Các đường phố ở London ngày đêm đốt lửa lớn, đốt trầm hương và ớt với nỗ lực làm sạch không khí. Một số người đem xác người chết bỏ vào hố lửa rồi đốt, khói dày đặc và mùi chết chóc bao trùm khắp thành phố.
Đại dịch hạch ở London là trận dịch hạch quy mô lớn cuối cùng lây lan ở Anh, xảy ra từ năm 1665 đến năm 1666. Vào thời điểm đó, chỉ riêng ở London đã có khoảng 100.000 người chết, tương đương với 1/4 tổng dân số của London lúc bấy giờ. Tác giả của “Phiêu lưu ký của Robinson Crusoe” - Daniel Defoe trong “Nhật ký của năm bệnh dịch hạch” (A Journal of the Plague Year) vào năm 1722, là người đầu tiên đã mô tả cảnh tượng kinh hoàng của trận dịch hạch ở London.
Các hoạt động chưa từng có tại nhà thờ: Những tội phạm giết người tập hợp lên tiếng sám hối
Vào thời điểm đó, hầu hết các hoạt động kinh doanh ở thị trường Luân Đôn bị tê liệt, do các doanh nhân và các công nhân viên của mọi ngành nghề trong xã hội liên tiếp di tản, nhiều linh mục nhà thờ cũng bỏ trốn, và chỉ có một số linh mục, bác sĩ và dược sĩ sẵn sàng ở lại giúp đỡ mọi người trong cơn đại dịch hoành hành.
Những chiếc xe chở thi thể trong giáo khu lao đi gần như suốt đêm. Trên đường phố vào ban đêm, đôi khi thấy những chiếc xe tải chở đầy xác chết với những ngọn đuốc đốt cháy đang chầm chậm tiến về phía trước, và đôi khi thấy những đám đông trong bóng tối niệm kinh cầu nguyện hướng về phía nhà thờ. Người dân không phân giáo phái thường tụ tập tại một nhà thờ để nghe giảng.
Đời sống tôn giáo trở nên gắn kết và thành kính chưa từng có, thậm chí những kẻ sát nhân có trái tim sắt đá cũng bắt đầu lên tiếng sám hối, khóc lóc đau khổ thú nhận tội ác mà chúng đã che giấu bấy lâu nay.
Trần truồng nhảy xuống mồ, tự chôn mình
Với số người chết gia tăng, sự hoảng loạn lan rộng khắp thành phố, những thi thể bị vứt bỏ bừa bãi, và bên đường là những hố chứa đầy xác chết. Thảm họa đã làm thay đổi cuộc sống của người dân, và các hiện tượng xã hội hỗn loạn ngày càng gia tăng theo cùng với dịch bệnh .
Hàng loạt những kẻ lang băm, nhà ảo thuật, chiêm tinh, người đa trí và nhà tiên tri thừa cơ lừa đảo tiền bạc của người dân một cách phi pháp. Nhiều người mắc bệnh dịch hạch, vì đau đớn hoặc kinh hoàng tột độ trần truồng quấn chăn đã nhảy xuống mồ và tự chôn mình.
Chạy suốt đêm và hét: "Chúa uy nghiêm"
Các đường phố ở London ngày đêm đốt lửa lớn, đốt trầm hương và ớt với nỗ lực làm sạch không khí. Một số người đem xác người chết bỏ vào hố lửa rồi đốt, khói dày đặc và mùi chết chóc bao trùm khắp thành phố.
Có người hét lên trên đường phố: “Luân Đôn sẽ bị hủy diệt trong bốn mươi ngày nữa”. Có một người đàn ông khỏa thân chạy quanh đường phố, với chiếc quần lót buộc ngang hông, chạy suốt đêm, hét lên: “Ôi, Chúa tối cao và uy nghiêm!".
Những người không biết mình bị nhiễm bệnh dịch đã ngã ra chết khi đang đi trên đường hoặc đi chợ.
Có ai đó rơi nước mắt vì cảnh tượng này, họ thậm chí còn tin vào lời tiên tri về ngày tận thế. Nếu họ biết rằng năm sau khi kết thúc dịch bệnh truyền nhiễm quy mô lớn này, sẽ xảy ra một vụ cháy lớn ở London, thiêu rụi 3/4 thành phố, họ có lẽ phải tin rằng ngày thẩm phán của Chúa đã đến và giáng xuống bệnh dịch cùng hỏa hoạn. Chúng được định sẵn để diệt trừ sạch sẽ nơi này trên trái đất.
Chính phủ từng phong tỏa dịch bệnh, người dân bị khóa và chết trong nhà
Đến tháng 4 năm 1665, ngay khi mọi người nghĩ rằng đại dịch này đã gần như biến mất, thì nó đã âm thầm lây lan sang hai, ba giáo khu khác. Với sự xuất hiện của thời tiết nắng nóng, dịch bệnh chuyển dần từ phía đông thành phố sang phía tây. Trong đau đớn và kinh hoàng, người dân không phân biệt được đâu là tin đồn, đâu là sự thật, càng không thể tin được những con số trong “bảng thống kê tử vong”.
Những người dân không muốn bị lừa dối, đơn giản bắt đầu tra khám quanh nhà và phát hiện khắp nơi đều là bệnh dịch. Tại Giáo phận St. Galles, 120 người đã được chôn cất trong vòng một tuần, nhiều đường phố bị lây nhiễm, nhiều người đổ bệnh, và khắp các con phố vang lên tiếng khóc than.
Chính phủ đã ra lệnh rằng bất cứ ai bị nhiễm bệnh dịch hạch phải đóng cửa nhà. Cả gia đình phải ở trong nhà dù phát bệnh hay không. Sau đó vẽ một chữ thập đỏ trên cánh cửa để cảnh báo những người bên trong về bệnh dịch. Mọi người bị cưỡng chế đóng cửa hoặc lĩnh án tử hình tự động, như thể bị nhốt sống trong nghĩa địa.
Khi đối mặt với bệnh dịch hoành hành khắp nơi, nỗi sợ hãi và điên cuồng bao trùm toàn bộ thành phố London, từ tiếng khóc khắp đường phố cho đến việc không còn một bóng người, thành phố này hoàn toàn bị sụp đổ.
Ngày nay, khi người Trung Quốc phải đối mặt với việc chính phủ phong tỏa tin tức, bị đóng đinh ván gỗ lên cửa nhà của họ, người nhảy lầu vẫn thường thấy ở các nơi, liệu khi đối mặt với những cảnh tượng này chúng ta có nghi ngờ hay tin rằng "sự phán xét của Chúa đã đến"?
Minh An
Theo secretchina
Đăng theo NTDVN