Tại buổi họp báo ngày 25/2, khi được hỏi về việc có mua vắc xin COVID-19 của Trung Quốc hay không, Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời thẳng câu hỏi mà cho biết Việt Nam đang tiếp cận nguồn vắc xin đa dạng, đàm phán với nhiều đối tác khác trên thế giới.
Tại buổi họp báo thường kỳ diễn ra chiều nay, 25/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã nhận rất nhiều câu hỏi về vấn đề nhập khẩu, triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 ở Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam đang đàm phán với nhiều nhà cung cấp, trong đó có Nga.
“Thời gian qua Bộ Y tế cũng như các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực y tế đã và đang tích cực đàm phán với nhiều nhà sản xuất và các nguồn cung cấp vắc xin trên thế giới, trong đó có COVAX Facility, AstraZeneca, Pfizer, và Sputnik V của Nga, để có thể triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân Việt Nam trong thời gian sớm nhất”, bà Thu Hằng nói.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, hiện nay Việt Nam cũng tiếp tục tập trung nguồn lực cao để có thể triển khai, nghiên cứu và sản xuất vắc xin trong nước. Các nghiên cứu và thử nghiệm vắc xin trong nước đang được triển khai theo đúng tiến độ.
Bộ Y tế cũng cho biết Việt Nam mong muốn tiếp cận nguồn vắc xin đảm bảo chất lượng, mức giá hợp lý, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bà nói thêm.
Trong khi đó, nhận câu hỏi tương tự về việc Việt Nam có mua vắc xin Trung Quốc hay không, người phát ngôn Thu Hằng trả lời: “Ngoài những nguồn vắc xin như đã nêu ở trên, hiện nay Việt Nam cũng đang tiếp tục đàm phán với các đối tác khác trên thế giới để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trong nước”.
Liên quan đến vắc-xin do Trung Quốc sản xuất, Sound of Hope đưa tin, mới đây một nữ y tá ở Indonesia đã tử vong 9 ngày sau khi tiêm vắc xin Sinovac của Trung Quốc. Sự việc này khiến dư luận lo ngại đối với chất lượng vắc-xin “Made in China”.
Ngoài ra, theo chuyên gia Dao Lê, vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc có 73 loại tác dụng đối với người dùng, không chỉ bao gồm đau và nhức thông thường tại chỗ tiêm mà còn gây ra những triệu trứng nghiêm trọng như huyết áp cao, giảm thị lực, mất vị giác và tiểu không tự chủ.
Chuyên gia Dao Lê đánh giá rằng vắc-xin Trung Quốc là loại “vắc-xin không an toàn nhất trên thế giới”.
Hiện, Việt Nam ghi nhận 5 biến chủng Covid-19 kể từ giữa năm ngoái đến nay, xuất phát từ chủng gốc Vũ Hán, gồm Anh, Nam Phi, Rwanda châu Phi, nhóm 20C và một đột biến thể G (đợt dịch Đà Nẵng tháng 7-8/2020).
Các biến chủng Covid-19 nguồn gốc từ Vũ Hán Trung Quốc đã lan ra thế giới trong đó có Việt Nam và giết chết hơn 2,5 triệu người trong khoảng 113 triệu người nhiễm. Trong đó có khoảng 87 triệu trường hợp đã hồi phục, tương đương tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 78%. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch, tiếp theo là Ấn Độ và Brazil.
Theo ĐKN