Tiến sĩ Paul Alexander, người có bằng thạc sĩ dịch tễ học từ Đại học Toronto, bằng tiến sĩ y học từ Đại học McMaster ở Canada đã bày tỏ quan điểm của mình về việc không nên tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ em trong một bài bình luận trên tờ Epochtimes.
Tiến sĩ nhận định, trẻ em có khả năng phòng vệ tự nhiên chống lại vi-rút SARS-CoV-2. Điều này giúp trẻ nhỏ phần lớn không bị tổn thương bởi COVID-19. Vì vậy, ông đặt câu hỏi tại sao chúng ta lại bỏ qua những biện pháp phòng vệ này và đưa con mình vào nguy hiểm?
Nhiều trẻ em có khả năng phục hồi sau khi mắc COVID-19 và do đó chúng được miễn dịch. Do đó, tiến sĩ Paul nói rằng, tại sao không xem xét tình trạng miễn dịch của trẻ nhỏ? Xem xét độ tuổi, khả năng miễn dịch bẩm sinh mạnh và khả năng phục hồi sau nhiễm COVID-19 của trẻ nhỏ, cuối cùng ông kết luận, chúng ta không nên tiêm phòng cho trẻ.
Tiến sĩ Geert Vanden Bossche viết rằng, khả năng miễn dịch bẩm sinh của trẻ em “phần lớn là bình thường hoặc tự nhiên bảo vệ chúng và cung cấp một loại miễn dịch cộng đồng, theo đó, nó làm loãng áp lực lây nhiễm virus corona ở cấp độ quần thể… Trẻ em / thanh niên mắc bệnh này hầu hết phát triển bệnh từ nhẹ đến trung bình và do đó, tiếp tục đóng góp vào khả năng miễn dịch cộng đồng bằng cách phát triển khả năng miễn dịch rộng và lâu dài”.
Tiến sĩ cho rằng, với việc không có dữ liệu an toàn trung và dài hạn thích hợp, chúng ta có thể gây hại cho hàng nghìn trẻ em bằng những loại vắc-xin này. Ông cũng trình bày một số nghiên cứu về quan điểm trẻ em không nên tiêm vắc-xin của mình.
Các phản ứng miễn dịch khác nhau
Một báo cáo của Đại học Y khoa Yale và Albert Einstein vào tháng 9 năm 2020 chỉ ra rằng, trẻ em và người lớn có các phản ứng khác nhau của hệ thống miễn dịch đối với SARS-CoV-2. Điều này có thể giải thích tại sao các triệu chứng và tỷ lệ tử vong của trẻ em nhiễm COVID-19 thấp hơn nhiều.
Một bài báo trên Yale cho biết về nghiên cứu “Kể từ những ngày đầu tiên bùng phát COVID-19, các nhà khoa học đã quan sát thấy rằng trẻ em nhiễm virus [Sars-CoV-2] có xu hướng ăn uống tốt hơn nhiều so với người lớn”.
Sinh lý học khác nhau
Virus sử dụng thụ thể ACE2 để xâm nhập vào tế bào chủ, nhưng thụ thể ACE2 ít hiện diện hơn trong niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ. Điều này phần nào giải thích tại sao ngay từ đầu trẻ em đã ít có khả năng bị nhiễm bệnh hoặc lây lan cho người khác, hoặc thậm chí bị bệnh nặng.
Tiến sĩ dẫn chứng một nghiên cứu trên tờ The Lancet và các nghiên cứu khác cho biết, bằng cách bỏ qua lớp bảo vệ tự nhiên [của trẻ nhỏ] này và xâm nhập vào cơ delta vai, vắc-xin, thành phần mRNA và hạt nano lipid của nó, và protein đột biến được tạo ra có thể được giải phóng vào tuần hoàn máu và sau đó có thể làm hỏng lớp niêm mạc của mạch máu và gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Ít tử vong do COVID-19 hơn so với các nguyên nhân phổ biến khác
Nhà thống kê William Briggs đã xem xét có nên tiêm chủng cho trẻ em hay không dựa trên nguy cơ tử vong của trẻ đối với COVID-19. Ông lưu ý rằng, theo dữ liệu của CDC tính đến ngày 22/10, có 542 trẻ em dưới 17 tuổi đã chết kể từ tháng 1/2020 với chẩn đoán tử vong do liên quan đến COVID-19 (tỷ lệ thô là 0,00007 trên 100 [trẻ]; 132 trẻ dưới 1 tuổi).
Như Tiến sĩ Marty Makari của Đại học Johns Hopkins đã nói, số liệu này không chỉ ra cái chết là “có liên quan đến [COVID-19] hay do ngẫu nhiên”. [Để so sánh], từ tháng 1/2020, đã có 1.043 trẻ em 0-17 tuổi tử vong do viêm phổi [nói chung].
Ông Marty cũng chỉ ra số lượng trẻ em tử vong do các nguyên nhân khác, “Trong một năm, có khoảng 3.091 trẻ em từ 0-17 tuổi tử vong do va chạm xe hơi. [Nếu] nhân 3.000 trường hợp tử vong vì ô tô này với khoảng 1,75, vì các trường hợp tử vong do Covid đã kéo dài hơn 21 tháng. Điều đó cho [chúng ta thấy có] khoảng 5.250 trẻ em tử vong trong các vụ va chạm xe hơi trong cùng thời gian — nhiều gấp 10 lần [số ca tử vong do] COVID”.
Hàng năm, khoảng 500 trẻ em ở Hoa Kỳ chết vì bệnh cúm theo mùa và chưa bao giờ có một loại thuốc chủng ngừa bắt buộc [đối với bệnh này].
Ông Briggs kết luận, “Không có lời biện minh nào dựa trên bất kỳ chứng cứ hiện có nào cho việc bắt buộc tiêm vắc-xin cho trẻ em”.
Hệ thống miễn dịch khác nhau
Tiến sĩ Stuart Weisberg, thuộc Trung tâm Y tế Irving của Đại học Columbia, và các đồng nghiệp cho rằng, lý do khiến trẻ em có thể dễ dàng vô hiệu hóa virus hơn là các tế bào T (một tế bào miễn dịch chính) của chúng tương đối ngây thơ. Họ lập luận rằng, vì tế bào T của trẻ em hầu hết chưa qua đào tạo, do đó chúng có thể phản ứng miễn dịch nhanh hơn và mau lẹ hơn với các loại virus mới như SARS-CoV-2.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Biotechnology vào tháng 8/2021 giúp chúng ta hiểu sâu hơn về khả năng bảo vệ sinh học hay phân tử tự nhiên này. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, hệ miễn dịch bẩm sinh kháng virus đã được kích hoạt trước trong đường hô hấp trên của trẻ em có tác dụng kiểm soát nhiễm SARS-CoV-2 sớm.
Tóm lại, tiến sĩ cho biết, dựa trên cơ sở khoa học và tất cả các dữ liệu thu thập được trong suốt 19 tháng, trong mọi trường hợp, ông khuyên rằng không nên để trẻ em gặp rủi ro do tiêm chủng COVID-19.
Thay vào đó, tiến sĩ Paul cho rằng, trọng tâm phải là điều trị và xét nghiệm sớm (xét nghiệm kháng thể huyết thanh hoặc tế bào T) để xác định đứa trẻ nào cần tiêm vắc-xin trong điều kiện được thông báo và đồng ý.
Đăng theo ĐKN