Cao tăng giải mã bí ẩn vì sao tai họa xuất hiện ngày càng nhiều

Cao tăng giải mã bí ẩn vì sao tai họa xuất hiện ngày càng nhiều

Cao tăng giải mã bí ẩn vì sao tai họa xuất hiện ngày càng nhiều

Cao tăng giải mã bí ẩn vì sao tai họa xuất hiện ngày càng nhiều

Cao tăng giải mã bí ẩn vì sao tai họa xuất hiện ngày càng nhiều
Cao tăng giải mã bí ẩn vì sao tai họa xuất hiện ngày càng nhiều
Thứ sáu, 27-12-2024 06:28, (GMT+07:00)
Cao tăng giải mã bí ẩn vì sao tai họa xuất hiện ngày càng nhiều
07-05-2022 15:33

Trên đời không có ‘tai bay vạ gió’, mọi tai họa đều có nguyên nhân sâu xa của nó.

 

Cao tăng giải mã bí ẩn vì sao tai họa xuất hiện ngày càng nhiều

Trên đời không có ‘tai bay vạ gió’, mọi tai họa đều có nguyên nhân sâu xa của nó. (Ảnh minh hoạ: Pixabay)

 

Vào cuối thời nhà Minh, thiên tai liên miên khắp nơi, thổ phỉ hoành hành, bách tính phải gánh chịu trăm nỗi khổ thiên tai nhân họa. Sử sách có ghi chép về tình cảnh vùng đất trù phú Tứ Xuyên sau khi bị thổ phỉ xâm phạm: “Xương trắng chất như đồi, ruộng đồng hoang vắng, ngàn dặm tuyệt không thấy khói bếp, hiếm thấy bóng người”. 

 

Khi sử dụng văn hoá vô Thần ngày nay mà xét, thường sẽ có nhiều người cho rằng nguyên nhân của những thảm cảnh như trên là do thiên tai, đó là “ngẫu nhiên”, chỉ có tiếp tục kiên trì “đấu với trời, đấu với đất, đấu với người” thì chúng ta mới có thể giành được thắng lợi hoàn toàn.

 

Trên đời không có ‘tai bay vạ gió’

 

Nhân gian là một xã hội mê, mọi chuyện xảy ra đều có nguyên nhân, trên đời không có cái gọi là ‘tai bay vạ gió’. Kỷ Hiểu Lam, một học giả nổi tiếng ở thời nhà Thanh, đã ghi lại một đoạn đối thoại sâu sắc trong “Kỷ văn đạt công bút ký trích yếu”, cho thấy nguyên nhân và hậu quả của tai hoạ.

 

Khi ông cố của tôi (Kỷ Hiểu Lam) là Nhuận Sinh Công ở Tương Dương, cụ đã từng gặp một tăng nhân. Nghe nói rằng người này hóa ra là thuộc hạ của thủ lĩnh thổ phỉ Huệ Đăng vào cuối thời nhà Minh. Vị tăng nhân này kể về những chuyện thổ phỉ hồi đó rất chi tiết và cụ thể, người nghe chỉ biết lắc đầu thở dài: “Đây là kiếp số do ông Trời sắp đặt, khó tránh khỏi”.

 

Tuy nhiên, nhà sư không đồng ý, nói rằng: “Theo ý kiến ​​của bần tăng, loại kiếp số này hoàn toàn là do con người gây ra, và Thiên Thượng sẽ không giáng tai họa xuống con người vô duyên vô cớ. Những năm cuối nhà Minh, tình trạng cướp bóc, giết chóc, gian dâm thê thảm, cho dù vụ Hoàng Sào tạo phản vào cuối triều Đường gây đổ máu ba vạn dặm cũng còn kém xa!”.

 

“Tìm hiểu về nguyên nhân nghiệp quả, từ giữa thời nhà Minh, các quan lại đều tham lam, bạo ngược, thân sĩ hoành hành ngang ngược, độc đoán. Bầu không khí trong dân gian cũng trở nên gian ác xảo trá, xấu xa, lừa lọc, đạo đức giả, không từ việc xấu nào. Vì thế, với tầng thấp chốn nhân gian mà nói, thì trong tâm lão bách tính chất chứa oán hận vô tận, còn với thượng giới mà nói, cũng đã khơi dậy cơn thịnh nộ của chư Thần. Oán khí tích tụ hơn trăm năm, một khi đã phun trào, ai ngăn được!”

 

Tăng nhân tiếp tục nói: “Hơn nữa, dựa trên những gì bần tăng đã thấy và đã nghe, những người phải chịu tai họa thảm hại nhất trong thời kỳ hỗn loạn, thường là những người xấu xa nhất. Đây có thể gọi là ‘kiếp số không?”

 

“Tôi nhớ khi mình ở trong đám cướp, một lần, bọn cướp bắt được con em của một viên quan, chúng bắt người này quỳ trước doanh trướng, rồi ôm ấp thê thiếp của người đó, uống rượu mua vui, rồi hỏi: “Ngươi dám tức giận sao?” 

 

Anh ta quỳ xuống nói: “Tôi không dám” 

 

Bọn cướp lại hỏi anh ta: “Người có nguyện ý hầu hạ chúng ta không?” 

 

Hắn nhanh chóng đáp: “Có”. 

 

Vậy là bọn cướp cởi trói cho hắn, để hắn ở bên cạnh rót rượu, phục dịch.

 

"Cảnh tượng này khiến không ít người đứng xem phải thở dài ngao ngán. Khi đó, một cụ già bị bắt đã nói: “Hôm nay tôi mới biết được nhân quả báo ứng rõ ràng quá như thế này!”

 

“Thì ra là dòng họ tên quan này, từ đời ông nội hắn trở đi, đã thường chòng ghẹo và giở trò với vợ của nô bộc. Nếu người nô bộc có một chút bất mãn, nhất định sẽ bị đánh đập tàn nhẫn, rồi trói người hầu vào gốc cây và để anh ta nhìn vợ mình bị chủ ôm ấp ngủ. Nhưng đó mới chỉ là một phần của những hành động tàn bạo của những kẻ cường hào, còn các tội ác khác không khó để suy ra”.

 

Khi tăng nhân nói những lời này, tình cờ cũng có một vị cường hào đang ngồi ở đó, ông ta nghe xong rất bất bình và nói: “Trên đời, cá lớn nuốt cá bé, chim săn mồi ăn chim yếu, tại sao Thần lại không nổi giận? Mà chỉ duy có con người làm việc ác thì Thần nổi giận?”Nghe vậy, nhà sư quay đầu khinh thường nói: “Chim và cá là cầm thú, lẽ nào con người cũng giống cầm thú sao?”

 

Vị cường hào kia không nói nên lời và tức giận bỏ đi.

 

Ngày hôm sau, vị cường hào kia tập hợp một nhóm môn khách, họ đến ngôi chùa nơi vị tăng nhân nghỉ để gây hấn, và muốn làm bẽ mặt tăng nhân. Không ngờ tăng nhân đã thu dọn đồ đạc rời đi từ sớm, chỉ thấy trên tường viết hai mươi chữ: “Ngươi không cần nói, ta cũng không phải nói, dưới lầu không bóng người, trên lầu chỉ có trăng”.

 

Điều này có thể là chế giễu những việc làm xấu xa bí mật mà tên cường hào làm. Sau này, tên cường hào này cũng lâm vào cảnh nhà tan cửa nát, không con cháu nối dõi. Quả đúng là “dưới lầu không bóng người, trên lầu chỉ có trăng”.

 

“Trồng dưa thì được dưa, gieo đậu thì được hạt đậu”, tuy là câu nói cửa miệng nhưng nó đã ứng nghiệm đúng quy luật của tự nhiên là thiện ác hữu báo. Gieo thiện ắt nhận được thiện báo, gieo ác ắt bị ác báo, chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi. Xét cho cùng, chính sự băng hoại của đạo đức con người là nguyên nhân dẫn đến thiên tai.

 

Biện pháp ứng phó

 

Biết được nguyên nhân của các tai họa, chúng ta dễ dàng tìm ra các biện pháp ứng phó, tức là các cách để tránh các tai họa.

 

Thượng thư của nhà Thanh - Hồng Lượng Cát đã nói lời chân thật “vài ngàn lời dốc sức phơi bày tệ nạn trong và ngoài triều”. Sau khi Hoàng đế Nhân Tông Gia Khánh của nhà Thanh xem xong bản tấu, long nhan nổi giận, Thượng thư lập tức bị cách chức, và bị phán xử lưu đày ở Y Lê, Tân Cương. 

 

Nhưng mùa xuân năm đó, do phương bắc hạn hán gay gắt nên không thể tiến hành gieo trồng vụ xuân, dân chúng, quan lại, quý tộc, vương hầu đều cầu mưa, nhưng không ai có thể thành công. Hoàng đế Gia Khánh đích thân lập đàn cầu mưa, ban lệnh đại xá, mở xưởng nấu cháo, tất cả đều vô ích. Vào ngày 26 tháng 5, Hoàng đế Gia Khánh quyết định sửa lại án sai với Hồng Lượng Cát, và khi Hoàng đế xuống chiếu về tội của mình, “chiếu chỉ vừa ban ra thì mưa liền ập đến”.

 

Trong “Tây Du Ký”, huyện Phượng Tiên ba năm hạn hán, không có thu hoạch gì, đời sống người dân khó khăn. Tôn Ngộ Không đến gặp Ngọc Hoàng để tìm hiểu sự thật, nguyên nhân của thảm họa thiên tai này thực chất là do quận chúa của Phượng Tiên mang đến. Khi đang cúng Trời thì ông ta xảy ra mâu thuẫn với vợ, ông ta đổ đồ cúng ra cho chó ăn, nói ra những lời ô uế, và gây tội mạo phạm. Ngọc Hoàng đã lập ra ba việc ở trong điện Phi Hương, nơi đó có một quả núi gạo cao chừng 10 trượng, một quả núi bột, cao chừng 20 trượng. Bên núi gạo có một con gà to bằng nắm tay, mổ từng hạt gạo, lúc nhanh lúc chậm. Bên núi bột có một con chó lông vàng đang liếm từng chút bột ăn, lúc nhiều lúc ít. Bên trái là một cái giá thép, trên giá có treo chiếc khóa vàng, dài khoảng 1 thước 3, 4 tấc, móc khóa to bằng ngón tay cái, ở dưới có ngọn đèn nhỏ đốt móc khóa. Chỉ khi nào gà ăn hết gạo, chó ăn hết bột, đèn đốt đứt móc khóa thì mới được làm mưa  cho Phượng Tiên. 

 

Người xưa vốn có đạo đức cao, hiểu rõ chân tướng, quận chúa quận Phượng Tiên đã ngay lập tức thừa nhận sai lầm của mình và quỳ xuống cầu xin cách giải quyết. Tôn Ngộ Không đã nói với ông ta một giải pháp: hãy hồi tâm hướng thiện, lễ kính Thần Phật. Quận chúa Phượng Tiên lập tức thu xếp cúng tế Trời, đồng thời thông báo cho dân chúng trong thành thắp hương niệm Phật, một lúc sau, ba nhiệm vụ do Ngọc Hoàng đề ra lập tức hoàn thành.

 

Theo thuyết vô Thần, việc thắp hương, niệm Phật và tỏ lòng thành kính với chư Thần và chư Phật là “phong kiến mê tín”. Như mọi người đều biết, đây là biểu hiện của nhân tâm hướng thiện và đạo đức thăng hoa trở lại, và đó chính là cách giải quyết tận gốc rễ vấn đề. Tai họa vốn là do đạo đức của con người bị băng hoại gây ra, là có tính nhắm thẳng. Nếu con người nhận thức ra sai lầm, nguyện ý cải tà quy chính, thành tâm sám hối, kính trời kính đất, lễ kính Thần Phật, tuân theo chỉ dẫn của Thần Phật mà làm người tốt, thăng hoa đạo đức, tai họa liệu có thể tồn tại?

 

Bệnh dịch cũng là thiên tai, và chúng có nguyên nhân của chúng. Trần Đoàn, tổ sư Đạo gia thời cuối Đường, đầu Tống, được đời sau tôn là “Lão tổ Trần Đoàn”. Trong một tác phẩm truyền đời ‘Tâm tướng thiên’ của ông đã chỉ rõ nguyên nhân cơ bản của đại dịch: “Chết bởi dịch bệnh không phải do vận số, mà là chửi trời rủa đất”. Thái độ của con người đối với Thần Phật mới là nguyên nhân căn bản của đại dịch; đồng thời thái độ đó cũng quyết định mức độ dịch bệnh và thời gian nó sẽ tiêu biến mất. 

 

Xem thêm:

VIDEO: 7 Hiện Tượng Tiên Tri Huyền Bí Và Báo Ứng Đáng Sợ | Ngẫm Radio

 

 

Minh An
Nguồn Secretchina

Đăng theo NTDVN

 

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP