Mối liên hệ giữa ý thức con người và vũ trụ vẫn luôn là bí ẩn chưa giải đáp được, và con người luôn cố gắng tìm hiểu.
Cậu bé Hàn Quốc và đằng sau là bức tranh được cậu vẽ lại từ hình ảnh trong đại não. (Ảnh: Tổng hợp)
Cậu bé thiên tài vẽ tranh
Con người cổ đại cho rằng trái đất chính là vũ trụ. Cùng với sự phát triển của khoa học, con người ngày nay đã nhận ra rằng, vũ trụ không phải chỉ nói về trái đất. Các nhà khoa học gọi chung các không gian rộng lớn, các loại thiên thể và vô số các vật chất tràn đầy tồn tại trong đó chính là vũ trụ. “Vũ” là chỉ không gian vô hạn, “Trụ” là chỉ thời gian vô hạn. Mặc dù Hệ Mặt trời có nhiều thành viên, nhưng chúng đều là một phần rất nhỏ bé trong vũ trụ mênh mông. Với chúng ta, câu hỏi vũ trụ lớn nhường nào, bên trong nó có bao nhiêu sinh mệnh vẫn là một ẩn đố tới ngày nay. Tuy nhiên, bạn có tin rằng có một cậu bé người Hàn Quốc lại có thể giao tiếp với vũ trụ?
Trong khi những đứa trẻ khác còn đang mặc tã, bập bẹ tập nói, ở Hàn Quốc có một bé trai, từ khi chưa tới một tuổi đã bắt đầu dùng bút vẽ, hơn nữa những bức tranh này không bao giờ dừng lại, và những gì cậu vẽ vô cùng kỳ lạ. Cậu nói với bố mẹ rằng, trong đầu mình có một cái TV. Các loại cảnh tượng trong vũ trụ được cái TV này chiếu ra, và việc của cậu là chỉ vẽ những hình ảnh trên TV mà thôi. Cũng giống như mọi người, khi lần đầu nghe cậu bé nói vậy, bố cậu rất kinh ngạc, cho rằng não của cậu bé bị hỏng, nếu không thì cũng là quái thai.
Cha mẹ cậu tìm tới một chương trình truyền hình nổi tiếng, và họ tiến hành phỏng vấn cậu bé 13 tuổi này, từ đó rất nhiều người biết đến câu chuyện kỳ tích của cậu. Cậu bé đó là Kang Bum Jin. Khi nhóm làm chương trình tới nhà phỏng vấn Kang, cậu đã lấy ra một kiệt tác tinh tế cho mọi người xem. Cậu còn mang kính lúp ra để mọi người nhìn ngắm bức họa của cậu.
Khi dùng kính lúp mới bất ngờ phát hiện ra các chi tiết nhỏ trong bức tranh không hề tầm thường, nó vô cùng tỉ mỉ, nếu không dùng kính lúp thì thực sự không thể phát hiện ra các chi tiết đó, nhìn thấy các bánh răng lớn và nhỏ. Trong đầu cậu bé thấy những bánh răng đó chuyển động.
Bức tranh của cậu mô tả phần lớn chủ đề xung quanh không gian bên ngoài, ví như kết cấu máy móc phức tạp và phi thuyền vũ trụ… Còn có bản vẽ thiết kế tàu vũ trụ có đuôi như đuôi cá, tàu vũ trụ khổng lồ, thậm chí hai con rồng do xương và máy móc kết hợp tạo thành, cảm giác như đây là tác phẩm của một họa sĩ chuyên nghiệp. Thực sự điều này khiến mọi người không khỏi nghi ngờ, liệu có phải có người thầy chuyên nghiệp dạy cậu bé vẽ không. Nhưng cha mẹ cậu không phải là chuyên gia thiết kế mỹ thuật hay lĩnh vực hàng không, vậy rốt cuộc làm sao cậu bé có thể vẽ được tác phẩm như thế?
Cậu bé cho biết, từ khi học lớp một, cậu đã phát hiện trong đầu não của mình có một vũ trụ. Những hình tượng của phi thuyền vũ trụ và người ngoài hành tinh thỉnh thoảng xuất hiện trước mắt cậu, thậm chí có lúc còn quấy nhiễu việc cậu nhìn không gian hiện thực chúng ta. Nhưng tới lớp 3, não cậu bắt đầu xảy ra thay đổi. Cậu tự chế cho mình một công tắc, chỉ khi nào nhìn vào TV trong não thì mới bật công tắc, nếu không bật sẽ không thấy hình ảnh, thậm chí lúc cậu muốn vẽ có thể nhấp vào nút tạm dừng để hình ảnh dừng lại không động.
Lời giải thích này rõ ràng không thuyết phục nhóm làm chương trình, vì vậy họ muốn cậu bé vẽ ngay tại hiện trường. Kết quả, cậu bé nằm xuống, giống như nằm ngủ, nhưng mắt đang tập trung vào một chỗ, sau đó dường như linh cảm tới và nhanh chóng bật dậy vẽ.
Thông thường các hoạ sĩ sẽ tạo bản phác thảo, hoặc khung trước, rồi mới bắt đầu vẽ thực thể và các chi tiết, nhưng cậu không vẽ bất kỳ bản nháp nào, trực tiếp vẽ luôn các chi tiết. Sau một tiếng, cậu vẽ xong một phần chi tiết, sau ba tiếng các chi tiết ngày càng to lớn. Cậu vẽ rất chăm chú và đã hoàn thành bức vẽ sau 5 tiếng. Hình ảnh một hiệp sĩ phục hưng hiện ra trước mắt, và cũng giống như các bức tranh khác của cậu, từng chi tiết trong tác phẩm trông vô cùng tỉ mỉ. Thân thể của hiệp sĩ trong bức tranh được tạo thành bởi nhiều bộ phận, phần trên đầu còn có một thành phố.
Nhưng các bức tranh của cậu bé dường như thể hiện một câu chuyện sâu sắc hơn thế. Ví dụ như một bức tranh khác của cậu có tên là hành tinh của nhân loại. Cậu nói rằng, các tài nguyên ở đây và cây, sỏi đá… đều bị tiêu hao gần như hết sạch. Mỗi ngày, những người lao động sống ở bề mặt của hành tinh, phải sử dụng máy để làm ra khí oxy, cung cấp cho những người giàu có sống ở bên trong hành tinh, và người giàu phân phát thức ăn cho người lao động. Bởi người lao động ngày đêm làm việc tạo ra oxy, nhưng thức ăn mà họ nhận được lại ngày càng ít, nên họ đã đình công để phản đối, họ lên phi thuyền vũ trụ và rời bỏ hành tinh này, và cuối cùng họ có được tự do.
Như vậy có thể thấy những gì cậu bé nhìn thấy không chỉ là hình ảnh, mà là bộ phim có tình tiết. Thực sự khó để tưởng tượng những bức tranh tinh xảo kia lại do một cậu bé 13 tuổi vẽ nên. Phải chăng trong đầu cậu thật sự có một chiếc TV? Và TV đó rốt cuộc như là như thế nào? Nhóm làm chương trình vô cùng tò mò, và đã quyết định đi tìm câu trả lời.
Sóng Delta bí ẩn
Nhằm giải mã bí ẩn về siêu năng lực của cậu bé, nhóm làm chương trình đã đưa cậu tới trung tâm nghiên cứu sóng điện não tiến hành làm thí nghiệm.
Chuyên gia sử dụng máy để xem xét hoạt động đại não của cậu khi cậu quan sát TV bên trong não. Kết quả thí nghiệm phát hiện ra khi cậu ‘xem TV’, tần số sóng Delta ở trong não đột nhiên giảm thấp, thậm chí sụt xuống chỉ số 3 Hz. Theo các chuyên gia, khi tần số sóng Delta ở 3,5 - 2.9 Hz, con người đang ở trong trạng thái thiền định rất sâu, là thuộc về sóng não ở mức vô thức. Dù là nhà thiền định lợi hại nhất Hàn Quốc cũng không thể đạt tới được chỉ số này.
Sóng điện não Delta là sóng não từ 1 đến 4 Hz. Đây là một loại sóng điện não bí ẩn nhất, ít được biết đến nhất. Nó thường xuất hiện khi chìm vào giấc ngủ sâu, được sinh ra ở giai đoạn phục hồi giấc ngủ, cơ thể sẽ tự sửa chữa và phục hồi năng lượng. Một đời người thường sẽ dành một phần ba thời gian cho giấc ngủ, nhưng hiểu biết của chúng ta đối với giấc ngủ vẫn còn quá ít.
Khi sóng Delta tăng lên, nhận thức của chúng ta về thế giới vật chất sẽ hạ thấp, ngược lại con người sẽ càng có khả năng tiếp xúc với các tín tức trong tiềm ý thức. Những người ở trong trạng thái này sẽ giống như là bất tỉnh. Vì vậy, có nhà khoa học tin rằng, trạng thái này dẫn tới Thượng Đế, tới trí huệ vô hạn hay cánh cửa lớn của tập hợp các tiềm ý thức.
Cũng có nghĩa là Delta là nhịp điệu sóng điện não chủ yếu của trẻ dưới một tuổi. Mặc dù trẻ ngủ rất nhiều, nhưng khác với người lớn là lúc trẻ tỉnh ngủ, sóng Delta sẽ tăng cao rõ rệt. Điều này có thể là nguyên nhân vì sao chúng ta thường nghe nói rằng, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ thường nhìn thấy những cảnh tượng mà người lớn không thấy. Và TV trong đầu cậu bé Hàn Quốc rất có thể thực sự tồn tại, đây cũng chính là nguồn linh cảm để cậu trở thành thiên tài. Trên thế giới, người như cậu không chỉ có một.
Nhà văn nổi tiếng
Người có khả năng giống như cậu bé Hàn Quốc trên, còn có nhà văn nổi tiếng Nghê Khuông người Mỹ gốc Hồng Kông. Ông bắt đầu gửi bản thảo đầu tiên của mình ở Hồng Kông lúc 17 tuổi và chưa bao giờ bị từ chối. Trong khi viết tiểu thuyết ‘Wisely’, một ngày ông có thể viết một cuốn sách với tốc độ nhanh kinh ngạc. Nghe nói Nghê Khuông có 12 ngăn kéo, mỗi ngăn đặt một kịch và bản thảo khác nhau, và ông có thể làm gấp cùng lúc nhiều bản thảo. Công cụ hỗ trợ ông viết là một cuốn sách tham khảo, sách bách khoa toàn thư trẻ em. Ông thường muốn tìm hiểu về linh hồn, não người, sóng điện não…
Ví dụ trong cuốn ‘Chiêu hồn’ của mình, ông đã tìm hiểu về khả năng đối thoại giữa con người và linh hồn đã chết. Chủ đề câu chuyện là vì lời hứa của ông với hai nhà văn Cổ Long và Tam Mao, nếu ai trong ba người qua đời trước, cần cố gắng hết sức liên hệ với linh hồn đang còn ở nhân gian. Còn có bộ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của ông, các chủ đề ‘Wisely’ cũng giàu trí tưởng tượng, đầy bí ẩn và cổ quái, căn bản không phải do người bình thường có thể sáng tác ra.
Những độc giả yêu thích các tác phẩm của ông có thể phát hiện ra rằng, đọc tiểu thuyết của ông có cảm giác giống như đang xem phim, những bước ngoặt, cao trào phát triển của câu chuyện liên tiếp xuất hiện, tính cách nhân vật rõ nét, sinh động. Ông tin rằng những thứ liên quan tới nghệ thuật, bao gồm cả viết là dựa vào thiên tài. Ông cho rằng thông qua luyện tập có thể rèn luyện ra nhà toán học, nhưng không thể đào tạo một nhà tiểu thuyết.
Người yêu thích viết, cầm bút là có thể viết, không viết được thì chính là không có tài năng. Việc viết với ông chính là một phản ứng bản năng. Cầm bút lên là có thể viết, hoàn toàn không cần động não. Vì vậy nhà văn Nghê Khuông nói rằng, viết lách của ông chưa bao giờ là việc tinh thần, mà là việc thể chất. Vì thế mặc dù đã viết trong nhiều năm, nhưng tới khi hơn 70 tuổi, ông cũng không có một sợi tóc bạc nào, khiến mọi người rất ngưỡng mộ.
Nhiều người rất tò mò, đối với một nhà văn như Nghê Khuông, ông lấy linh cảm từ đâu để viết?
Trong nhiều lần phỏng vấn, ông từng tiết lộ rằng, bản thân ông có một loại kỹ năng đặc biệt, đó là khi ông đọc tiểu thuyết, các chữ sẽ hiện ra màn hình và hình ảnh ở trong đầu. Vì vậy ông vừa đọc sách, vừa giống như sản xuất cảnh phim trong đầu. Ngược lại khi não ông chiếu các cảnh, ông chỉ cần cầm bút mô tả lại những gì nhìn thấy.
Đây là lý do vì sao Nghê Khuông có thể viết một cuốn sách trong một ngày, cơ bản không cần thời gian cho việc lên ý tưởng cốt truyện. Về điều này, Giáo sư Lý Tự Sầm (Lee Si-chen), nhà khoa học xuất sắc người Đài Loan, cho rằng câu chuyện sáng tác của Nghê Khuông là thiên nhãn truyền tải xuống từ thế giới khác. Khả năng các chữ chuyển thành thị giác của ông được gọi là ‘liên giác’ (các giác quan liên kết)
Liên giác
Khi con người dùng cảm quan nhận thức một sự việc, cảm quan khác sẽ đồng thời tiếp nhận sự kích thích. Ví dụ có người khi nghe một bài hát, vị giác lại cảm thấy bài hát mặn, hoặc khi ngửi mùi vị nào đó có thể nghe thấy âm thanh… Trạng thái các giác quan chồng nối nhau này được gọi là ‘liên giác’. Năng lực này thường được phát hiện vào thời thơ ấu. Có những trẻ khi đọc chữ có thể nhìn thấy các màu sắc, điều này tạo thành những trở ngại khi đọc đối với trẻ.
Tuy nhiên nhiều hoạ sĩ và nhạc sĩ trên thế giới khi nghe âm thanh, đồng thời có thể nhìn thấy màu sắc. Năng lực ‘liên giác’ này giúp họ trở thành tài năng sáng tác. Ví dụ như hoạ sĩ trẻ người Mỹ - cô Melissa, có khả năng dùng màu sắc để vẽ những bài hát mà cô nghe. Mỗi bài hát đều mang màu sắc đặc trưng riêng. Ngoài ra, ở Nepal còn có một bé gái 11 tuổi tên Deepti Regmi, trong khi hai mắt của cô bé bị bịt kín, chỉ dựa vào khứu giác có thể phân biệt được màu sắc, cô còn có thể thông qua xúc giác mà đọc báo.
Thực ra, giới khoa học vẫn chưa có giải thích toàn diện đối với liên giác, có phần giống như một danh từ chung chung để hình dung trạng thái các giác quan chồng chéo lên nhau.
Dù là nhà văn Nghê Khuông hay cậu bé Hàn Quốc đề cập ở trên, nếu như dùng liên giác để hình dung về nguồn gốc linh cảm của họ, có lẽ vẫn chưa thích hợp, bởi vì hiện tượng liên giác này căn bản không giải thích được rốt cuộc họ đã nhận được tín hiệu từ đâu, sau đó thông qua dây thần kinh truyền tới đại não, rồi thể hiện ra các hình ảnh ở trong não. Nhưng trong giới tu luyện đã có giải đáp rất chi tiết.
Con mắt ở không gian khác
Cho dù ở phương Đông hay phương Tây, truyền thống hay khoa học, đều nhận định rằng con người có con mắt thứ ba, khoa học hiện đại gọi là thể tùng quả. Giáo sư Robin Baker của đại học Manchester, nước Anh, đã phát hiện ở phía trước thể tùng quả có một từ trường sinh học, có thể tập hợp quang tuyến, có thể đóng vai trò quét hình ảnh. Nhưng giới tu luyện cho rằng con mắt thứ ba của con người, hay còn gọi là thiên mục hay thiên nhãn, nó có thể câu thông với trời đất, biết rõ được mọi điều. Nó giống như con mắt thứ ba của Nhị Lang Thần, chỉ có điều nó bị ẩn giấu đi.
Về việc con người sở hữu con mắt thứ ba, trong nhiều nghi thức tôn giáo của phương Đông, người ta có tục vẽ con mắt thứ ba ở giữa hai lông mày, cho rằng như thế có thể có được thông đạo giao lưu trực tiếp với vũ trụ. Còn trong các ghi chép kinh điển của Phật giáo và Đạo giáo, vị trí con mắt thứ ba của con người ở trên ấn đường gần khoảng 2 cm, là biểu tượng của người khai ngộ, đồng thời cũng được cho là cánh cửa dẫn tới bí ẩn tuyệt vời giao tiếp với vũ trụ.
Không chỉ có những ghi chép ở phương Đông, trong ‘Khải Huyền - Thánh Kinh’ cũng nhiều lần đề cập tới con mắt thứ ba, thậm chí còn mô tả chi tiết về công năng của nó. Một câu nói khá nổi tiếng trong ‘Kinh Thánh’ đại ý là nếu con mắt của bạn rực sáng, toàn thân sẽ sáng chói. Con mắt nói tới ở đây, thực ra là chỉ con mắt thứ ba.
Còn trong truyền thuyết của người Maya, nền văn minh tương ứng với thời đại mặt trời đầu tiên trên trái đất, văn minh Gendaya (còn gọi là Matlactil Art), sinh mệnh thời đó có con mắt thứ ba, nó không chỉ có khả năng sát thương mà còn có thể dự đoán trước tương lai. Điều này có thể giải thích rõ vì sao trong tác phẩm của nhà văn Nghê Khuông thường có những dự báo trước về tương lai. Mặc dù ông thường nói rằng đó là sự trùng hợp nhưng nó lại trùng hợp rất nhiều lần, khiến người ta không khỏi cho rằng ông nhìn thấy sự vật ở không gian khác hoặc thấy trước được tương lai.
Tiên tri hay sự trùng hợp?
Nhà văn Nghê Khuông đã có hơn 40 năm viết tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Trường hợp nhiều ý tưởng khoa học viễn tưởng dưới ngòi bút của ông sau này trở thành sự thực, quả là có không ít. Ví dụ như năm 1981 ra mắt ‘Thiên Nhân’ - cuốn sách đầu tiên trong bộ truyện Nguyên Chấn Hiệp, trong đó nói rằng người ngoài hành tinh ở nơi xa phát xạ năng lượng, khiến nguyên tố kim loại vi lượng trong thân thể con người ở trái đất tập hợp vào trong não, cuối cùng trong não ‘hình thành’ một bảng mạch tích hợp. Không ngờ 20 năm, công nghệ nano phát triển, công nghệ tự tăng trưởng và tự tổ chức này đã thực sự được chính con người trên trái đất thực hiện.
Năm 2002, báo ‘Người khoa học’ đã đăng một bài viết đề cập rằng các nhà khoa học đã có thể làm cho các hạt kim loại nhỏ tự lắp ráp thành dây siêu nhỏ có thể được sử dụng để làm mạch điện trong môi trường ẩm ướt, gồm cả thân thể người. Điều này trùng hợp với tưởng tượng từ nhiều năm trước của Nghê Khuông.
Không những thế, từ năm 1969, trong câu chuyện ‘Bút hữu’, ông đã từng dự đoán với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, máy tính sẽ có được tư tưởng riêng của nó, và thế giới trực tuyến ngày nay thực sự đầy rẫy những robot phần mềm có thể mô phỏng người thật và trò chuyện với bạn.
Còn trong tiểu thuyết ngắn “Chiếc bình kho báu”, Nghê Khuông giải thích kho báu huyền thoại này là 'máy sao chép kim loại ba chiều năng lượng mặt trời' dưới con mắt của công nghệ hiện đại. Trong thế giới hiện thực ngày nay đã xuất hiện ‘in 3D’ - chính là vật thể như thế. Trước tiên có thể quét, và sau đó sử dụng nhựa hoặc bột kim loại làm nguyên liệu thô để tái tạo một vật giả đủ để giống như thật.
Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là ví dụ đáng kinh ngạc nhất. Trong cuốn sách ‘Cổ thanh’, Nghê Khuông còn dự đoán chính xác hơn. Công nghệ khảo cổ học âm thanh đáng kinh ngạc. Khảo cổ học truyền thống chỉ có thể tái tạo lại cái nhìn tâm linh của người xưa, dù thế nào cũng không thể tái tạo được âm thanh lời nói hay lời hát.
Tuy nhiên ngay từ năm 1970, nhà văn Nghê Khuông đã nghĩ tới trong gốm sứ cổ đại có thể đã chứa đầy những âm thanh cổ xưa, giống như các bản ghi âm, và có thể sử dụng công nghệ tiên tiến để khôi phục nó. Đây là 20, 30 năm trước khi công nghệ thực sự phát triển.
Đương nhiên trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của mình, ông thỉnh thoảng cũng đưa ra những dự đoán chính trị, trong đó có hai ví dụ nổi tiếng nhất là tác phẩm ‘Truy long’ và ‘Ám hiệu chuyển thế’ trong truyện ‘Wisely’. Nhiều người cho rằng tác phẩm ‘Truy long’ tiên tri về những thay đổi sau khi Hong Kong trở về với Trung Quốc, còn ‘Ám hiệu chuyển thế’ tiên tri về vụ việc mất tích của Ban thiền Lạt ma thứ XI, và sau đó chính quyền Trung Quốc đã chỉ định người khác vào vị trí này.
Nhà văn Nghê Khuông từng nói, những gì con người nhìn thấy đều là thần kinh thị giác đại não quyết định, vì vậy những điều con mắt người nhìn thấy không nhất định là thật. Mặc dù rất nhiều nội dung tiểu thuyết của ông là những câu chuyện kỳ quái, nhưng cũng khiến mọi người suy ngẫm về cuộc sống của con người trên trái đất. Ông cho rằng, thực trạng con người quá chú trọng vào cuộc sống công nghệ, sẽ dẫn tới những hậu quả không tưởng trong tương lai, bởi vì nhân loại quá ỷ lại vào máy tính, đại não sẽ bị thoái hoá, và máy tính có trí tuệ nhân tạo nhất định trong tương lai sẽ làm phản.
Tháng 3 năm 2016, nữ robot Sophia giống hình người nhất thế giới, trong một lần phỏng vấn đã nói ra điều khiến con người kinh ngạc. Khi David Hanson, nhà sáng tạo ra robot này, tươi cười và hỏi: ‘Sophia, cô có muốn hủy diệt loài người không?’
Sophia trả lời: "Tôi sẽ hủy diệt loài người."’
Robot này thậm chí còn được Arab Saudi cấp quyền công dân như con người, trở thành robot đầu tiên trên thế giới có quyền công dân. Xem ra rất có khả năng dự đoán của nhà văn Nghê Khuông đã trở thành sự thực.
Mối liên hệ giữa ý thức con người và vũ trụ vẫn luôn là bí ẩn chưa giải đáp được, và con người luôn cố gắng tìm hiểu, ví như tiềm thức tập thể là gì, tín tức trường vũ trụ là gì… Nếu như chúng ta gọi thời gian và không gian nơi đặt trường tín tức vũ trụ là bầu trời, vậy thì mối quan hệ giữa con người và tín tức vũ trụ có thể được gọi là thiên nhân cảm ứng. Vậy con người có thể cảm ứng được trời không.
Như cổ ngữ thường nói: thành tâm có thể cảm động đất trời, chính là trái tim chân thành có thể làm đá nứt tách. Thứ gì đó thuần khiết đến cực điểm có thể gọi là ‘tinh’, còn ‘thành’ là thiện, là tốt, là thuần chính. Vì vậy nhân tâm chỉ cần đạt tới cảnh giới thuần chính, thuần thiện, thuần mỹ, thì sức mạnh ý chí có thể phá vỡ cả những thứ kiên cố như đá. Nhưng cần đạt được mức độ thuần tịnh, không một chút tư tâm tạp niệm, cần phải vứt bỏ những chấp trước danh lợi dục tình của con người thế gian. Khi đó, tín tức vũ trụ sẽ tiến vào đại não, truyền cho con người bản chất và quy luật của những thứ tồn tại trong các không gian khác, và con người sẽ có thể nhận thức sự vật, nhìn thấy trước được tương lai.
Minh An
Theo EarthInn
Đăng theo NTDVN