Ảnh minh họa: Shutterstock.
Tác giả Cổ Phong mới đây đã có bài bình luận nói về ác quả của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi lợi dụng du học sinh làm gián điệp cho chính quyền.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Khi uy tín của một quốc gia đã không còn, nó không chỉ làm lung lay nền tảng chính quyền của kẻ thống trị, mà còn mang đến những thảm họa khó lường cho những người bị trị. Ấy vậy mà người khiến uy tín quốc gia lâm vào khủng hoảng hầu như luôn là những kẻ thống trị.
Trong 10 năm qua, ĐCSTQ đã đưa sinh viên ra nước ngoài làm gián điệp trên quy mô lớn, khiến Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác từ chối tiếp nhận sinh viên Trung Quốc. Đây là một thảm họa nhân đạo điển hình do cuộc khủng hoảng uy tín của quốc gia gây ra cho bao người dân bình thường khác.
Tất cả đều mầm họa do gián điệp của ĐCSTQ gây ra
Vào giữa tháng 6/2021, tài khoản WeChat của đại chúng có tên “Nhật báo du học sinh” đã đưa ra cái gọi là “lệnh triệu tập” với nội dung như sau: “Chủ đề là ‘Du học sinh đã chịu đựng đủ rồi!’, và phụ đề là ‘phản đối lệnh cấm 10043 và phản đối phân biệt chủng tộc”. Lệnh triệu tập này kêu gọi sinh viên Trung Quốc bị từ chối cấp thị thực ở lại Hoa Kỳ tập hợp trước Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc vào lúc 18 giờ ngày 1/7/2021 để phản đối chính phủ Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực cho du học sinh Trung Quốc. Khẩu hiệu phản đối là: “Chính trị không liên quan gì đến chúng tôi, chúng tôi không phải là gián điệp! Chúng tôi là người Trung Quốc và chúng tôi không có tội gì khi đi du học! Người dân Mỹ, các bạn sợ điều gì chứ?!”.
Để có được thị thực, còn có sinh viên Trung Quốc dự định khởi kiện tập thể, họ còn đặc biệt lập một trang web tiếng Anh (10043.org) để phổ biến các trường hợp sinh viên Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm số 10043 với thế giới bên ngoài, kêu gọi duy trì tự do học thuật.
Du học sinh Trung Quốc ở Mỹ bị từ chối cấp thị thực, các trường đại học Mỹ cũng không hài lòng. Vào ngày 10/6/2021, Hiệp hội các trường đại học Hoa Kỳ, Hội đồng Giáo dục Hoa Kỳ và 39 hiệp hội khác đã gửi thư tới các quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu Bộ này giải thích phạm vi thực thi của lệnh cấm số 10043 của Tổng thống.
“Gián điệp Trung Quốc” chính là đối tượng mà Hoa Kỳ muốn từ chối thị thực
Như câu nói: Một con sâu làm rầu nồi canh. Trên thực tế, chính những người thân của các điệp viên ĐCSTQ hoặc các quan chức của cơ quan tình báo ĐCSTQ mới thật sự là đối tượng mà Mỹ từ chối thị thực chứ không phải nhắm vào các sinh viên Trung Quốc bình thường. Ngày 14/5/2021, lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc trong lá thư trả lời một sinh viên Trung Quốc bị từ chối cấp thị thực đã nêu rõ rằng: Do đó, Bộ trưởng Ngoại giao đã ra chỉ thị rằng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc đình chỉ việc cấp thị thực B1, B2, B1 / B2, F1, F2, J1 và J2 đối với nhân viên của Cục Quản lý Nhập cư Quốc gia (Trung Quốc), Ủy ban Giám sát Quốc gia, Bộ An ninh Quốc gia và Bộ Công an, bao gồm cả vợ/chồng và con dưới 30 tuổi của họ. Theo chỉ thị của Bộ trưởng Ngoại giao, việc cấp thị thực của bạn tạm bị đình chỉ. Người nộp đơn không được phép khiếu nại, hơn nữa phí xin thị thực cũng sẽ không được hoàn lại.
Vào ngày 30/4/2021, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã tổ chức hội nghị bàn tròn truyền thông để giải thích thêm về việc dỡ bỏ “lệnh cấm đến Hoa Kỳ” đối với sinh viên Trung Quốc. Tổng lãnh sự của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc, William Bistransky, cho biết các đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc sẽ mở một phần thị thực vào ngày 4/5/2021. Sinh viên Trung Quốc học tập tại Mỹ có thể nộp đơn xin thị thực trong vòng 120 ngày trước khi khóa học bắt đầu, nhưng sớm nhất chỉ có thể nhập cảnh vào Hoa Kỳ trước 30 ngày. Tuy nhiên, những sinh viên có liên quan đến Chiến lược kết hợp quân sự-dân sự của Trung Quốc và một số lĩnh vực công nghệ cao sẽ khó xin thị thực hoặc cần phải trải qua “các cuộc điều tra bổ sung”.
Tám trường đại học của Trung Quốc bị từ chối cấp thị thực
Tuyên bố Tổng thống 10043 mà sinh viên Trung Quốc đề cập đến là bản Tuyên bố do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Trump) ký vào ngày 29/5/2020, nhằm mục đích cấm sinh viên Trung Quốc có quan hệ với quân đội Trung Quốc xin thị thực F hoặc thị thực J. Thông báo này đến nay vẫn còn hiệu lực.
Vào tháng 6/2021, các phương tiện truyền thông nước ngoài đã khảo sát 310 sinh viên Trung Quốc bị từ chối thị thực và phát hiện ra rằng trong số những sinh viên bị từ chối thị thực, khoa chính quy của họ hầu hết là theo học tại 8 trường đại học và cao đẳng, gồm: Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Bắc Kinh, Học viện Công nghệ Bắc Kinh, Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân, Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân, Đại học Công nghiệp Tây Bắc, Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Nam Kinh, Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Kinh và Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh. Hầu hết sinh viên của các trường đại học và cao đẳng này là nhận được tài trợ từ Hội đồng Học bổng Trung Quốc . Do vậy, lý do từ chối cấp thị thực của chính phủ Hoa Kỳ là họ nghi ngờ rằng những sinh viên Trung Quốc này ra nước ngoài du học với một “nhiệm vụ đặc biệt”.
Theo báo cáo của phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, lệnh cấm số 10043 của Tổng thống Hoa Kỳ chủ yếu nhằm vào 3.000 nghiên cứu sinh Trung Quốc hiện đang học tập tại Hoa Kỳ, không chỉ để từ chối thị thực mà còn vì để trục xuất họ. Lý do là những nghiên cứu sinh Trung Quốc này có liên quan đến “quân đội Trung Quốc”, và một vài người trong số họ đang tham gia nghiên cứu các dự án quan trọng tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ nghi ngờ những du học sinh này tham gia vào hoạt động gián điệp và đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ tại Hoa Kỳ, điều này sẽ mang lại rủi ro an ninh quốc gia cho Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do “điệp viên” của Trung Quốc ở lại nước Mỹ đều dùng thân phận giả nên khó phân biệt được danh tính thật giả đối với lượng lớn du học sinh Trung Quốc, khiến cho “lệnh cấm” này trong quá trình thi hành phần nào đã khiến những người vô can cũng bị ảnh hưởng. Đây cũng là lý do tại sao Hoa Kỳ cố tình nhấn mạnh rằng ĐCSTQ vốn không đại biểu cho người dân Trung Quốc.
Chi bộ Đảng của ĐCSTQ đã phân bổ khắp các trường cao đẳng và đại học lớn của Hoa Kỳ
Ngày 3/8/2016, Tổng Văn phòng Trung ương ĐCSTQ ban hành “Ý kiến về việc tăng cường xây dựng Hiệp sinh viên Âu-Mỹ” (dưới đây gọi tắt là “Ý kiến “, đã lưu ý rằng: Đây là một tài liệu mang tính cương lĩnh về việc ĐCSTQ thành lập các tổ chức đảng trong các trường đại học ở các quốc gia khác nhau), và ra thông báo yêu cầu tất cả các khu vực và các bộ phận nhất trí thực hiện theo điều kiện thực tế.
Điều 11 của “Ý kiến” này quy định: Phải tăng cường công tác xây dựng Đảng. Cấp ủy các cấp cần quan tâm tăng cường công tác xây dựng đảng của Hội Sinh viên Âu Mỹ,, thực hiện công tác đảng theo đúng hiến pháp của đảng và kết hợp các đặc điểm của Sinh viên Âu Mỹ. Hiệp hội (Hiệp hội từ thiện dành cho lưu học sinh). Hội sinh viên Âu Mỹ cần thành lập tổ chức đảng và giữ vai trò nòng cốt lãnh đạo để đảm bảo việc thực hiện lý luận, đường lối, nguyên tắc, chính sách của Đảng, luôn giữ vững đường lối, chỉ đạo đúng đắn, phát huy hết vai trò của tổ chức cơ sở đảng như một pháo đài chiến đấu và tính tiền phong vai trò tiên phong gương mẫu của người đảng viên.
Trang “Foreign Policy” -Tạp chí quyền uy của Mỹ đã từng xuất bản một báo cáo độc quyền vào ngày 18/4/2018, với tiêu đề “ĐCSTQ đang thành lập các tổ chức đảng trong các trường đại học lớn ở Hoa Kỳ”. Theo báo cáo, chính quyền Trung Quốc đang thành lập các chi bộ đảng với các trường học Mỹ có đông sinh viên Trung Quốc và nhiều học giả thường xuyên ghé thăm. Một số thành viên của tổ chức này là được các tổ chức đảng trong nước bổ nhiệm.
Báo cáo này trích dẫn thông báo trên trang web chính thức của Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung cho biết, vào tháng 7/2017, 9 sinh viên và học giả từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung đến thăm Đại học Illinois tại Urbana-Champaign đã thành lập chi bộ Đảng trong một ký túc xá của trường. Sau đó, họ thường tổ chức các cuộc họp của các đảng viên để thảo luận về các ý tưởng lý luận và tư tưởng của đảng, rồi sau đó chụp ảnh tập thể trước lá cờ của ĐCSTQ.
Bài báo cũng nhấn mạnh rằng các trường đại học ở Illinois không phải là trường hợp cá biệt. Các tổ chức ĐCSTQ do sinh viên và học giả Trung Quốc thành lập trong các trường đại học Mỹ đã nở rộ trong những năm gần đây. Vào tháng 7/2017, một nhóm giáo viên từ Trường Kinh doanh Thượng Hải đã thành lập chi bộ đảng tại Đại học Tây Virginia và tổ chức các hoạt động với Viện Khổng Tử trong trường. Vào tháng 8 cùng năm, 8 giáo viên và các học giả thỉnh giảng từ Đại học Khoa học và Công nghệ Chiết Giang đã thành lập một tổ chức đảng tại Đại học California, San Diego. Cũng trong tháng 11 cùng năm, một nhóm các học giả Trung Quốc đến thăm đã thành lập một chi bộ đảng tại Viện Đại học California tại Davis. Báo cáo cũng nói rằng phóng viên đã nhìn thấy từ một nhóm WeChat rằng ĐCSTQ có chi nhánh ở tất cả các tiểu bang lớn ở Mỹ, gồm cả tiểu bang Connecticut, Ohio và Bắc Dakota.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đề xuất luật ứng phó gián điệp của ĐCSTQ trong trường đại học
Vào ngày 31/10/2019, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đảng Cộng hòa Josh Hawley đã đưa ra một dự luật yêu cầu Bộ An ninh Nội địa tăng cường các biện pháp phản gián để ngăn chặn Trung Quốc và các nước khác đánh cắp thông tin và công nghệ nhạy cảm từ các trường đại học và cao đẳng của Mỹ, từ đó gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Trước đó, Dân biểu Đảng Cộng hòa của tiểu bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ, Mark Walker, cũng đề xuất một dự luật tương tự tại Hạ viện.
Trong những năm gần đây, giới chính trị và tình báo Hoa Kỳ nhìn chung bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc lợi dụng môi trường học thuật cởi mở của Hoa Kỳ để tiến hành các hoạt động gián điệp. Trong nhiều phiên điều trần, Quốc hội Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về vấn đề Trung Quốc thâm nhập vào trường học của nước này.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) Christopher Wray đã cảnh báo trong một phiên điều trần tại Thượng viện rằng “gián điệp hàn lâm” của Trung Quốc đang xâm nhập vào tất cả các vùng của Hoa Kỳ để có được khoa học và công nghệ và nó đã trở thành mối đe dọa cho toàn bộ xã hội Hoa Kỳ.
ĐCSTQ biến du học sinh thành công cụ cho những hành vi xấu ác
Joe Augustyn, một cựu quan chức CIA tại Hoa Kỳ, tuyên bố rằng các cơ quan tình báo của ĐCSTQ không cho phép các điệp viên được đào tạo xâm nhập vào các trường đại học và công ty của Hoa Kỳ, mà là sử dụng một cách chiến lược một số thành viên trong quần thể sinh viên để hoạt động như “gián điệp nội bộ” hoặc “người có ảnh hưởng giấu mặt” trong khuôn viên trường, một khi các hành động được phơi bày, ĐCSTQ thường phủ nhận hoàn toàn và tách mình khỏi sinh viên đó.
William Evanina, Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia, từng phát biểu tại một hội thảo tổ chức tại Viện Aspen vào tháng 2/2019 rằng: “Chúng tôi cho phép khoảng 350.000 sinh viên Trung Quốc đến Mỹ học tập mỗi năm. Hầu hết những sinh viên này đều hợp pháp, (bọn họ) đã thực hiện tốt các nghiên cứu và học tập tại Hoa Kỳ, điều này có lợi cho nền kinh tế toàn cầu. Nhưng trong số những người này, có một số đã trở thành một loại công cụ cho các hoạt động tà ác của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ”.
Du học sinh Trung Quốc cần nâng cao năng lực phân biệt đúng sai
Tác giả bài viết thấy trên các trang mạng xã hội lớn, nhiều sinh viên Trung Quốc bức xúc vì bị Hoa Kỳ từ chối, có những người còn theo giọng điệu “sói chiến” của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ lên án chính phủ Hoa Kỳ có hành vi phân biệt chủng tộc, nhưng họ lại phớt lờ nguyên nhân gốc rễ khiến họ bị từ chối cấp thị thực là do đâu.
Từ “lệnh triệu tập” của tờ “Nhật báo du học sinh” này có thể thấy được rằng tờ báo này kêu gọi tất cả du học sinh Trung Quốc bị Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực đến kháng nghị tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Nhưng họ không tự hỏi mình, tại sao chính phủ Hoa Kỳ lại từ chối thị thực cho sinh viên Trung Quốc? Nếu nguồn gốc của vấn đề được tìm ra, họ nên kêu gọi tất cả sinh viên Trung Quốc đến Trung Nam Hải, Bắc Kinh để phản đối việc ĐCSTQ lợi dụng sinh viên Trung Quốc để nói dối, lừa gạt, ăn cắp và gây rắc rối ở Hoa Kỳ, chứ không phải trút giận lên chính phủ Hoa Kỳ, vốn cũng là nạn nhân của ĐCSTQ, làm như thế chỉ khiến chính phủ Hoa Kỳ càng coi thường du học sinh Trung Quốc hơn. Tất nhiên, ai cũng biết việc đến Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc kháng nghị tập thể là sẽ không có rủi ro, còn như đến Trung Nam Hải kháng nghị chắc chắn sẽ đối mặt với nguy cơ bị ĐCSTQ trấn áp, thậm chí có nguy cơ bị liệt vào ”danh sách phần tử khủng bố ”, đặc biệt là vào ngày Quốc khánh 1/7 của ĐCSTQ, đi đến Trung Nam Hải kháng nghị vào ngày này chắc chắn tự đi tìm đường chết.
Đó là cái gọi là oan có đầu, nợ có chủ. Là du học sinh, mọi người hiểu rõ đạo lý này, chính ĐCSTQ đã tạo thành ác quả như ngày hôm nay, còn có một số ít du học sinh tham lam và vô liêm sỉ đã tiếp tay cho ĐCSTQ làm điều ác, chứ không phải lỗi ở chính phủ Hoa Kỳ. Vì vậy, du học sinh Trung Quốc cũng nên nâng cao khả năng phân biệt đúng sai để thực sự tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Theo ĐKN