trong hai năm qua, họ nhận được từ Facebook phí dịch vụ “Kiểm tra sự thật” tới 460.000 đô-la đã được thanh toán. Và căn cứ để họ thẩm tra là gì? Căn cứ đó là dựa trên nhận thức của các quan chức bầu cử nhà nước.
Nói cách khác, các quan chức bầu cử tiểu bang nói rằng không có gian lận bầu cử, thì sự thật là không có gian lận bầu cử ư? Khi các quan chức bầu cử tiểu bang nói rằng một đoạn video không phải là bằng chứng của gian lận bầu cử, thì video đó là không có thật sao? Các quan chức bầu cử tiểu bang đã thay thế vai trò của các thẩm phán!? Điều này chẳng phải giống như kiểu thông tin của WHO về kiểm soát dịch bệnh sao? Tedros Adhanom nói rằng loại thuốc này không được chấp nhận, thì các phương tiện truyền thông trên thế giới không được phép giới thiệu loại thuốc này?
Sky news, một hãng truyền thông của Úc, nhận thấy rằng những người kiểm duyệt của Facebook là những người ủng hộ Hillary. Mặc dù Zuckerberg luôn hứa sẽ tiến hành đánh giá độc lập thông qua một bên thứ ba, rằng không đảng phái nào cả, không ủng hộ hay chống lại bất kỳ khuynh hướng chính trị nào cả. Nhưng trên thực tế, những người kiểm duyệt này nắm giữ quyền lực rất lớn, phá hủy và thậm chí chặn đứng hoàn toàn nội dung tin tức mà họ không thích.
Nhiều người thích làm cái nghề gọi là “kiểm tra sự thực”. Bạn đã bao giờ nghĩ về người điều hành các cơ cấu “kiểm tra sự thực” mà bạn đang tìm kiếm chưa? Có thể nói, hầu hết các cơ cấu kiểm tra thực tế đều do cánh tả độc quyền. Họ thành lập một “Tổ chức Kiểm tra Sự thực Quốc tế” (the International Fact Check Organization) và độc quyền trong ngành công nghiệp này. Họ cấp chứng chỉ cho những người thẩm tra thực tế.
Nhưng những người được gọi là kiểm tra sự thực này không điều tra thông tin sai sự thật, mà tập trung nhắm mục tiêu vào Tổng thống Trump và những người bảo thủ, bao gồm cả phương tiện truyền thông bảo thủ và truyền thông độc lập. Những người kiểm tra sự thực này không phải do chính phủ bổ nhiệm hay do người dân bầu ra, mà được thuê bởi những người cánh tả và được Facebook trả tiền. Chứng thư của họ hoàn toàn không đại biểu cho sự công chính và khách quan, mà chỉ đại biểu cho cường quyền sinh sát đối với tự do ngôn luận.
Margot Susca, một giáo sư tại Đại học Truyền thông Mỹ, là một trong những nhân viên kiểm tra sự thật kỳ cựu nhất. Cô ta có 19 loại giấy phép kiểm tra thông tin xác thực. Cô ta đã làm việc trong nhóm của Hillary từ năm 2008 và đã nhiều lần xuất hiện trên chương trình “Nước Nga Ngày nay” (Russia Today), đích thân thừa nhận rằng rất khó để cô ta trở thành một nhà quan sát khách quan theo quy tắc chung hiện nay. Bạn trai của cô ta cũng từng là nhà nghiên cứu chính sách hạt nhân của Clinton. Cô ta rất thất vọng khi Hillary không thắng trong cuộc bầu cử năm 2016.
Vào ngày 14/12, thứ Hai tuần này, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đã thông báo về cuộc điều tra Facebook và Whatsapp của nó, cũng như chín công ty công nghệ bao gồm Twitter, YouTube, ByteDance và Amazon, yêu cầu các công ty này cung cấp thông tin về cách họ thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng, cách họ hiển thị nội dung quảng cáo cho người dùng, có sử dụng thuật toán hoặc phân tích dữ liệu cho thông tin cá nhân hay không, và chính sách dữ liệu của họ ảnh hưởng như thế nào đến thiếu niên và nhi đồng.
Các công ty này có 45 ngày để trả lời kể từ ngày nhận được yêu cầu. Cuộc khảo sát này không có mục đích điều tra rõ ràng, chỉ để hiểu những phương tiện truyền thông xã hội này ảnh hưởng như thế nào đến cách người Mỹ tiếp nhận thông tin, cũng như mô hình hoạt động và các động lực kinh tế của họ. Nếu trong quá trình này, hành vi bất hợp pháp được phát hiện, chính phủ có thể tiến hành thực thi pháp luật.
Việc điều tra này thực chất là do trong cuộc tổng tuyển cử này, các mạng xã hội này đã quá phận, liên tục xét lại những tuyên bố có lợi cho Tổng thống Trump. Tổng thống Trump đã nhiều lần đề cập rằng Điều 230 nên được xóa khỏi Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng. Vào thứ Hai, Tổng thống Trump đã bổ nhiệm Nathan Simington, ứng cử viên có quan điểm nghiêm khắc về Điều 230, vào Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC). Nhiều người tin rằng đây là tín hiệu từ chính quyền Trump cho việc cải cách Đạo luật.
Zuckerberg đã rất tích cực trong cuộc bầu cử này, và tôi nghĩ đó là một nhịp điệu chết người. Anh ta có thể sẽ là đại gia công nghệ lớn đầu tiên bị bắt.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của DKN.
Đăng theo ĐKN