Cảnh sát Hồ Bắc – Giang Tây đại chiến, cho thấy 4 thách thức đang “tấn công” Bắc Kinh

Cảnh sát Hồ Bắc – Giang Tây đại chiến, cho thấy 4 thách thức đang “tấn công” Bắc Kinh

Cảnh sát Hồ Bắc – Giang Tây đại chiến, cho thấy 4 thách thức đang “tấn công” Bắc Kinh

Cảnh sát Hồ Bắc – Giang Tây đại chiến, cho thấy 4 thách thức đang “tấn công” Bắc Kinh

Cảnh sát Hồ Bắc – Giang Tây đại chiến, cho thấy 4 thách thức đang “tấn công” Bắc Kinh
Cảnh sát Hồ Bắc – Giang Tây đại chiến, cho thấy 4 thách thức đang “tấn công” Bắc Kinh
Chủ nhật, 29-12-2024 22:02, (GMT+07:00)
Cảnh sát Hồ Bắc – Giang Tây đại chiến, cho thấy 4 thách thức đang “tấn công” Bắc Kinh
01-04-2020 10:56

Trước tình hình dịch “viêm phổi ĐCSTQ” (viêm phổi Vũ Hán), các địa phương ở Trung Quốc đều có chính sách riêng về việc đóng cửa và kiểm dịch thành phố. Vài ngày trước, đã xảy ra một cuộc “đại chiến” giữa cảnh sát Hồ Bắc và Giang Tây, vụ việc này đã cho thấy 4 tín hiệu chính sẽ tác động đến chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Cảnh sát chốt chặn tại cầu vượt sông Dương Tử, nối từ tỉnh Hồ Bắc tới, tại thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây.
Cảnh sát chốt chặn tại cầu vượt sông Dương Tử, nối từ tỉnh Hồ Bắc tới, tại thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây. (Ảnh: Reuters)

Hồ Bắc đã “đóng cửa then cài” trong 2 tháng, gần đây mới dần dần được dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Quan chức Hồ Bắc tuyên bố rằng giao thông ngoại tỉnh sẽ hoạt động trở lại từ ngày 25/3. Tuy nhiên, vào ngày 27/3, người Hồ Bắc định qua cầu sông Trường Giang để vào Cửu Giang, Giang Tây để quay trở lại làm việc thì đã bị phía Giang Tây chặn lại. Cảnh sát hai tỉnh vì sự việc này đã nổ ra xung đột, xông vào ẩu đả.

Ông Lý – công dân Cửu Giang nói với truyền thông rằng, cảnh sát Giang Tây đã bị cảnh sát Hồ Bắc đánh đập. Sau đó, hai phía Giang Tây và Hồ Bắc mỗi bên đều gọi thêm đặc cảnh, cảnh sát tuần tra và hàng ngàn người dân tham gia vụ ẩu đả. Xe cảnh sát đặc biệt của Cửu Giang bị lật, có cư dân còn đá vào nóc và cửa sổ của xe cảnh sát, gây ra một bãi chiến trường.

Cuộc giao tranh giữa hai bên kéo dài từ sáng đến tối. Cuối cùng các quan chức hai tỉnh đã đến hiện trường để thương lượng, hai bên mới tạm thời ngừng “chiến đấu”.

Theo báo cáo của cảnh sát Giang Tây, ít nhất 5 cảnh sát và cảnh sát phụ trợ Giang Tây đã bị thương và nhập viện trong cuộc xung đột. Bộ đàm, thiết bị thực thi pháp luật, xe cảnh sát… của cảnh sát Giang Tây đã bị hư hỏng hoặc bị cướp. Tuy nhiên, cho đến nay, không có số liệu cụ thể về thương tích cho cảnh sát và người dân ở Hồ Bắc.

Video: Cuộc “đại chiến” giữa cảnh sát Hồ Bắc và Giang Tây

Đường Hạo – người dẫn chương trình “Crossroads of the World” đã phân tích trong chương trình rằng, cuộc chiến khốc liệt giữa cảnh sát các tỉnh cho thấy 4 thách thức lớn sẽ tác động đến chế độ ĐCSTQ.

Đầu tiên, ĐCSTQ liên tục công khai dịch bệnh “bằng 0” ở Hồ Bắc, dỡ bỏ lệnh phong tỏa Hồ Bắc khôi phục giao thông, quay trở lại làm việc, quay trở lại sản xuất. Tuy nhiên, việc cảnh sát Giang Tây từ chối cho người dân Hồ Bắc vào cho thấy các quan chức cấp cơ sở nắm rõ như lòng bàn tay về “số 0 chính trị” của dịch bệnh Hồ Bắc. Do đó, họ không muốn cho người Hồ Bắc vào, và ngay cả Bắc Kinh cũng quy định rõ ràng rằng người Hồ Bắc không được phép vào Bắc Kinh.

Phân tích nói rằng, dịch bệnh kéo dài hơn 3 tháng đã làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế của Trung Quốc. ĐCSTQ đã công khai tình hình dịch bệnh “bằng 0”, để tất cả các khu vực có thể đẩy nhanh việc quay trở lại làm việc và vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên chính quyền và dân chúng khắp nơi đều lo lắng dịch bệnh Hồ Bắc sẽ một lần nữa “xâm nhập” vào địa phương của họ, do đó, những xung đột tương tự có khả năng sẽ tiếp tục tái diễn trên khắp Trung Quốc.

Thứ hai, cuộc xung đột phản ánh rằng người dân hiểu rõ dữ liệu của chính quyền là không đáng tin cậy. Ngay cả khi chính quyền có những động thái cứng rắn, ép buộc quay trở lại làm việc, nhưng để thực hiện được e rằng sẽ gặp phải “khó khăn muôn trùng”, có thể có sự đối phó tiêu cực của quan chức địa phương và người dân, “làm cho có lệ”. Điều khiến mọi người quan tâm đó là tiếp theo liệu có xuất hiện nhiều “trận chiến phòng thủ trên khắp các tỉnh” hay “trận chiến đấu liên tỉnh” tương tự vừa rồi hay không.

Thứ ba, việc quay trở lại làm việc và sản xuất, có thể khiến những người nhiễm bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng lây lan virus sang nhiều khu vực hơn và một đợt dịch bệnh mới có khả năng bùng phát lần nữa. Đến lúc đó, công việc và sản xuất sẽ tiếp tục bị dừng lại ở khắp mọi nơi, và xã hội sẽ rơi vào tình trạng hoảng loạn nghiêm trọng hơn nữa. Dẫn đến sự gia tăng lớn về chi phí xã hội và khiến ĐCSTQ khó “xử lý” hơn.

 

Thứ tư, cuộc chiến giữa cảnh sát hai tỉnh đồng nghĩa với việc đứng trước mối đe dọa của virus, các quan chức cơ sở hoặc dân chúng với bản năng tự bảo vệ sinh mạng của mình, có khả năng họ sẽ không còn làm theo chỉ thị của chính phủ Trung Quốc nữa, cũng có nghĩa rằng, cục diện địa phương đang vượt khỏi tầm kiểm soát. “Ván cờ” giữa trung ương và địa phương đang ngày càng trở nên “gay cấn” và vị thế “độc tôn” của Tập Cận Bình cũng rất khó để bảo toàn khi phải đối mặt với những thách thức chưa từng có.

Cuộc chiến giữa hai tỉnh đồng nghĩa với việc đứng trước mối đe dọa của virus, các quan chức cơ sở hoặc dân chúng với bản năng tự bảo vệ sinh mạng của mình.
Cuộc chiến giữa hai tỉnh đồng nghĩa với việc đứng trước mối đe dọa của virus, các quan chức cơ sở hoặc dân chúng với bản năng tự bảo vệ sinh mạng của mình. (Ảnh: NTDTV)

Bất cứ lúc nào, các địa phương ở Trung Quốc đều có thể xuất hiện cục diện ly khai như “cuộc hỗn chiến quân phiệt” và “các chư hầu chia cắt” năm đó. Đồng thời, nó cũng sẽ liên quan đến vấn đề rằng liệu chế độ ĐCSTQ sẽ có một cuộc nội chiến hay chia rẽ hay không?

Trước đây đã có báo cáo rằng, dưới đại dịch, sự phân chia nội bộ của ĐCSTQ đã trở nên phức tạp hơn, đồng thời, nó đã tác động đến các quy tắc trò chơi quyền lực của 7 thành viên Ủy ban Thường vụ của ĐCSTQ. Phương thức đưa tin của phương tiện truyền thông ĐCSTQ về các quan chức cấp cao của Trung Nam Hải cũng đã thay đổi.

Một số phương tiện truyền thông Hồng Kông phát hiện ra rằng, Tập Cận Bình hầu như xuất hiện trong các bản tin tức mỗi ngày, trong khi Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế và Phó Thủ tướng Hàn Chính gần như “mất tích” trong mạng lưới tin tức, khiến mọi người suy đoán rằng rằng họ đã bị nhiễm bệnh hoặc đang bị “lép vế”.

Hạ Tiểu Cường, một nhà bình luận ở nước ngoài về các vấn đề thời sự nói rằng, từ lúc dịch bệnh xuất hiện rồi bị che giấu khiến dịch bệnh lan ra toàn Trung Quốc và thế giới, đều có liên quan chặt chẽ cũng như có mối quan hệ nhân quả đến chính trị của ĐCSTQ và cuộc tranh đấu quyền lực của giới chức sắc cao cấp.

Viêm phổi ĐCSTQ đã cướp đi sinh mạng của vô số người và gây ra những bất bình lớn trong cộng đồng. Dịch bệnh trở thành cuộc khủng hoảng y tế công cộng lớn nhất trong lịch sử ĐCSTQ, đồng thời gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc. Các nhà phân tích hầu hết tin rằng dịch bệnh sẽ là một trong những lý do cho sự sụp đổ của chế độ ĐCSTQ.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Đăng theo Tinh Hoa

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP