Chuyên gia cảnh báo: Bắc Kinh đang tăng tốc cho cuộc chiến xâm lược Đài Loan

Chuyên gia cảnh báo: Bắc Kinh đang tăng tốc cho cuộc chiến xâm lược Đài Loan

Chuyên gia cảnh báo: Bắc Kinh đang tăng tốc cho cuộc chiến xâm lược Đài Loan

Chuyên gia cảnh báo: Bắc Kinh đang tăng tốc cho cuộc chiến xâm lược Đài Loan

Chuyên gia cảnh báo: Bắc Kinh đang tăng tốc cho cuộc chiến xâm lược Đài Loan
Chuyên gia cảnh báo: Bắc Kinh đang tăng tốc cho cuộc chiến xâm lược Đài Loan
Thứ hai, 06-01-2025 16:04, (GMT+07:00)
Chuyên gia cảnh báo: Bắc Kinh đang tăng tốc cho cuộc chiến xâm lược Đài Loan
09-04-2021 18:57

Đài Loan — Một chuyên gia cảnh báo rằng chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang đẩy nhanh kế hoạch xâm lược Đài Loan, khi Bắc Kinh tiến hành các cuộc diễn tập quân sự nhằm chống lại hòn đảo này.

20 máy bay quân sự Trung Quốc - bao gồm 4 máy bay H-6K có khả năng ném bom hạt nhân, 10 máy bay chiến đấu J-16, 2 máy bay tác chiến chống tàu ngầm Y-8 và một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-500 - đã xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan (ADIZ) vào ngày 26/3, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan Đây là vụ xâm nhập với quy mô lớn chưa từng có mà bộ này từng báo cáo.

ADIZ của Đài Loan nằm tiếp giáp với không phận lãnh thổ của hòn đảolà khu vực mà các máy bay muốn tiếp cận phải tự khai báo nhận dạng trước bộ phận kiểm soát không lưu của Đài Loan.

Vụ xâm nhập là sự cố nghiêm trọng nhất trong bối cảnh Bắc Kinh đang gia tăng đáng kể thái độ thù địch với Đài Loan kể từ năm 2020. Tổng thống tái đắc cử của Đài Loan hồi tháng 1 năm ngoái - bà Thái Anh Văn đã đưa ra quan điểm cứng rắn chống lại các mối đe dọa do Đảng Cộng sản Trung Quốc gây ra, trong khi hòn đảo đã và đang tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ - khiến chính quyền Trung Quốc leo thang gia tăng căng thẳng với Đài Loan.

 ĐCSTQ coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và đe dọa chiến tranh để đưa hòn đảo này nằm dưới quyền cai trị của nó. Hòn đảo dân chủ tự trị này trên thực tế là một quốc gia độc lập với chính phủ được bầu cử dân chủ, có quân đội, hiến pháp và tiền tệ của riêng mình.

 Trung Hoa Dân Quốc (ROC) - là tên gọi chính thức của Đài Loan - sau khi lật đổ hoàng đế nhà Thanh của Trung Quốc vào năm 1911. Sau khi bị ĐCSTQ đáng bại trong cuộc nội chiến, Trung Hoa Dân Quốc rút lui về Đài Loan, ĐCSTQ đã nhân cơ hội thành lập nhà nước cộng sản gọi là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) vào năm 1949, trong khi Đài Loan dần chuyển đổi sang chế độ dân chủ. Cho đến tận ngày nay, chính quyền Trung Quốc vẫn từ chối công nhận chủ quyền của Đài Loan.

Năm ngoái, không quân Trung Quốc đã tiến hành khoảng 380 lần đột kích vào vùng nhận dạng không phận của Đài Loan - ADIZ, số lần nhiều nhất trong vòng 1 năm kể từ năm 1996. Cho đến nay, quân đội Trung Quốc đã đưa máy bay vào ADIZ gần như mỗi ngày.

 Vào ngày 1/4, lực lượng Hải quân biên phòng Đài Loan thông báo rằng; Bắc Kinh đã điều máy bay không người lái tiến gần đến quần đảo Đông Sa của nước này, một khu vực nằm tại phía bắc Biển Đông. Cơ quan chức năng Đài Loan cho biết không thể loại trừ việc Bắc Kinh đang sử dụng máy bay không người lái cho mục đích do thám.

Bên cạnh các hành động quân sự, chính quyền Trung Quốc còn thể hiện rõ luận điệu của mình đối với hòn đảo này.

Đầu năm nay, một phát ngôn viên quốc phòng Trung Quốc đã đe dọa phát động cuộc chiến tranh chống lại Đài Loan nếu nước này tuyên bố độc lập.

Vào ngày 31/3, tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo - một kênh truyền thông diều hậu của nhà nước, ông Hồ Hi Kim đã viết trên mạng xã hội rằng; ông ta muốn ra lệnh cho những binh lính tinh nhuệ nhất để thổi bay các căn cứ của Đài Loan trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

Một phi công Trung Quốc giấu tên, người đã lái một trong những máy bay Trung Quốc băng qua khu vực nhận dạng phòng không Đài Loan vào ngày 29/3, đã nói rằng: "Tất cả là của chúng tôi" sau khi được một phi công của một máy bay đánh chặn Đài Loan yêu cầu rời khỏi không phận nước này, theo như một kênh tin tức địa phương đã có được bản ghi âm của viên phi công này từ trang Facebook có tên gọi “Vùng trời Tây Nam của Đài Loan”.

Chuẩn bị  xâm lược

Các cuộc xâm nhập của Bắc Kinh chỉ là một phần trong một loạt các cuộc tập trận chạy nước rút nhằm chuẩn bị cho một cuộc xâm lược Đài Loan, ông John Mills - cựu giám đốc Chính sách an ninh mạng, chiến lược và các vấn đề quốc tế tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã nói với The Epoch Times.

 Ông Mills dự đoán rằng các cuộc tập trận này có thể đạt đến đỉnh điểm là một cuộc chạy đua nước rút quy mô lớn trong hai năm tới. Ông Mills cho rằng, những cuộc tập trận chạy nước rút này là rất cần thiết, do tính chất phức tạp của các hoạt động đổ bộ - cũng như sự thật là quân đội Trung Quốc chưa từng tiến hành một cuộc đổ bộ quân sự nào vào một cường quốc thù địch trong một tình huống thực tế trước đây.

 Ông cho rằng bất kỳ cuộc tấn công đổ bộ nào vào Đài Loan cũng có thể có sự tham gia của các tàu buôn và tàu đánh cá dân sự Trung Quốc.

Ông tin rằng một cuộc xâm lược có thể xảy ra trong ba năm tới, sẽ là sớm hơn rất nhiều so với ước tính sáu năm mà Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Philip Davidson, người chỉ huy Bộ Tư Lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (INDOPACOM) từng đưa ra trong một cuộc điều trần quốc hội vào hồi đầu tháng Ba.

Ông Mills nói rằng: “Nếu họ không làm điều đó trong 10 năm tới, tôi nghĩ rằng [nhà lãnh đạo Trung Quốc] Tập Cận Bình có thể sẽ bị cách chức. Tôi cho rằng thậm chí họ sẽ dành ra 6 năm để phát động xâm lược. Ông nói thêm rằng; ông Tập có thể chấp nhận áp lực tấn công Đài Loan để đánh lạc hướng mối bận tâm vào các vấn đề nội bộ, như khủng hoảng kinh tế chẳng hạn. 

Đô đốc John Aquilino, người được đề cử kế nhiệm cựu đô đốc Davidson để chỉ huy Bộ Tư Lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ [INDOPACOM], tại phiên điều trần bổ nhiệm của ông vào hồi tháng 3, ông đã từ chối xác nhận ước tính 6 năm của Davidson, tuy nhiên ông cho biết mối đe dọa về một cuộc xâm lược của Trung Quốc “gần với chúng ta hơn rất nhiều so với điều mà hầu hết mọi người đang nghĩ”.

Luận điểm này được lặp lại bởi cựu cố vấn an ninh quốc gia H.R McMaster. Hồi tháng 3 ông này đã nói rằng; ông Tập tin rằng “ông ta có một cơ hội thoáng qua đang khép lại” để tấn công Đài Loan. Ông McMaster cho biết; khoảng thời gian từ năm 2022 trở đi đánh dấu thời điểm “nguy hiểm nhất” đối với Đài Loan, trùng với thời điểm kết thúc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022.

Ông Mills cho biết, quân đội Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc tấn công nhằm vào hòn đảo này. Tuy nhiên, vấn đề là càng chờ đợi lâu, thì Đài Loan càng có thời gian để chuẩn bị sẵn sàng và củng cố thêm lực lượng.

Ông nói rằng: “Tất cả chúng ta cần phải nhận thức và sẵn sàng cho sự tăng tốc của những mốc thời gian này.”

Theo ông Mills, tham vọng xâm lược Đài Loan của Bắc Kinh chủ yếu xuất phát từ mong muốn có được năng lực sản xuất chất bán dẫn của hòn đảo này. Đài Loan là quê hương của TSMC, một nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới.

Trung Quốc phụ thuộc khá nhiều vào chất bán dẫn của nước ngoài - những con chip nhỏ bé cung cấp năng lượng cho mọi thứ, từ điện thoại di động cho đến tên lửa. Theo Bloomberg, Trung Quốc đã nhập khẩu những con chip trị giá 380 tỷ đô la vào năm 2020, chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch nhập khẩu nước này.

Chính quyền Trung Quốc  hiện đang vật lộn để đảm bảo nguồn cung chất bán dẫn từ nước ngoài sau hàng loạt lệnh trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc của chính quyền ông Trump. Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã làm tê liệt hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của gã khổng lồ công nghệ Huawei; nhà sản xuất chip Trung Quốc - SMIC cũng bị đưa vào danh sách đen thương mại.

Vào ngày 6/1, một chiếc máy bay KJ-500, hai chiếc J-16 và một máy bay trinh sát kỹ thuật Y-8 của ĐCSTQ lại tiếp tục xâm phạm vùng ADIZ của Đài Loan. Hình ảnh máy bay J-16. (Ảnh từ Bộ Quốc phòng Đài Loan)
Một chiếc máy bay KJ-500, hai chiếc J-16 và một máy bay trinh sát kỹ thuật Y-8 của ĐCSTQ trong một lần xâm phạm vùng ADIZ của Đài Loan vào 6/1. Hình ảnh máy bay J-16. (Ảnh từ Bộ Quốc phòng Đài Loan)

Trả đũa Hoa Kỳ

Ông Tống Hiếu Văn, giáo sư tại Viện Chiến lược và Các vấn đề Quốc tế (ISIA) thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan -Trung Chính (NCCU), nói với The Epoch Times rằng chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố cùng lúc với sự kiện xâm nhập Đài Loan vào ngày 26/3, nhằm đáp trả các động thái của chính phủ Hoa Kỳ trong tháng Ba.

Theo giáo sư Tống; những sự kiện này bao gồm hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Tổng thống Joe Biden với các nhà lãnh đạo của bộ Tứ gồm Australia, Ấn Độ và Nhật Bản; cuộc hội đàm tại Tokyo giữa Ngoại trưởng Antony Blinken, Chánh văn phòng Lầu Năm Góc Lloyd Austin và những người đồng cấp Nhật Bản; và  cuộc họp  Mỹ-Trung tại Anchorage, Alaska.

Ông nói rằng: “Ba sự kiện này cho thấy các xung đột có hệ thống giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và chúng không thể được giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao”.

Cuộc đàm phán kéo dài hai ngày tại Anchorage được đánh dấu bằng những cuộc trao đổi lời qua tiếng lại gay gắt vào ngày 18/3, trong đó nhà ngoại giao hàng đầu của ĐCSTQ - ông Dương Khiết Trì đã chỉ trích các chính sách ngoại giao và thương mại của Hoa Kỳ dựa trên điều mà ông ta nói rằng nền dân chủ đang suy tàn của Hoa Kỳ và cách đối xử tồi tệ với sắc dân thiểu số.

Cuộc họp nhấn mạnh sự khác biệt giữa chế độ Trung Quốc và Hoa Kỳ trong các vấn đề quan trọng, khi phái đoàn Trung Quốc bác bỏ quan ngại của Hoa Kỳ về việc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, đàn áp quyền tự do dân chủ ở Hồng Kông và sự đe dọa  đối với Đài Loan với lý do chúng là "các vấn đề nội bộ" của Trung Quốc.

Giáo sư Tống cho biết; Trung Quốc xem các động thái của Hoa Kỳ là nỗ lực leo thang nhằm đối đầu với chế độ này, Bắc Kinh cương quyết tăng cường sức mạnh quân sự của mình bằng cách gửi một phi đội máy bay quy mô vào vùng nhận dạng không phận của Đài Loan vào ngày 26/3.

Giáo sư nói thêm, một thỏa thuận song phương về hợp tác bảo vệ bờ biển giữa Đài Loan và Hoa Kỳ - đã được ký một ngày trước khi xảy ra cuộc xâm nhập. Điều này có thể đã tác động vào kế hoạch thực hiện hành động quân sự chống lại Đài Loan của Bắc Kinh vào ngày 26/3. Ông nói rằng; thỏa thuận này là một nỗ lực rõ rệt nhằm đẩy lùi Bắc Kinh sau khi nước này thông qua một điều luật vào hồi tháng 1 cho phép lực lượng Hải quân biên phòng nổ súng vào các tàu nước ngoài nếu cần.

Ông Tống cho rằng; với thỏa thuận này, chính phủ Hoa Kỳ đã “tuyên bố rõ ràng” rằng lực lượng bảo vệ bờ biển cũng sẽ là một phần trong chiến lược hàng hải của mình nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.

Luật bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý từ các nước láng giềng, bao gồm Nhật Bản, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.

Vào ngày 28/3, Đại sứ Hoa Kỳ tại Palau - John Hennessey-Nilan đã viếng thăm Đài Loan cùng với phái đoàn Palau do Tổng thống Surangel Whipps đứng đầu. Palau là một trong 15 đồng minh ngoại giao của Đài Loan.

Giáo sư Tống cho rằng Bắc Kinh có thể đã nhận được thông tin tình báo về chuyến thăm Đài Loan của vị đại sứ Hoa Kỳ này, điều này khiến Bắc Kinh tỏ thái độ không hài lòng kể từ chuyến thăm đánh dấu lần đầu tiên của một nhà ngoại giao Hoa Kỳ công du Đài Loan kể từ khi Washington chấm dứt quan hệ ngoại giao có lợi cho Bắc Kinh năm 1979.

Kelly Craft, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, đã dự định sẽ đến thăm Đài Loan vào giữa tháng 1 trước khi chuyến công du của bà bị hủy vào phút cuối.

Bảo vệ Đài Loan

Trước mối đe dọa quân sự ngày càng leo thang từ Trung Quốc, ông Mills cho rằng chính quyền Biden nên áp dụng một chính sách răn đe kiên quyết đối với ĐCSTQ. Cụ thể, ông nói rằng Hoa Kỳ nên điều động lực lượng hải quân và không quân tại khu vực xung quanh Đài Loan, cũng như tại khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Theo ông Mills, việc tăng cường khả năng tự vệ của Đài Loan cũng rất quan trọng và chính quyền Biden nên cung cấp cho hòn đảo này bất kỳ loại vũ khí nào mà họ yêu cầu, điều này phù hợp với Đạo luật Quan hệ với Đài Loan. Theo luật này, Hoa Kỳ có nghĩa vụ cung cấp cho Đài Loan các loại vũ khí cần thiết để tự vệ.

Điều cuối cùng, Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (PDI), được thiết lập theo dự luật chi tiêu năm tài chính năm 2021 của Lầu Năm Góc, sáng kiến này cũng sẽ rất quan trọng đối với các lực lượng của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ khu vực, ông Mills nói thêm. Sáng kiến này cũng tương tự như Sáng kiến Răn đe Châu Âu, nhằm đảm khả năng quân sự tối tân để ngăn chặn các mối đe dọa quân sự của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Để phòng thủ trước một cuộc xâm lược có thể xảy ra, Đài Loan “không bao giờ có đủ vũ khí đạn dược”, ông Mills nói thêm rằng; động thái gần đây của Đài Loan là bắt đầu sản xuất tên lửa tầm xa có thể vươn  sâu vào Trung Quốc đại lục là một “việc quan trọng”.

Theo ông Mills, tên lửa tầm xa của Đài Loan là “một thông điệp rõ ràng rằng chúng sẽ tiếp cận và gây ra thương vong”.

Giáo sư Tống gợi ý rằng chính quyền Biden có thể hỗ trợ Đài Loan theo hai cách: một là hỗ trợ Đài Loan tham gia vào các tổ chức quốc tế và hai là hoan nghênh Đài Loan trở thành một phần của “liên minh công nghiệp đáng tin cậy”.

Vào tháng 2, Tổng thống Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm tiến hành đánh giá trong 100 ngày đối với chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ ở một số lĩnh vực chính, bao gồm chất bán dẫn, dược phẩm và khoáng sản đất hiếm.

Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, được coi là đại sứ quán trên danh nghĩa Hoa Kỳ tại Đài Loan đã ra thông báo vào ngày 1/4 rằng; một diễn đàn trực tuyến đã diễn ra giữa các quan chức cấp cao của Đài Loan và Hoa Kỳ nhằm thảo luận về nỗ lực mở rộng sự tham gia của Đài Loan vào các tổ chức như “ Liên hợp quốc và các diễn đàn quốc tế khác”, bao gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Đài Loan hiện không phải là thành viên của WHO do sự phản đối của Bắc Kinh.

Giáo sư  Tống cho biết, chính quyền Biden cũng có thể thực hiện các bước tích cực nhằm thực thi một số đạo luật ủng hộ Đài Loan đã được cựu Tổng thống Donald Trump ký thành luật. Đạo luật này bao gồm Đạo luật Du lịch Đài Loan, Đạo luật Đài Bắc và Đạo luật Sáng kiến Tái đảm bảo Châu Á.

Đài Loan nằm trên chuỗi đảo thứ nhất, họ sẽ là một trong những mục tiêu đầu tiên của bất kỳ hành động xâm lược quân sự nào của Trung Quốc tại châu Á. Chuỗi đảo thứ nhất là sự phân ranh giới từ đảo Kyushu, Đài Loan, Philippines, phía nam Nhật Bản đến Indonesia. Trong nhiều thập kỷ qua, các chiến lược gia quân sự của ĐCSTQ đã coi chuỗi đảo đầu tiên là rào cản đối với sức mạnh không quân và hải quân của chế độ này, khiến chuỗi đảo thứ hai nằm ngoài tầm với của nó.

Do đó, giáo sư Tống nói rằng một số quốc gia Châu Âu và Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và Australia, đang quan sát Đài Loan một cách sít sao để xem liệu hợp tác giữa Đài Bắc và Washington có vững chắc hay không.

“Những quốc gia này đang theo dõi cách thức mà chính phủ Hoa Kỳ sẽ thực thi những đạo luật này. Họ sẽ đặt ra câu hỏi liệu rằng Hoa Kỳ có thực lòng với[ cam kết của mình đối với an ninh của các đồng minh] trong một số tình huống nhất định hay không.” Giáo sư Tống cho hay.

Chính quyền Biden đã nói rằng cam kết của họ với Đài Loan là “vững chắc.” Nhưng theo giáo sư Tống, mức độ nghiêm túc của chính quyền Hoa Kỳ trong việc bảo vệ hòn đảo này vẫn cần phải xem xét, đặc biệt là khi bản thân ông Biden chưa bao giờ dùng từ “đe dọa” để mô tả về ĐCSTQ.

Thay vào đó, ông Biden đã định hình chế độ này là “đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng nhất” của Hoa Kỳ.

Giáo sư Tống cho biết ông dự đoán rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tham gia vào các cuộc xung đột quân sự quy mô nhỏ trong tương lai gần, đặc biệt là khu vực xung quanh hai hòn đảo do Đài Loan kiểm soát tại Biển Đông là quần đảo Đông Sa và Ba Bình.

"Tôi tin rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trong một cuộc chiến tranh lạnh mới", giáo sư cho biết.

Khải Anh

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP