Ảnh: Tổng hợp.
Thái độ của Hoa Kỳ rất rõ ràng: “Muốn trừng phạt ác, ắt phải kể tội”.
Ngày 19/7, máy bay vận tải C-130 của Mỹ hạ cánh xuống sân bay Đào Viên của Đài Loan. Theo các phương tiện truyền thông, đây là máy bay Cục Tình báo Hoa Kỳ thuê, được vận hành bởi Hiệp hội Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT).
Mục đích vào Đài Loan lần này là để vận chuyển ‘túi ngoại giao’, trong đó chủ yếu là đồ dùng cá nhân của Sandra Oudkirk – Giám đốc AIT – đến Đài Loan để đảm nhận vị trí này.
Lần thứ ba Hoa Kỳ bước vào ‘lằn ranh đỏ’ của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)
Đây là lần thứ ba một máy bay quân sự của Hoa Kỳ hạ cánh công khai ở Đài Loan trong thời gian gần đây, và chưa đầy 4 ngày kể từ lần cuối cùng.
Chúng ta còn nhớ rằng, khi máy bay vận tải cỡ lớn C-17 của Quân đội Hoa Kỳ lần đầu tiên hạ cánh xuống Đài Loan, lúc đó các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đã hò hét rằng “người Mỹ đang đùa với lửa, đang dùng chiến thuật cắt xúc xích. Không sớm thì muộn sẽ bị đứt tay”.
Khi chiếc máy bay hành chính quân sự thứ hai là C-146 hạ cánh xuống sân bay Tùng Sơn ở Đài Bắc, Bộ Quốc phòng ĐCSTQ ngay lập tức đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc: “Máy bay Hoa Kỳ vào không phận và hạ cánh xuống lãnh thổ Trung Quốc mà không được cho phép, sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng”.
Thời báo Hoàn cầu cũng ‘lớn tiếng’ thời điểm đó. Họ dẫn lời một chuyên gia nói rằng “nếu máy bay quân sự của Hoa Kỳ xâm phạm không phận của Trung Quốc, chúng ta có quyền bắn hạ nó”.
Nhưng không ngờ rằng, khi vừa ‘gầm xong’, chỉ uống một ngụm trà gừng để làm ấm cổ họng, thì máy bay quân sự của Mỹ lại vào Đài Loan lần thứ ba. Liệu ĐCSTQ có dám bắn hạ hay chỉ là những tiếng gầm yếu ớt?
Kết quả phía ĐCSTQ giữ im lặng. Chỉ có trang mạng “Hoàn Cầu” dẫn bài đăng của phương tiện truyền thông Đài Loan là United Daily New nói rằng: “Máy bay quân sự Hoa Kỳ C-130 đã hạ cánh ở sân bay Đào Viên, dỡ một món hàng không xác định”. Ngoài ra không có thông tin nào khác. Phía ĐCSTQ đã ‘thấp giọng’ đến mức độ không thể ‘thấp giọng’ hơn như vậy.
Hoa Kỳ và đồng minh cáo buộc ĐCSTQ thực hiện các cuộc tấn công mạng
Trái với ĐCSTQ, phía Hoa Kỳ lại cao giọng hơn bình thường. Trong cùng ngày 19/7, Hoa Kỳ và các đồng minh ở châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương đã đưa ra một tuyên bố chung cấp cao chưa từng có trước đây.
Họ cáo buộc Cục An ninh Quốc gia ĐCSTQ đã thực hiện các cuộc tấn công mạng ác ý đối với Hoa Kỳ và nhiều đồng minh, bao gồm cả nhân viên Cục An ninh Quốc gia cũng là những phần tử phạm tội tống tiền và thu lợi từ các công ty mạng tư nhân. Những nước tham gia tuyên bố chung này bao gồm: Liên minh châu Âu, NATO, Anh, Úc, Canada, New Zealand và Nhật Bản.
Đồng thời cũng trong ngày 19/7, Cục An ninh Quốc gia, Cục An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng, FBI của Mỹ cũng cùng nhau đưa ra một báo cáo. Trong bài viết mô tả chi tiết các tin tặc được ĐCSTQ hỗ trợ đã sử dụng hơn 50 loại phương thức và sách lược để thực hiện các cuộc tấn công mạng vào hệ thống máy tính của Hoa Kỳ và các đồng minh, gồm cả cuộc tấn công vào Microsoft vào tháng 3 năm nay.
Hoa Kỳ coi ĐCSTQ là… tội nhân chờ xét xử
Rõ ràng đây là một hành động lớn do Hoa Kỳ và các đồng minh phối hợp thực hiện. Thái độ của họ rất rõ ràng: “Muốn trừng phạt ác, ắt phải kể tội”.
Chúng ta thấy trong khoảng thời gian gần đây, Hoa Kỳ và các đồng minh tập trung chống lại ĐCSTQ trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến công nghệ cao như chip, siêu máy tính, AI, v.v.
ĐCSTQ không những bị Hoa Kỳ phạt chặn khi mua thiết bị in ảnh li-tô (1) của Hà Lan, họ muốn mua vi mạch 200mm của Wales (vốn được cho là ‘công nghệ lỗi thời’) cũng phải chịu giám sát an ninh của chính phủ Anh. Có thể thấy rằng phương tây đã vô cùng cảnh giác với ĐCSTQ.
Lần này Hoa Kỳ và các đồng minh đột nhiên đưa ra cáo buộc tập thể chống lại các cuộc tấn công mạng của ĐCSTQ, đây có thể là trọng điểm của cuộc chiến chống lại ĐCSTQ trong giai đoạn tiếp theo.
Từ những sự kiện trên, chúng ta thấy rằng biểu hiện của phía Mỹ khá bất thường.
Nếu Hoa Kỳ muốn chủ động tìm cách nối lại liên lạc cấp cao giữa hai bên và xoa dịu xung đột, vậy thì cả hai phía Trung – Mỹ đã làm chút gì để tạo ra một bầu không khí thoải mái, đây mới là điều bình thường. Ngay cả phía Mỹ nếu không muốn làm hành động ‘hoà ái’ thì ít nhất không nên ‘chọc giận’ đối phương…
Nhưng sự thật lại tương phản. Hoa Kỳ không chỉ thường xuyên bước vào lằn ranh đỏ trong vấn đề Đài Loan, mà còn cùng với các đồng minh đưa ra tuyên bố chung cáo buộc ĐCSTQ thực hiện những cuộc tấn công mạng ác ý. Điều này nghĩa là, Hoa Kỳ đã coi ĐCSTQ như… tù nhân đang chờ xét xử, bởi ‘muốn trừng phạt ác, ắt phải kể tội’.
Ở đây không có dấu hiệu nào trong việc xoa dịu mâu thuẫn và tạo bầu không khí dễ chịu, mà hoàn toàn ngược lại: gây thêm áp lực, làm trầm trọng mâu thuẫn. Vì vậy từ những góc độ trên mà nhìn, Hoa Kỳ muốn tiếp tiếp xúc với quan chức cấp cao ĐCSTQ, mục đích không phải thuyết phục ĐCSTQ trở nên tốt, mà là phát đi thông điệp yêu cầu ĐCSTQ phải tuân thủ quy tắc quốc tế, nếu không thì những lệnh trừng phạt dành cho Bắc Kinh sẽ càng ngày ngày nhiều.
Theo bài phân tích của học giả Đường Tĩnh Viễn đăng trên Viễn kiến khoái bình (Nhìn xa bình nhanh) ngày 20/7.
Chú thích:
(1) Kỹ thuật in ảnh li-tô: quá trình in tấm ảnh lên trên một tấm kim loại bằng phương pháp chụp ảnh rồi từ đó in ra giấy.
Bài gốc ĐKN