“Bức thư cầu cứu vượt đại dương”: Câu chuyện về những con người dám làm điều đúng đắn

“Bức thư cầu cứu vượt đại dương”: Câu chuyện về những con người dám làm điều đúng đắn

“Bức thư cầu cứu vượt đại dương”: Câu chuyện về những con người dám làm điều đúng đắn

“Bức thư cầu cứu vượt đại dương”: Câu chuyện về những con người dám làm điều đúng đắn

“Bức thư cầu cứu vượt đại dương”: Câu chuyện về những con người dám làm điều đúng đắn
“Bức thư cầu cứu vượt đại dương”: Câu chuyện về những con người dám làm điều đúng đắn
Thứ năm, 26-12-2024 23:44, (GMT+07:00)
“Bức thư cầu cứu vượt đại dương”: Câu chuyện về những con người dám làm điều đúng đắn
02-06-2021 14:33

Chế độ Trung Quốc có lẽ không ngờ rằng, tội ác nhân quyền của nó đã bị vạch trần theo cách vô cùng đặc biệt: Một bức thư viết tay của một tù nhân lương tâm từ nơi tội ác tăm tối nhất - nhà tù Mã Tam Gia”. Và hành trình đi tìm công lý, vạch trần sự tà ác, với những con người bình thường đã làm nên điều phi thường - bắt đầu từ đây.

Có một bi kịch tại Trung Quốc ngày nay, khi mà những tù nhân lương tâm - chỉ vì đức tin của mình - đã bị tra tấn, trừng phạt, bỏ tù, thậm chí bị cướp mổ nội tạng. Những đau thương và lời vạch trần, kêu gọi công lý của họ đã bị chính quyền này dập tắt.

Nhưng bức “Thư từ Mã Tam Gia” - lời kêu gọi giúp đỡ của một tù nhân lương tâm tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia, một trại tù khét tiếng ở tỉnh Thẩm Dương, Trung Quốc - đã chứng minh được một điều rằng, chân lý và lòng tốt cuối cùng sẽ chiến thắng.

Được tìm thấy trong hộp đồ trang trí Halloween, do cô Julie Keith - một phụ nữ ở tiểu bang Oregon mua tại một trung tâm thương mại ở Hoa Kỳ. Cô Julie không ngờ rằng bức thư là một thông điệp cầu cứu.

Lá thư cầu cứu trong hộp quà Halloween được sản xuất tại Trung Quốc (Ảnh: Julie Keith / Facebook)
Lá thư cầu cứu trong hộp quà Halloween được sản xuất tại Trung Quốc (Ảnh: Julie Keith / Facebook)

Thưa ngài: Nếu ngài thi thoảng có mua món hàng này, xin làm ơn gửi bức thư của tôi tới Tổ chức Nhân quyền Quốc tế…”, tiếp sau đó, bức thư mô tả hoàn cảnh tra tấn và lạm dụng tàn bạo tại một nơi gọi là Mã Tam Gia; và nhắn nhủ, “hàng nghìn người đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại sẽ nhớ ơn ngài mãi mãi…”

Cô Julie đã lên mạng tra cứu về Mã Tam Gia, và sửng sốt khi biết rằng trại lao động này có một biệt danh khác: địa ngục trần gian - là nơi mà những nhà bảo vệ nhân quyền, nhà bất đồng chính kiến và các tù nhân bị giam giữ vì tín ngưỡng. Họ phải đối mặt với tra tấn tàn bạo, lạm dụng tình dục, tẩy não, cho đến khi họ “nhận sai” hoặc ký cam kết thay đổi.

Cô đã đăng bức thư trên phương tiện truyền thông xã hội, câu chuyện nhanh chóng được giới truyền thông trên toàn thế giới đưa tin và châm ngòi cho một phản ứng dây chuyền của nhiều tổ chức quốc tế, dẫn đến việc bãi bỏ hình thức cải tạo thông qua hệ thống lao động cưỡng bức của Trung Quốc, ít nhất là trên hình thức, vào năm 2013.

Bị truy sát đến chết

Tác giả của bức thư, ông Tôn Nghị, đã bị giam giữ tại trại lao động chỉ vì đức tin vào Pháp Luân Công - một môn khí công Phật gia tu luyện cả thân lẫn tâm. Trong thời gian này, bên cạnh việc phải chịu đựng đủ các hình thức tra tấn tàn khốc, ông phải làm việc hơn 15 giờ/ngày để sản xuất các món đồ trang trí xuất khẩu.

Ông đã đánh liều đưa thông điệp cầu cứu và thực trạng của những tù nhân tại trại giam Mã Tam Gia qua một bức thư được bí mật giấu vào các đồ trang trí ấy. 

Sau khi ra tù, một lần nữa ông lại mạo hiểm sinh mạng để làm bộ phim tài liệu “Thư từ Mã Tam Gia”, nhằm phơi bày cụ thể hơn về cuộc khủng hoảng nhân quyền ở Trung Quốc. Dưới sự theo dõi sát sao của chính quyền Trung Quốc, ông Tôn Nghị với sự hỗ trợ của đạo diễn Leon Lee từ Canada và một người bạn đã quay những cảnh về cuộc đời ông ở Trung Quốc, phỏng vấn các cựu tù nhân khác và cai trại ở Mã Tam Gia. 

Cùng với câu chuyện của mình, ông Tôn Nghị đã chia sẻ những bản vẽ về những hình thức ngược đãi mà ông từng phải chịu đựng và chứng kiến tại Trại Lao động Mã Tam Gia. 

Khi tiếp tục bị bắt lần nữa và được thả ra vì sức khỏe quá yếu, đứng trước nguy cơ việc làm phim có thể bị phát hiện và để tránh bị bức hại hơn nữa, ông Tôn Nghị đã trốn thoát sang Indonesia vào năm 2016. Cô Julie đã bay từ Mỹ sang Indonesia gặp ông. Cuộc gặp giữa hai con người chính nghĩa đã diễn ra hết sức xúc động. Julie lúc này biết chắc rằng mình đã làm việc đúng đắn nhất trên đời.

Ông Tôn Nghị, người viết lá thư cầu cứu, gặp cô Julie Keith tại Jakarta, Indonesia (Ảnh: Julie Keith / Facebook)
Ông Tôn Nghị, người viết lá thư cầu cứu, gặp cô Julie Keith tại Jakarta, Indonesia (Ảnh: Julie Keith / Facebook)

Trong khi chờ lấy visa tới Canada, ông Tôn Nghị đã bị một số đặc vụ của ĐCSTQ tại Indonesia tìm đến. Không lâu sau, ông mất trong một bệnh viện tại Indonesia. Xác của ông bị bệnh viện tức tốc hỏa thiêu…

Nhưng ông Tôn không bao giờ “thật sự chết”, bởi rất nhiều khán giả tin rằng ông sẽ “sống mãi” cùng với bộ phim và câu chuyện về đức tin của mình. 

Gương mặt đầy nghị lực của ông xuất hiện cuối phim cùng thông điệp: “Hàng triệu người vẫn đang bị bức hại ở Trung Quốc, nhưng cuối cùng, công lý sẽ chiến thắng”, đã để lại một nỗi đau ai oán không dứt cho người xem khi nghĩ về con người với vẻ ngoài thư sinh, hiền lành nhưng can đảm ấy - đã ra đi mãi mãi ở tuổi 51, trước khi ông có thể hoàn thành bộ phim và đặt chân đến vùng đất mà quyền làm người của ông được tôn trọng. 

Một hành động nhỏ có thể tạo ra một sự thay đổi lớn

Câu chuyện của ông Tôn giúp chúng ta thấy rõ hơn về tình trạng vi phạm nhân quyền đáng báo động tại Trung Quốc, và tiếp cho ta thêm niềm tin vào sức mạnh của những hành động tử tế.  

Ông Tôn Nghị đã mạo hiểm mạng sống của mình trong nhà ngục tối tăm để viết 20 bức thư cầu cứu gửi kèm vào các món hàng Halloween. Đến lượt Julie, khi phát hiện ra bức thư, cô ấy có thể ném nó vào thùng rác như 19 người kia. Tuy nhiên, cô ấy lại quyết định công khai nó, nhờ đó mà câu chuyện của ông Tôn Nghị mới thu hút được sự quan tâm trên toàn thế giới. 

Khi công bố bức thư cho giới truyền thông, cô Julie cũng phải đối mặt với những áp lực từ cộng đồng như:  cô mà các tù nhân tại Mã Tam Gia có thể bị trừng phạt nặng hơn, cô có nên im lặng thay vì làm “phiền lòng” chính quyền Trung Quốc… Cô đã từng lung lay, thậm chí day dứt vì không biết liệu việc mình công bố bức thư như vậy có gây hậu quả gì không.

Cuối cùng, sự cảm thông, tình người và niềm tin vào chân lý đã chiến thắng. Việc công bố lá thư - một hành động xuất phát từ trái tim của Julie - đã khởi đầu cho những áp lực từ quốc tế, tạo nên được một bước ngoặt lịch sử ở Trung Quốc: Các trại lao động cưỡng bức buộc phải đóng cửa hoặc đổi tên, trong đó có cả Mã Tam Gia, và nhiều tù nhân được cứu. 

Có lẽ khi ông Tôn Nghị viết bức thư này hoặc khi Julie công khai bức thư, họ cũng không ngờ sự việc lại có tác động lớn như vậy vào thời điểm đó. Đôi khi, những thay đổi lớn đến từ những hành động tưởng chừng rất nhỏ nhặt.   

Đạo diễn Leon Lee cũng đã từng rất áy náy cho sự an toàn của hai lính gác từng làm việc tại Mã Tam Gia - được ông Tôn Nghị phỏng vấn trong phim. Họ đã tham gia vào bộ phim, bất chấp những hậu quả mà nó có thể mang tới. Nhưng họ đồng ý, bởi với họ, đó là tiếng gọi lương tri. 

Họ đã rất nhẹ nhõm sau khi được phỏng vấn. Vì với họ, lần đầu tiên trong cuộc đời, họ đã làm được một điều đúng đắn”, ông Lee cho biết.

Những điều suy ngẫm

Bộ phim đã đoạt nhiều giải thưởng lớn tại các Liên hoan phim quốc tế. Nhưng trên cả những điều ấy, câu chuyện về ông Tôn Nghị đã đặt ra cho mỗi chúng ta câu hỏi: Ông Tôn Nghị đã đánh đổi cả tính mạng của mình để viết một “bức thư” cầu cứu đầy xúc động mang tên “Thư từ Mã Tam Gia”, giúp chúng ta hiểu hơn về những gì thật sự đang diễn ra tại Trung Quốc. Vậy giờ chúng ta đã nhận rồi, chúng ta cần làm gì với nó?  

Nhiều khán giả đã hỏi xem liệu họ có thể làm gì để giúp đỡ. Ông Lee chia sẻ: “Tôi rất xúc động, vì điều đó có nghĩa là những nỗ lực của chúng tôi không hề lãng phí. Nó cũng thể hiện sức mạnh của sự thật”.

Hiện nay, cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn, sự tra tấn trở nên ẩn núp hơn, rút về các trung tâm giáo dưỡng hay bệnh viện tâm thần. Đồng thời, tội ác thu hoạch tạng ngày càng lan rộng sang nhiều cộng đồng tín ngưỡng khác. Do vậy, đạo diễn Leon Lee khuyến khích người xem chia sẻ bộ phim tài liệu này với bạn bè, gia đình và các chính khách để giúp nhiều người hơn hiểu được sự thật.

Ông nói: "Khi chỉ xem một số thống kê hoặc một báo cáo Nhân quyền tại Trung Quốc, bạn sẽ không có mối liên hệ tình cảm nào với nạn nhân. Nhưng khi mọi người xem một bộ phim tài liệu như vậy, mọi người sẽ nghĩ về những gì họ phải làm”. 

Ông Leon Lee chia sẻ thêm rằng nhiều sản phẩm sử dụng lao động cưỡng bức từ các trại lao động hoặc nhà tù của Trung Quốc được xuất khẩu; vì vậy người tiêu dùng các nước thực sự đang tham gia vào dây chuyền ấy. Nếu nhiều người bày tỏ lo ngại về việc liệu những sản phẩm họ mua có phải là sản phẩm do lao động nô lệ của Trung Quốc làm hay không, thì điều này sẽ gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ.

Một số khán giả đặt câu hỏi: “Liệu có nên tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc hay không”.

Đạo diễn – nhà sản xuất phim Leon Lee. (Ảnh: Video)
Đạo diễn – nhà sản xuất phim Leon Lee. (Ảnh: Video)

Rõ ràng là, nếu nhiều người từ chối mua các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất (sử dụng lao động cưỡng bức), điều này sẽ có tác động lớn đến các “công ty lớn” đó và đến chế độ Trung Quốc.

Không bao lâu nữa người Mỹ sẽ bị áp bức

Liên quan đến dịch bệnh Covid-19, nếu cộng đồng quốc tế cùng chống lại cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ, lên tiến mạnh mẽ cho những hành vi chống lại loài người như mổ cướp nội tạng, thì có lẽ ĐCSTQ sẽ không dám xem thường tính mạng người dân để phục vụ mưu đồ chính trị của họ; và có lẽ sẽ không có sự bùng phát dịch COVID-19 trên toàn cầu như hiện nay. 

Một khán giả tên là Lesroesch hỏi: "Nhiều chính trị gia Mỹ đã bị ĐCSTQ mua chuộc. Chúng tôi (người Mỹ) không còn bao lâu nữa sẽ bị áp bức?"

Đạo diễn Lee cho rằng câu này nghe có vẻ gây sốc. Nhưng nó thực sự rất chính xác. Trong một thời gian dài, người dân ở các nước phương Tây và nhiều nước trên thế giới tin rằng: việc vi phạm nhân quyền của Trung Quốc là khủng khiếp, nhưng họ cách xa chúng ta. 

Giờ đây, bài học chúng ta học được từ cuộc khủng hoảng dịch bệnh toàn cầu này đó là: những gì xảy ra ở Trung Quốc thật sự có liên quan trực tiếp đến mỗi người chúng ta. Nếu ĐCSTQ biết rằng những lời nói dối của họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng và phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, thì họ có thể đã không dám nói dối thế giới một lần nữa về virus một cách trắng trợn như vậy.

Các nhà chức trách ĐCSTQ đã biết về sự bùng phát của đại dịch từ rất lâu trước khi họ báo cho thế giới biết. Nếu họ nói với thế giới sớm hơn; hoặc virus Corona thực sự không phải là “vũ khí sinh học” của ĐCSTQ, tình hình sẽ tốt hơn nhiều. 

Cuốn sách “Cuộc đua Marathon 100 năm: Sách lược mật của Trung Quốc giành ngôi bá chủ toàn cầu” của tiến sĩ Michael Pillsbury tiết lộ một kế hoạch cụ thể và dài hạn của ĐCSTQ, theo đó, chính quyền này khéo léo khiến người dân phương Tây trong khi không để ý mà dần dần thay đổi đất nước họ. Mục đích cuối cùng là để chế độ này thống trị thế giới. Kế hoạch đang được triển khai từng bước. Thật không may, nhiều người vẫn làm ngơ trước tình trạng này. 

Đạo diễn Lee chia sẻ: "Tôi nghĩ câu hỏi này thực sự chỉ ra cốt lõi của vấn đề. Đây không còn là câu hỏi về tình hình nhân quyền. Cách mà chúng ta chống lại chế độ Trung Quốc sẽ quyết định cách mà chúng ta sống. Nếu các nước không có những hành động cần thiết trong vòng 20 năm tới, cuộc sống của chúng ta sẽ bị thử thách nghiêm trọng”.

Theo ông, nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu. Nếu 5 đến 10 quốc gia lớn nhất cùng nhau hành động ngay lập tức về mọi mặt thì thế giới sẽ chứng kiến ​​những thay đổi đáng kể ở Trung Quốc.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đang che giấu sự giàu có bí mật của họ ở nước ngoài. Do đó, nếu các nước có thể cấm các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ nhập cảnh hoặc thậm chí đóng băng tài sản của họ, hãy xem điều gì sẽ xảy ra. 

Đạo diễn Leon Lee tin rằng luôn có cách để thay đổi ĐCSTQ, điều đó phụ thuộc vào việc các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây, có thực sự muốn làm như vậy hay không. “Bất kỳ sự cải thiện nhân quyền nào ở Trung Quốc hầu như đều do áp lực từ cộng đồng quốc tế!"

VIDEO - Chấn động bức thư từ "địa ngục" Mã Tam Gia! - Tinh Hoa TV

 

Hà Phương

Đăng theo NTDVN

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP