Chị Nguyễn Thuỳ Trang chia sẻ về thảm họa dịch bệnh và cách nâng cao sức khoẻ bản thân từ góc nhìn của chuyên gia nghiên cứu khoa học môi trường sinh thái.
Vượt qua 700 hồ sơ trở thành nữ cán bộ quốc tịch Việt Nam tại Chương trình Khu định cư Con người Liên Hiệp Quốc, chị Nguyễn Thuỳ Trang (hiện đang sống và làm việc tại Kenya) chia sẻ về thảm họa dịch bệnh toàn cầu và cách nâng cao sức khoẻ bản thân chị và gia đình từ góc nhìn của chuyên gia nghiên cứu khoa học môi trường sinh thái. NTD Việt Nam có cuộc trò chuyện với chị.
PV: Chào chị, tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ở Kenya ra sao chị?
Xin chào NTD Việt Nam, Kenya phát hiện trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên vào ngày 12/3. Tới hôm qua, 18/4 thì Kenya có 262 người nhiễm, 12 ca tử vong được ghi nhận. Kenya có hệ thống y tế tại thủ đô Nairobi khá tốt. Tuy nhiên, người dân nghèo vẫn không có khả năng đi xét nghiệm hay tham gia điều trị do giá thuốc và khám bác sỹ quá cao. Nairobi cũng có nhiều khu nhà tạm, gọi thông thường là ‘khu ổ chuột”, là những nơi có mật độ dân số lớn, hầu hết họ là người nghèo từ các tỉnh, ngoại ô về thành phố để kiếm việc làm. Những khu này ngoài mật độ dân số lớn, các dịch vụ đô thị cơ bản như điện, nước v.v. thường xuyên bị thiếu hụt
Nếu như chẳng may mà có một người bị nhiễm virus thì khả năng lây lan sẽ khá lớn. Vì vậy, Tổng thống Kenya đã quyết định hành động sớm: ông đã ban bố lệnh khẩn cấp yêu cầu đóng cửa trường học và trường đại học cao đẳng, giảm thiểu các hoạt động xã hội bao gồm cả việc tập trung ở các điểm điện thờ, tôn giáo. Kenya cũng đã hạn chế số chuyến bay từ Quảng Châu (Trung Quốc) từ giữa tháng 2 và đã đóng cửa sân bay quốc tế, ngưng mọi chuyến bay.
PV: Là một nhà nghiên cứu về môi trường của Liên Hợp Quốc, chị đánh giá nguyên nhân của dịch bệnh này là gì?
Công việc của tôi không trực tiếp liên quan đến việc theo dõi và giám sát tình hình dịch bệnh, tuy nhiên các dự án và hoạt động đều bị ảnh hưởng do hạn chế đi lại và những rủi ro có thể xảy ra trong khi tổ chức lớp tập huấn đào tạo. Trước đây, trong thời gian công tác tại ban Khoa học của tổ chức Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc, tôi đã từng đọc nhiều bài báo nói về khả năng dịch bệnh mới sẽ xảy ra nếu con người tiếp tục tốc độ phát triển như hiện nay.
Theo báo cáo của Viện Tài nguyên của Thế giới (World Resource Institute), nhân loại với các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình đã đi quá 4 trong 9 giới hạn chịu đựng của Trái Đất, thông qua việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động sản xuất và thải chất ô nhiễm ra môi trường. Các giới hạn đã bị vượt quá mức ranh giới bao gồm: biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, hệ thống đất, và các quá trình sinh-địa-hoá trong tự nhiên như chu kỳ Phosphor hoặc chu kỳ Nitro. Các giới hạn này đều có một điểm gọi là “điểm ngưỡng”, tức là khi nhân loại gây ra những biến đổi về môi trường chạm tới ngưỡng đó thì sẽ gây ra hàng loạt các chuỗi biến đổi về hệ sinh thái, môi trường sống (nhiệt độ, tan băng ở hai cực trái đất, Hiện tượng băng tan có thể giải phóng ra những chủng vi khuẩn, virus lạ đã tồn tại từ rất lâu trên trái đất) mà không thể phục hồi lại được.
Công việc của tôi ở tổ chức Môi trường của Liên Hợp Quốc trước đây đã từng tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến các loại bệnh dịch và mối quan hệ với môi trường và hệ sinh thái. Đó là báo cáo hàng năm về các vấn đề môi trường toàn cầu có nguy cơ trở thành vấn nạn của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc. Trong báo cáo này, một trong 10 vấn đề toàn cầu là mối liên hệ mật thiết được phát hiện trong rất nhiều bệnh dịch với sự phá huỷ, xâm chiếm các hệ sinh thái. Hầu hết trong số chúng là có nguồn gốc hoặc có vector truyền bệnh là động vật hoang dã. Khi cân bằng trong hệ sinh thái bị phá vỡ và thiên nhiên bị đánh đổi bằng các hoạt động và lợi nhuận kinh tế, thì có khả năng con người sẽ phải tiếp xúc gần hơn và có khả năng bị nhiễm một chủng vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng nào đó.
Các nhà khoa học cũng như các đồng nghiệp của tôi ở LHQ đã đề xuất các giải pháp bao gồm xây dựng các khu đô thị cao tầng, khu đô thị bền vững nhằm giảm bớt sức ép lên diện tích bảo tồn và hệ sinh thái ở đó. Công việc tại Liên Hợp Quốc của mình chủ yếu về môi trường toàn cầu, bình đẳng giới, phát triển đô thị bền vững, v.v.
Tuy nhiên những gì viết trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chỉ đạo môn khí công tu luyện Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp - phóng viên) lại khiến tôi kinh ngạc vì cuốn sách này có tính khoa học rất cao siêu, lý giải được mối tương quan giữa sinh mệnh đạo đức của con người, với các quy luật của tự nhiên và vũ trụ, đã đề cập đến những phạm trù rất sâu xa liên quan đến nguyên nhân của sự thoái hoá môi trường và sức khoẻ con người. Cuốn sách này chỉ ra rằng nâng cao đạo đức mới là cái gốc cho các giải pháp của các vấn đề sức khoẻ con người (bao gồm cả việc đẩy lùi dịch bệnh), sự phồn vinh của xã hội và bảo tồn môi trường.
PV: Chị đánh giá cách kiểm soát dịch bệnh hiện tại như thế nào?
Dịch bệnh lần này, theo cá nhân tôi quan sát, có mức độ lây lan và phạm vi bao trùm nhanh chưa từng có. Điều này cũng phù hợp với rất nhiều cảnh báo về khả năng lây lan ‘siêu tốc’ trên toàn thế giới thông qua các chuyến bay kết nối Vũ Hán với hàng trăm thành phố trên toàn thế giới (trực tiếp và gián tiếp). Tôi thấy rằng rất nhiều các biện pháp khoanh vùng, cách ly để hạn chế tiếp xúc và bị virus thâm nhập đều là những giải pháp bề nổi và rất khó để xoay chuyển tình thế bệnh dịch. Điều cần làm lúc này là tinh thần đoàn kết và bác ái, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn. Điều nữa là sự minh bạch về thông tin bệnh dịch cũng rất quan trọng. Những thông tin này giúp người dân có thể định hướng, đưa ra giải pháp ‘phòng dịch’ hiệu quả hơn, hoặc là để họ có thêm động lực “cách ly tự nguyện” triệt để hơn.
Tôi thấy rằng vaccine hay thuốc chữa bệnh đều chỉ là những giải pháp mang tính thụ động, bởi vì chủng virus này có chiều hướng biến đổi không ngừng thành các chủng các dạng khác nhau. Cá nhân tôi, là một người đã học về vi sinh học, sinh thái và môi trường, tôi nhận ra rằng mối quan hệ giữa các sinh mệnh trên trái đất là một mạng lưới quan hệ mật thiết và phức tạp. Tất nhiên, con người đang phải trả giá cho việc xâm lấn và phá huỷ môi trường tự nhiên một cách vô ý thức và lan tràn.
Việc có thể làm bây giờ là thay đổi từ nhận thức đến hành động: nhận thức về tôn trọng thiên nhiên, có ý thức tiết kiệm, ý thức về việc giết hại động vật hoang dã, bảo tồn các khu sinh thái; và thay đổi hành động của mình trong việc tiêu dùng, bắt nguồn từ ham muốn tiêu dùng quá mức, hạn chế không lãng phí tài nguyên nước, năng lượng, lương thực cũng như giảm thiểu rác thải. Khi con người có thể sống hài hoà với môi trường thiên nhiên, như những người dân Masai ở Kenya chẳng hạn, thì họ rất khoẻ mạnh và có tuổi thọ rất cao - nhiều già làng sống tới hơn 90 tuổi và vẫn khoẻ mạnh, tinh tường.
PV: Cá nhân chị làm gì để bảo vệ gia đình, người thân và chính bản thân để vượt qua dịch bệnh?
Trước tình hình dịch bệnh lây lan, vợ chồng tôi hiện nay đang làm việc tại nhà, các cháu cũng đều học theo chương trình online để đảm bảo việc tránh tiếp xúc và lây lan. Chúng tôi vẫn để các cháu sang nhà hàng xóm chơi với bạn bè (trong khuôn viên chúng tôi có 4 hộ gia đình, đều là công chức của tổ chức quốc tế), nhưng khi về nhà thì tôi luôn nhắc nhở các con phải rửa tay xà phòng. Chúng tôi cũng tôn trọng quy định của chính phủ Kenya về việc giữ khoảng cách giao tiếp xã hội, chỉ ra ngoài khi cần đi mua các nhu yếu phẩm và không tham gia các cuộc gặp mặt đông người.
Ngoài ra, như tôi đã chia sẻ ở trên, tôi vẫn cho rằng biện pháp phòng bệnh tốt nhất đó là tăng cường sức đề kháng của bản thân mình. Là một người luyện công theo Pháp Luân Công đã bốn năm, tôi luôn hiểu rõ tác dụng của việc luyện công là tạo ra trường năng lượng tích cực, mà trường này đã từng được các nhà khoa học phân tích và thấy rằng năng lượng của người luyện công phát ra bao gồm rất nhiều các loại vật chất phong phú như tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia phóng xạ gamma v.v. Nhiều người trong chúng ta biết rằng những tia năng lượng và bức xạ này có tác dụng diệt khuẩn rất cao, vì vậy mà khi người luyện công tiếp xúc với môi trường có virus, vi khuẩn thì có khả năng cao là những con virus vi khuẩn ấy rất khó mà thâm nhập vào cơ thể của họ.
Khi tôi giải thích bản chất của năng lượng của người luyện công với chồng tôi, anh rất thích và thường chủ động yêu cầu tôi dành thời gian luyện công cùng anh. Với các con, khi chúng đến giờ đi ngủ, sau khi chồng tôi cầu nguyện theo nghi thức của người Công giáo, tôi cùng các con đọc câu “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”. Các cháu luôn vui vẻ và thấy an toàn khi chúng tôi cùng nhau đọc lời niệm đó. Tôi luôn tin rằng, khi bạn mang một tâm hồn hoà ái và trái tim yêu thương, việc này sẽ giúp giảm stress, là tác nhân chính gây ra sự suy yếu của hệ miễn dịch. Cuộc sống hàng ngày sẽ trở nên hạnh phúc hơn, vì thế mà cơ thể cũng mạnh khoẻ hơn và sẽ chẳng có bệnh tật nào - kể cả virus Vũ Hán - có thể làm hại bạn.
PV: Cảm ơn chia sẻ của chị. Chúc chị và gia đình bình an vượt qua dịch bệnh.
Ban Biên Tập