Buôn thần bán thánh: Ngôi chùa ngàn năm lớn nhất ở Trung Quốc ngập trong nợ nần

Buôn thần bán thánh: Ngôi chùa ngàn năm lớn nhất ở Trung Quốc ngập trong nợ nần

Buôn thần bán thánh: Ngôi chùa ngàn năm lớn nhất ở Trung Quốc ngập trong nợ nần

Buôn thần bán thánh: Ngôi chùa ngàn năm lớn nhất ở Trung Quốc ngập trong nợ nần

Buôn thần bán thánh: Ngôi chùa ngàn năm lớn nhất ở Trung Quốc ngập trong nợ nần
Buôn thần bán thánh: Ngôi chùa ngàn năm lớn nhất ở Trung Quốc ngập trong nợ nần
Thứ sáu, 27-12-2024 07:01, (GMT+07:00)
Buôn thần bán thánh: Ngôi chùa ngàn năm lớn nhất ở Trung Quốc ngập trong nợ nần
25-08-2021 14:37

Pháp Môn tự có tầm ảnh hưởng rộng lớn trong nền văn hóa lâu đời của Trung Quốc, hiện đang được quản lý bởi các công ty có khoản nợ lên đến 4,1 tỷ NDT.

Pháp Môn tự là ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc nằm ở tỉnh Thiểm Tây. Chùa được xây dựng vào thời Đông Hán (từ năm 25 - 220 SCN), tính đến nay đã hơn 1800 năm tuổi. Trong chùa lưu giữ rất nhiều bảo vật quý. Tương truyền, sau khi vua A Dục thống nhất Ấn Độ, ngài đem xá lợi Phật Thích Ca chia làm tám vạn bốn nghìn phần rồi cử nhiều phái đoàn đến các nước để xây tháp tôn thờ, hoằng dương Phật Pháp. Tại Trung Quốc có 19 nơi được đón nhận xá lợi Phật, chùa Pháp Môn là một trong số đó.

Tuy nhiên, ngay cả các chùa cổ hiện nay ở Trung Quốc cũng không còn là nơi thuần túy để tu luyện, kính Phật. Hầu hết đã trở thành nơi ‘buôn Thần bán Thánh’ theo đúng nghĩa đen. Lợi dụng tâm kính Thần Phật của con người ở những nơi từng linh thiêng như thế để kinh doanh thương mại. 

Hàng năm, chùa Pháp Môn thu hút hàng triệu lượt khách hành hương trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái, và đảnh lễ xá lợi Phật. Tuy nhiên, lượng khách đến đây đã giảm đáng kể bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, và bởi các vụ kiện tụng liên quan đến nợ nần.

Cụ thể, từ năm 2017 đến 2019, lượng khách du lịch của Pháp Môn tự là khoảng 17 triệu người/năm, doanh thu từ vé là 82 - 92 triệu NDT/năm. Tuy nhiên, trong quý đầu tiên năm 2020, số lượng du khách đến đây chỉ là 27.400 người và doanh thu bán vé là 2 triệu NDT.

Cách đây vài ngày, công ty TNHH Phát triển Văn hóa chùa Pháp Môn Thiểm Tây (gọi tắt là công ty Văn hóa chùa Pháp Môn), đơn vị chịu trách nhiệm chính vận hành khu danh thắng của chùa Pháp Môn, đã bị tòa án phạt gần 60 triệu NDT. Trong khi đó, một doanh nghiệp khác là cổ đông lớn của công ty này đã bị một công ty tài chính có tên Luo Yin khởi kiện vì không trả khoản tiền thuê 12 triệu NTD. Những sự việc này tiết lộ tình hình hoạt động và áp lực nợ nần của công ty Văn hóa chùa Pháp Môn.

Trên thực tế, các khoản tiền nêu trên chỉ là phần nổi nhỏ bé của tảng băng chìm. Một báo cáo cho thấy tính đến quý 1 năm 2020, các khoản nợ liên quan đến các công ty vận hành chùa Pháp Môn đã lên tới hơn 4,1 tỷ NDT.

Để giảm bớt áp lực nợ nần, công ty Văn hóa chùa Pháp Môn đã tạo ra hàng loạt các hoạt động cho thuê liên quan đến diện tích đất của danh thắng, bãi đậu xe, hệ thống an ninh và cả các tài sản khác trong khu danh thắng. Theo Zhongdeng.com, kể từ năm 2017, công ty Văn hóa chùa Pháp Môn đã có 7 hợp đồng cho thuê trị giá hơn 700 triệu NDT.

Xem thêm:

VIDEO - Vì sao đạo đức người Trung Quốc lại trở nên biến dị đến như vậy?

Chi Anh

Theo Secret China

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP