Cách mạng Văn hóa: Đại tác gia tuẫn tiết sau cuộc đấu tố ê chề nhục nhã!

Cách mạng Văn hóa: Đại tác gia tuẫn tiết sau cuộc đấu tố ê chề nhục nhã!

Cách mạng Văn hóa: Đại tác gia tuẫn tiết sau cuộc đấu tố ê chề nhục nhã!

Cách mạng Văn hóa: Đại tác gia tuẫn tiết sau cuộc đấu tố ê chề nhục nhã!

Cách mạng Văn hóa: Đại tác gia tuẫn tiết sau cuộc đấu tố ê chề nhục nhã!
Cách mạng Văn hóa: Đại tác gia tuẫn tiết sau cuộc đấu tố ê chề nhục nhã!
Thứ sáu, 27-12-2024 06:32, (GMT+07:00)
Cách mạng Văn hóa: Đại tác gia tuẫn tiết sau cuộc đấu tố ê chề nhục nhã!
04-11-2021 15:21

Lão Xá từng được khen tụng cả trong và ngoài nước, tiếng tăm xuất chúng, cuộc Cách mạng Văn hóa đã khiến ông bi phẫn và tuyệt vọng, cuối cùng chọn cách kết liễu đời mình ở hồ Thái Bình xanh biếc. (Được cung cấp bởi "Trăm năm chân tướng")

 

Sáng sớm ngày 24/8/1966, một lão nhân y phục chỉnh tề, trên tay cầm quyển “Mao Trạch Đông thi cú” chuẩn bị bước ra khỏi cửa, bất ngờ nhìn thấy khuôn mặt đáng yêu của đứa cháu gái 4 tuổi, ông khom lưng xuống nắm tay cháu gái và nói: “Hãy nói tạm biệt ông nội nào!” Ai có thể ngờ, lời tạm biệt này đã trở thành một lời vĩnh biệt. Vị lão nhân này là Lão Xá, một tượng đài lớn trên văn đàn đương thời, nổi tiếng cả trong và ngoài Trung Quốc…

Vào ngày đó, ông đã kết thúc cuộc đời mình trong làn sóng xanh biếc của hồ Thái Bình. Bí ẩn về lý do Lão Xá trẫm mình xuống hồ nước đến nay vẫn còn nhiều người phân vân. Hôm nay, chúng tôi sẽ cùng các bạn hồi ức lại cuộc đời của Lão Xá, để cố gắng lý giải tâm lý của ông ấy.

Nguyên danh của Lão Xá là Thư Khánh Xuân, tự là Xá Dư, được biết đến nhiều nhất với bút danh “Lão Xá”. Năm 1926, Lão Xá xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên “Triết học của Lão Trương”, từ đó ông bước vào con đường sáng tác văn học. Văn chương của Lão Xá mang đậm hương vị Bắc Kinh, hành văn khôi hài và thâm sâu, triển hiện trăm trạng thái hỉ tiếu nộ mạ tại nhân gian. Tác phẩm “Lạc đà TườngTử” và “Bốn thế hệ đồng đường” của ông xuất bản trước và sau Chiến tranh kháng Nhật đều trở thành tác phẩm văn học kinh điển, được dịch và xuất bản trên hơn 20 thứ tiếng.

Cuộc ‘trở về’ lầm lạc…

Năm 1946, Lão Xá được Bộ Ngoại giao Mỹ mời sang Mỹ giảng dạy. Nhưng chỉ vài năm, Trung Quốc đã thay da đổi sắc. Sau khi ĐCSTQ soán đoạt chính quyền, nó dùng đại lực để lung lạc công chúng nhân sĩ, giới tinh anh trong và ngoài nước, và lợi dụng họ để trang điểm bề ngoài và ổn định tình hình chính trị. Một nhân vật nổi tiếng trong ngoài nước như Lão Xá đương nhiên cũng là một trong những mục tiêu của ĐCSTQ. Theo sách “Lão Xá – tả văn xuân thu” ghi chép lại, Lão Xá đã nhận được một bức thư có chữ ký của Chu Ân Lai, ông đã đọc nhiều lần và cảm động rơi nước mắt khi đọc câu “hãy trở về để bàn bạc đại kế kiến quốc”. Chính vì vậy, Lão Xá, với những huyễn tưởng vô hạn về thế cuộc và thể chế, đã trở về Hoa lục vào cuối năm 1949.

Vậy cảnh ngộ gì đã xảy ra với Lão Xá sau khi hồi quốc? Có thể nói, Lão Xá lúc đầu được đối xử khá ưu ái về chức danh nghề nghiệp. Ông từng đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Trung Quốc Văn Liên, phó chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu văn hóa dân gian Trung Quốc, và là đại biểu Quốc hội. Còn về phần Lão Xá thì sao? Ông cũng hết mình sáng tác văn học cho giới lãnh đạo ĐCSTQ với thái độ cuồng tín, tuyên truyền ủng hộ các tư tưởng của ĐCSTQ. Ví dụ, trong vở kịch nói “Nữ nhân viên bán hàng” của ông, Đào Nguyệt Minh không biết nên chọn tiếp cận bên nào, Dư Chí Phương liền nói: “Cô phải có lập trường, có thể nào không đứng bên đảng?”; Còn trong vở kịch “Chân dung gia đình”, nhân vật thậm chí còn hét lên: “Đảng và Mao chủ tịch là cha mẹ của chúng ta, là người tái tạo chúng ta!” Lão Xá sau này trở thành nhà văn đại lục đầu tiên giành được danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” với bộ phim truyền hình “Long Tu Câu” với chủ đề ca ngợi “chủ nghĩa xã hội”.

Tuy nhiên trong nội tâm, Lão Xá cũng phải chịu sự tra tấn về tinh thần. Năm 1952, ông phải chấp nhận cảnh “sáng tác tập thể” khi đang dựng vở tuồng “Xuân hoa thu thực”, đến nỗi phải mất 10 tháng, thêm bớt 12 lần, mỗi lần đều phải sửa đi viết lại. Lão Xá sau đó tiết lộ: “Sau khi kinh qua chỉnh sửa và cải biến, những chỗ tốt của nguyên tác đều bị nhổ bỏ toàn bộ; nếu tính nghệ thuật trước đó là 40%, thì sau khi tu cải tìm không nổi 10%. Cái kiểu chỉnh sửa nát cả nguyên tác như thế này, tác gia chúng tôi như thể bị buộc chân buộc tay… Khi nghĩ đến điều đó, tôi rất buồn!” Năm 1955, khi tác phẩm cũ “Lạc đà Tường Tử” của ông được tái bản, vì để phù hợp với cái gọi là yêu cầu của “xã hội mới”, không để nhân vật Tường Tử của “nhân dân lao động” bị phỉ báng, mà tác phẩm phải xóa đi gần một vạn chữ thuộc nội dung ở phần cuối.

Dưới sự quản chế tư tưởng cứng rắn như vậy, mặc dù Lão Xá đã làm việc chăm chỉ và rất có năng suất, nhưng rất ít tác phẩm của ông trong thời gian này được truyền ra thế giới. Nhưng nói đến đây, có một bài viết của Lão Xá mà tôi muốn chia sẻ với các bạn, không phải vì tính văn chương của nó, mà là vì tính dự ngôn của nó. Trong bài viết đó, Lão Xá đã vô tình viết về vận mệnh của chính mình.

Ngày 1 tháng 10 năm 1951, tờ “Văn học nhân dân” đăng một bài báo nhan đề “Xã hội mới là một trường học lớn” của Lão Xá, trong đó ông mô tả rằng ông đã tham gia một đại hội phê đấu kịch liệt, dù ông nguyên là một văn nhân nho nhã, đã biến thành một cá nhân khác lạ, đối diện với cái gọi là “ác bá”, đã cùng vài trăm người cuồng nhiệt thét lớn: “nên đánh, nên đánh!”

Bị bao vây trong bầu không khí phi lý tính và cuồng nhiệt ấy, tâm lý bầy đàn của con người bị lợi dụng, lòng căm thù của con người bị kích động, và bạo lực hành ác của con người được hợp lý hóa. Lúc này, với tư cách là một người phê đấu người khác, Lão Xá trong bài báo không giấu giếm việc ủng hộ vận động chính trị, ông viết “Muốn đả thông tư tưởng, không tham gia hoạt động chính trị thì không thể”. Tuy nhiên, điều ông không thể ngờ được là, phát biểu này đã ứng vào ông mười năm sau, lúc thời vận đã phản chuyển, một trường phê đấu quyết liệt đầy máu tanh đã giáng xuống thân Lão Xá, và đội hồng vệ binh bị ĐCSTQ kích động cũng mang trong mình nỗi hận thù bàng đại đối với chính ông, nhắm vào ông mà phê đấu, đánh đập. Đây chính là “Sự kiện 23 tháng 8” đẫm máu trong lịch sử Cách mạng Văn hóa.

‘Trải qua một cuộc bể dâu’

Những gì mà Lão Xá đã gặp phải chỉ có thể được hình dung là “không thoát khỏi kiếp nạn”. Tại sao nói như vậy? Theo Hồ Kiết Thanh – vợ của Lão Xá – sau khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu, Lão Xá nghĩ rằng bản thân cần phải tìm hiểu về Cách mạng Văn hóa để chỉ đạo các sáng tác của mình. Vì vậy, vào thời kỳ đầu của Cách mạng Văn hóa, ông không phải là đối tượng bị phê đấu, mà còn có thái độ học tập tích cực và tham dự vào cuộc vận động chính trị này. Vào ngày của “Sự kiện 23 tháng 8”, Lão Xá ăn mặc chỉnh tề chuẩn bị đến Liên đoàn Văn học Nghệ thuật. Không biết đó có phải là do trực cảm đặc hữu của phụ nữ không, mà người vợ Hồ Kiết Thanh đã thuyết phục Lão Xá đừng đến đơn vị, nhưng Lão Xá nói: “Cách mạng Văn hóa là một cuộc đại cách mạng liên quan đến linh hồn của mỗi cá nhân, lẽ nào tôi không thể tham gia?”.

Vào buổi sáng hôm đó, những người ở Cục Văn hóa đã đấu tố tác gia Tiêu Quân, vì ông tỏ thái độ cường ngạnh, liền có người gọi điện thoại mời nữ sinh hồng vệ binh từ Trường trung học nữ sinh số 8, giúp họ trấn áp Tiêu Quân. Lão Xá đến Cục Văn hóa vào buổi sáng, ông nguyên là muốn về nhà vào buổi trưa, nếu ông về nhà luôn thì không sao, nhưng đột nhiên hôm ấy công ty xe hơi đang bãi công, không về nhà được, Lão Xá đành lưu lại văn phòng làm việc.  

Vào khoảng 3 giờ chiều, dưới cái nắng như thiêu đốt, một nhóm hồng vệ binh hùng dũng xông vào Liên đoàn Văn nghệ. Nhóm học sinh này người người đều “có hai chiếc bàn chải nhỏ trên đầu, một chiếc thắt lưng to bản quanh eo, khí thế hừng hực”. Các cán bộ, nghệ sĩ của Liên đoàn Văn nghệ và Cục Văn hóa bị triệu tập đến sân lớn, hồng vệ binh hét lên: “Ông kia đi lên đây!” Một người vội vã đi từ nhóm người lên sân lớn, bị buộc phải đeo một tấm biển lớn bằng gỗ buộc bằng dây sắt lên cổ, trên tấm biển có viết tên họ, thêm các tiêu đề khác nhau như “kẻ bám tư bản”, “phản đồ”, “ngưu quỷ xà thần” v.v.

Tính cả Tiêu Quân, tổng cộng 29 danh nhân văn hóa đã bị hồng vệ binh xướng danh, trong số đó có Lão Xá. Vào khoảng 4 giờ, hai chiếc xe tải lớn chở 29 người đến sân của Văn miếu Quốc tử giám ở quận Đông Thành, nơi tập trung một lượng lớn trang phục của các đoàn văn công Bắc Kinh.

Hồng vệ binh đốt một đống lửa lớn, lửa cháy rừng rực, một bên thiêu hủy “tứ cựu”, một bên hét to các khẩu hiệu “Đả đảo phản cách mạng hắc bang!” “Đả đảo phần tử phản đảng!” v.v… 29 danh nhân văn hóa quỳ xuống thành một vòng quanh đống lửa, đầu cúi xuống đất, phía sau họ là hàng trăm hồng vệ binh. Một số lấy dao gỗ, giáo, búa và các đạo cụ khác, một số tháo thắt lưng có đầu bằng đồng, đánh đập họ dã man trong khoảng 3 giờ. Học giả Vương Hữu Cầm đã mô tả trong cuốn sách “Những nạn nhân của Cách mạng Văn hóa” như sau: “Khi chiếc thắt lưng có đầu bằng đồng đánh xuống, một mảng máu loang ra, vải bị xé toang và vết đánh đã ăn sâu vào thịt. 29 người này, phía sau là hồng vệ binh, phía trước là đống lửa lớn, không có nơi nào để né tránh”.

Khi Lão Xá và những người khác trở lại Liên đoàn Văn nghệ, đã gần 7 giờ tối, nhưng họ vẫn tiếp tục bị phê đấu. Hạo Nhiên, phó chủ nhiệm của Văn liên Cách ủy Hội, kể lại rằng lúc đó đột nhiên có một nhà văn nhảy ra để “vạch mặt” Lão Xá, nói rằng ông đã bán bản quyền của tiểu thuyết “Lạc đà Tường Tử” khi ông ở mỹ, ông muốn Mỹ kim không muốn Nhân dân tệ. Kỳ thực Lão Xá khi qua Mỹ vào năm 1946, đồng Nhân dân tệ còn chưa lưu hành tại Hoa lục. Nhưng bất chấp sự phi lý này, hồng vệ binh khi nghe thấy đã hét lên: “Hãy bắt ông ta giơ bảng hiệu! Một người giật lấy tấm biển trên đầu Lão Xá, chắc do quá tức giận nên Lão Xá đã tháo tấm biển ra đánh một hồng vệ binh khác bên cạnh, cuối cùng bị nhóm người này đánh đập dã man.

Một số bạn khán giả quan tâm có thể hỏi tại sao những hồng vệ binh đó lại có quyền xông vào các cơ quan văn hóa và dùng bạo lực áp chế hàng chục danh nhân văn hóa? Ngay từ tháng 4 năm 1966, ĐCSTQ đã phát bố biên bản của một hội nghị chuyên đề về tác phẩm văn học và nghệ thuật, chỉ ra rằng các đơn vị khác nhau trong giới văn học và nghệ thuật là “hắc tuyến phản đảng, phản chủ nghĩa xã hội”, dẫn đến những nhà văn, cán bộ – những người làm việc trong đó, tự nhiên trở thành “những nhân vật hắc tuyến” bị phê đấu.

Mà các cuộc tấn công tàn bạo và bạo lực của hồng vệ binh là có liên quan trực tiếp đến sự hỗ trợ của Mao Trạch Đông. Tháng 8 năm 1966, Mao Trạch Đông viết thư ủng hộ Phong trào Hồng vệ binh, hồng vệ binh được thành lập phổ biến trong các trường học, và các vụ việc học sinh đánh giáo viên nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Ngày 18 tháng 8, Mao Trạch Đông đã tiếp kiến một triệu hồng vệ binh tại Quảng trường Thiên An Môn. Khi Mao Trạch Đông biết tên của đại biểu tặng chiếc băng đội trưởng hồng vệ binh cho ông ta là Tống Bân, ông ta nói từ “Bân” có văn chất là “bình bình”, nhưng Mao nói: “[Hồng vệ binh] phải có võ!”. Kể từ đó, hồng vệ binh đã thăng cấp bạo lực lên đại quy mô, xông vào các công sở hoặc nhà dân, đốt hủy thư tịch và các văn vật, và tùy tiện đánh đập các “nhân vật hắc tuyến”, tất cả đều nhận được sự hỗ trợ của chính quyền.

‘Chơi với lửa thì bị lửa thiêu’…

Sau khi chịu đánh đập phê đấu nặng nề, Lão Xá vẫn không được phép về nhà cho đến mãi nửa đêm, và lại được yêu cầu đến Liên đoàn Văn nghệ để tiếp tục phê đấu vào ngày hôm sau. Vào ngày 24, liền xuất hiện cảnh mà ở đầu chương trình chúng tôi đã đề cập, khi Lão Xá cúi xuống nói với đứa cháu nội hãy chào tạm biệt ông trước khi ra khỏi nhà. Vào chiều ngày 25, Hồ Kiết Thanh, vợ của Lão Xá nhận được cuộc gọi từ một người lạ yêu cầu bà đến hồ Thái Bình càng sớm càng tốt. Khi bà vội vã đến bên hồ, thì chỉ thấy thi thể của Lão Xá đã được trục vớt lên. Một người chứng kiến ​​cho bà biết hôm trước cô ấy đã nhìn thấy Lão Xá ngồi bất động trên chiếc ghế ven hồ, đang đọc “Mao Trạch Đông thi tập”. Đến tối ông mới ném mình xuống hồ tự tử mà không lưu lại một lời.

Sau khi Lão Xá mất, do ông mang thân phận là “phần tử phản cách mạng”, “do nhân dân tự quyết” nên chiểu theo quy định, không được lưu lại tro cốt sau khi hỏa táng. Theo ghi chép trong “Những nạn nhân của Cách mạng Văn hóa”, mặc dù không thể xác minh được nguồn gốc của “quy định” này, nhưng không ai trong số những người bị đánh chết hoặc bị làm nhục mà tự sát vào tháng 8 năm 1966 được để lại tro cốt.

Tại sao lại như vậy? Người ta nói rằng do bạo lực và giết chóc quy mô lớn, số người chết bất thường ở Bắc Kinh tăng lên từng ngày, lò hỏa táng bị quá tải dẫn đến khó khăn trong việc bảo quản di thể và tro cốt về mặt kỹ thuật. Đồng thời, logic của nhà cầm quyền ĐCSTQ là “Mạng sống của chúng đều đã có thể bị tước đoạt theo phương thức tàn khốc, thì đối với di thể của chúng đương nhiên cũng phải bị cùng truy mãnh đả”, nên không ai quan tâm đến tro cốt của họ.

Mười hai năm sau, Lão Xá được bình phản, nhưng ông đã qua đời, chỉ có thể tại thiên không mà lưu lại nỗi di hận. Khi hồi ức lại chuyện Lão Xá trẫm mình xuống hồ, chúng ta phát hiện rằng, đây không chỉ là ách vận của cá nhân ông, mà còn là kiếp nạn của một thời đại. Sau khi ĐCSTQ soán đoạt chính quyền, nó đã thông qua nhiều cuộc vận động khác nhau để tận sát phần tử trí thức. Không chỉ những người phản kháng ĐCSTQ  bị giết, mà những người ủng hộ ĐCSTQ cũng bị giết.

Chuyên gia về vấn đề Trung Quốc – Lâm Huy đã từng viết rằng: “Sau phong trào Phản hữu và Cách mạng Văn hóa 10 năm, hầu hết những phần tử trí thức thực sự có lương tâm và cốt cách đều bị bức hại đến chết; những trí thức còn lại đã không còn cốt cách, không còn ‘xương sống’, họ không cách nào đứng thẳng lên được nữa: hoặc là họ đã chọn im lặng, hoặc họ chọn phụ họa theo ĐCSTQ, năng lực tư duy lành mạnh của mọi người để phân biệt thật hay giả cũng đã bị tiêu hủy. Phong mạo của cổ nhân Trung Quốc ‘chí ư Đạo, cứ ư Đức, y ư Nhân, du ư Nghệ’ (ý tứ là: chí cần hướng vào Đạo, sống dựa vào cái Đức, cư xử dựa vào Nhân từ, giao du dựa vào Nghệ thuật); và “dưỡng Thiên địa gian chính khí” (ý tứ là: cần tu dưỡng chính khí trong Trời đất” tựa hồ như không còn nữa. Quả thực đáng buồn, đáng than!

Xem thêm:

VIDEO: CÁCH MẠNG VĂN HÓA - BỊ BỨC HẠI ĐẾN CHẾT VÌ MỘT BẢN TÌNH CA

Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch

Đăng theo ĐKN

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP