Bộ trưởng Y tế: “Chuẩn bị cho trận chiến bền bỉ”

Bộ trưởng Y tế: “Chuẩn bị cho trận chiến bền bỉ”

Bộ trưởng Y tế: “Chuẩn bị cho trận chiến bền bỉ”

Bộ trưởng Y tế: “Chuẩn bị cho trận chiến bền bỉ”

Bộ trưởng Y tế: “Chuẩn bị cho trận chiến bền bỉ”
Bộ trưởng Y tế: “Chuẩn bị cho trận chiến bền bỉ”
Thứ bảy, 28-12-2024 14:07, (GMT+07:00)
Bộ trưởng Y tế: “Chuẩn bị cho trận chiến bền bỉ”
02-08-2021 14:04

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhìn nhận dịch lây nhanh, rộng, khó kiểm soát, kéo dài, rất khó đưa các ca nhiễm về số 0 khi một số nơi bị ảnh hưởng nặng nề như TP HCM và các tỉnh phía Nam.

"Chúng ta phải chuẩn bị trận chiến nhanh hơn, mạnh hơn, đặc biệt là phải bền bỉ", ông Long nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác quản lý, điều trị và năng cao năng lực hồi sức tích cực trong phòng chống Covid-19, sáng 2/8.

Đợt dịch thứ 4 bùng phát từ ngày 27/4, chỉ trong thời gian ngắn số ca nhiễm tăng rất cao, hiện cứ 2-3 ngày có thêm 10.000 ca, theo số liệu Bộ Y tế công bố hàng ngày dựa trên ghi nhận của Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19. Do đó, kịch bản chống dịch ở một số địa phương "chưa tính hết những tình huống có thể xảy ra", theo Bộ trưởng Long.

Một số địa phương thiếu năng lực ứng phó khi dịch bùng phát ảnh hưởng phát triển kinh tế, an sinh xã hội, trật tự xã hội; yếu chuyên môn y tế. "Xét nghiệm và điều trị là hai vấn đề mà một số địa phương khi có dịch xảy ra không đáp ứng được theo tốc độ lây nhiễm", ông Long đánh giá.

Học kinh nghiệm từ thất bại đến thành công của các tỉnh, Bộ trưởng Long đề nghị các địa phương tập trung củng cố năng lực ứng phó, để khi dịch bùng phát "không hoảng loạn, không hoang mang". Quan trọng nhất là chuẩn bị năng lực điều trị để hạn chế tử vong.

"Chúng ta đang trông cậy rất nhiều vào hệ thống y tế sẵn có, trong khi năng lực ứng phó của y tế địa phương chưa đáp ứng với tình huống có nhiều ca nhiễm trong một thời điểm", Bộ trưởng nhìn nhận. Vì thế cần chuẩn bị phương án cao hơn như tiếp nhận, quản lý các F0 không có triệu chứng; vấn đề điều trị bệnh nhân có triệu chứng, ca nặng.

Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác quản lý, điều trị và năng cao năng lực hồi sức tích cực trong phòng chống Covid-19, sáng 2/8.Ảnh: V.T

Hội nghị trực tuyến công tác quản lý, điều trị và nâng cao năng lực hồi sức tích cực trong phòng chống Covid-19, sáng 2/8. Ảnh: V.T

Bộ Y tế đang áp dụng 3 tầng tháp trong điều trị. Tầng một, chăm sóc người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Chuẩn bị kỹ tầng này, có thể đáp ứng được 80% số ca bệnh. Nhóm bệnh nhân này chỉ cần theo dõi, giám sát, trong 7 ngày lấy mẫu xét nghiệm nên không cần sử dụng các cơ sở y tế mà lựa chọn sơ sở cách ly là khu vực cách ly F1, nơi lưu trú...

Tầng 2, điều trị bệnh nhân triệu chứng trung bình, sử dụng cơ sở y tế hạng 2, hạng 3 - tức là tuyến quận, huyện trở lên. Tại những nơi này phải được trang bị hệ thống oxy, oxy trung tâm, phải thực hiện được kỹ thuật thở oxy dòng cao (HFNC). Còn tầng 3 điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch, cần thở máy - rất quan trọng.

Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương có kế hoạch nâng tầng, giảm tầng "phải hết sức lưu ý". "Quan điểm chung là đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt để giảm lây nhiễm trong cộng đồng, làm xét nghiệm sàng lọc tầm soát", ông Long nói.

Phác đồ điều trị hiện nay luôn được thay đổi, cập nhật. Tiểu ban Điều trị soạn thảo phác đồ đơn giản, dễ làm để bác sĩ ở các chuyên ngành khác cũng điều trị được bệnh nhân Covid-19 chứ không chỉ bác sĩ ngành cấp cứu, hồi sức hay truyền nhiễm. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đang tìm kiếm thuốc có hiệu quả điều trị Covid-19.

Trong trận chiến lâu dài, chuẩn bị về con người là vô cùng quan trọng. Bộ trưởng Long cho rằng cần huy động cả y tế tư nhân vào cuộc, rà lại xem bao nhiêu nhân lực y tế sử dụng được máy thở, thiếu thì tập huấn để tăng số người biết sử dụng máy thở.

Các tầng điều trị 2, 3 cũng rà soát số lượng nhân lực, điều phối chuyên môn trong trường hợp cần thiết, khám chữa bệnh phải kết nối teleheath.

Về trang thiết bị, các địa phương chuẩn bị cơ số trang thiết bị phòng hộ, y tế, thuốc men, trong đó hai vật tư đặc biệt quan trọng là oxy và máy thở, "không để tình trạng đến khi có dịch mới chạy tán loạn đi mua, đi xin". Địa phương phát huy "4 tại chỗ", Trung ương chỉ hỗ trợ trong trường hợp thật sự cần thiết.

Hiện, công suất sản xuất oxy đáp ứng nhu cầu điều trị Covid-19, tuy nhiên ông Long cho rằng chuỗi cung ứng đang yếu ở khâu vận chuyển và các cơ sở y tế không kết nối được do không có hệ thống bồn oxy. Vì vậy các cơ sở y tế phải rà soát, lên phương án chuẩn bị ngay.

"Đừng chuẩn bị kịch bản có ca bệnh mà phải chuẩn bị kịch bản cho tình huống cao hơn, xấu hơn; phải tiết kiệm nhân lực vì cuộc chiến còn dài, tiếp tục phức tạp", Bộ trưởng Long khuyến cáo các địa phương.

Theo VnExpress

Xem thêm:

VIDEO: NHẬT KÝ THẦY THUỐC ĐÔNG Y TỰ VƯỢT QUA COVID BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG Y

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP