Biến thể Covid-19 mới tại Việt Nam gây nguy hiểm cho chuỗi cung ứng toàn cầu

Biến thể Covid-19 mới tại Việt Nam gây nguy hiểm cho chuỗi cung ứng toàn cầu

Biến thể Covid-19 mới tại Việt Nam gây nguy hiểm cho chuỗi cung ứng toàn cầu

Biến thể Covid-19 mới tại Việt Nam gây nguy hiểm cho chuỗi cung ứng toàn cầu

Biến thể Covid-19 mới tại Việt Nam gây nguy hiểm cho chuỗi cung ứng toàn cầu
Biến thể Covid-19 mới tại Việt Nam gây nguy hiểm cho chuỗi cung ứng toàn cầu
Thứ năm, 26-12-2024 19:49, (GMT+07:00)
Biến thể Covid-19 mới tại Việt Nam gây nguy hiểm cho chuỗi cung ứng toàn cầu
02-06-2021 14:20

Chủng lai Covid-19 thúc đẩy đợt bùng phát mới đe dọa Samsung, Apple, Foxconn và các cơ sở sản xuất công nghệ khổng lồ khác tại Việt Nam, gây nguy hiểm cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long cho biết các cơ quan chức năng đã phát hiện một biến thể mới của Covid-19, một dạng lai giữa các chủng lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ và Anh và có thể dễ lây lan hơn các biến thể đã biết khác. 

Việc giải trình tự gen của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Việt Nam cho biết đã phát hiện 4 người nhiễm biến thể mới. Bộ trưởng cho biết chủng vi khuẩn mới này có thể giải thích lý do tại sao các ca lây nhiễm lại gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam. 

Tại thời điểm báo cáo, ít nhất một nửa trong số 63 tỉnh và thành phố của Việt Nam đã ghi nhận các ca nhiễm. Điều đó đang gióng lên hồi chuông cảnh báo không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới về vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng công nghiệp.

Việt Nam chỉ ghi nhận 1.465 trường hợp trong cả năm 2020 và là một trong số ít quốc gia trên toàn thế giới ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế dương 2,9%. Nhưng Việt Nam chứng kiến mức tăng đột biến người nhiễm virus Vũ Hán kể từ đầu tháng 4 năm 2021, trên 7.100 ca dương tính được ghi nhận. Khoảng 325 ca nhiễm mới đã được ghi nhận vào ngày 31 tháng 5 vừa qua, cao hơn mức trung bình của bảy ngày là 290. Cho đến nay (2/6/2021), 48 ca tử vong đã được xác nhận. 

Việt Nam thay đổi chiến lược chống Virus

Có ý kiến cho rằng sự thành công ngăn chặn dịch của 3 làn sóng bùng phát dịch virus trước đó khiến Việt Nam phần nào chủ quan trong làn sóng Covid-19 thứ tư vừa qua. Các chỉ trích về việc Việt Nam không dùng các biện pháp mạnh như năm 2020 khiến bệnh dịch bùng phát nặng hơn. 

Theo Bộ theo dõi phản ứng Oxford của các Chính phủ về Covid-19 và Chỉ số chuỗi của nó, trong đó 0 đại diện cho không có hạn chế và 100 là nghiêm ngặt nhất, Việt Nam là nơi có một số hạn chế nghiêm ngặt nhất ở Đông Nam Á vào năm 2020. 

Tuy nhiên, trong báo cáo của chỉ số này gần đây nhất, ngày 24 tháng 5, xếp hạng nghiêm ngặt của Việt Nam thấp hơn Malaysia và Lào. Hơn nữa, các hạn chế hiện tại được đánh giá là ít nghiêm ngặt hơn so với hồi đầu tháng 2 và vào mùa hè năm 2020, trong đợt đại dịch thứ hai ở Việt Nam. 

Thực tế, kinh tế của Việt Nam đã suy yếu sau một năm chịu đựng dịch bệnh. Nền kinh tế yếu, thu nhập trung bình thấp, một bộ phận lớn người dân có cuộc sống phụ thuộc vào thu nhập theo tiền công hoặc doanh thu bán hàng hàng ngày khiến việc giãn cách, đóng cửa nền kinh tế sẽ ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới đại bộ phận dân số Việt Nam. Thêm vào đó, đại dịch đang càn quét qua các khu công nghiệp lớn của Việt Nam. Ngành sản xuất công nghiệp (sau dịch vụ và du lịch), đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP và việc làm của Việt Nam. Việc giữ cho các khu công nghiệp này hoạt động là rất  thiết yếu. Có vẻ như Việt Nam đã thay đổi chiến lược ứng phó với Covid-19.

Trong khi Việt Nam đặt kế hoạch tăng trưởng 6,7% cho năm 2021 này, Chính phủ mới đang nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng từ Việt Nam, đảm bảo nó không bị đứt gãy. 

Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu nếu chiến lược mới của Việt Nam thất bại

Bộ Y tế đã đưa ra lo ngại rằng tỷ lệ lây nhiễm đang gia tăng nhanh chóng tại các khu công nghiệp ở phía Bắc, tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, gần thủ đô Hà Nội, nơi các thương hiệu lớn của nước ngoài như Samsung và Foxconn đặt các nhà máy sản xuất lớn. 

Xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Giang. (Ảnh: baobacgiang.com.vn)
Xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Giang. (Ảnh: baobacgiang.com.vn)

Hôm thứ Bảy, Bộ Y tế đã thông báo rằng họ sẽ ưu tiên tiêm chủng cho 240.000 công nhân trong khu vực, gửi ít nhất 200.000 vắc xin cho mỗi tỉnh trong số hai tỉnh với hy vọng rằng tất cả họ có thể được tiêm trong vòng một tuần.

Chính phủ Việt Nam cũng kêu gọi các công ty như Samsung và Apple giúp mua vắc xin cho lực lượng lao động của chính họ, theo một tuyên bố chính thức được công bố hôm thứ Hai. 

Các nhà máy Việt Nam sản xuất ước tính một nửa sản lượng điện thoại và máy tính bảng toàn cầu của Samsung, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. 

Sau khoản đầu tư 670 triệu USD vào nhà máy sản xuất điện thoại di động ở tỉnh Bắc Ninh vào năm 2008, các khoản đầu tư trên toàn quốc của Samsung đã tăng lên 17,3 tỷ USD trong vòng một thập kỷ.

Intel cũng đã đầu tư ít nhất 1 tỷ USD vào một cơ sở lắp ráp và kiểm tra chất bán dẫn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các đại gia công nghệ LG, Apple, Panasonic và Foxconn cũng đang đầu tư mạnh vào Việt Nam.

Ngành công nghiệp điện tử toàn cầu hiện chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; đến năm 2019, quốc gia này đã trở thành nhà xuất khẩu hàng điện và linh kiện lớn thứ tư vào Mỹ. 

Hàng hóa xuất khẩu tổng hợp của Việt Nam trị giá 281,5 tỷ USD trong năm ngoái, tăng 6,5% so với năm 2019, theo Bộ Công Thương. 

Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi chính khi nhiều doanh nghiệp FDI quốc tế khỏi Trung Quốc. Nhiều công ty phương Tây, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tìm cách chuyển hoạt động của họ khỏi sản xuất một thị trường trong những năm gần đây, một xu hướng được đẩy nhanh bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu trong 2018. 

Bất kỳ sự gián đoạn lớn nào đối với các chuỗi cung ứng mới này sẽ khiến Việt Nam bị chú ý và chịu áp lực chưa từng có, đặc biệt là khi sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc dường như đã trở lại bình thường trước đại dịch.  

Tỉnh Bắc Ninh, nơi có hầu hết các nhà máy của Samsung tại Việt Nam, tuần trước đã áp đặt lệnh giới nghiêm và các hạn chế nghiêm trọng khác, trong khi bốn khu công nghiệp trên khắp hai tỉnh đã tạm thời đóng cửa vào tuần trước. Các khu công nghiệp này có thể sẽ sớm mở cửa trở lại vì các nhà máy đã được chính phủ khuyến cáo đưa ra các phương án thay thế cho công nhân. 

Các báo cáo chỉ ra rằng các nhà máy trong các đặc khu kinh tế (SEZ) ở các tỉnh này, cũng như các trung tâm công nghiệp khác, đang chuyển đổi thêm nhà kho thành khu ở cho công nhân để hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất. 

Chính quyền tỉnh đã đề nghị các công ty thực hiện các biện pháp như vậy, cũng như luân chuyển nhân viên làm việc theo ca để hạn chế tiếp xúc giữa các nhân viên. 

Nhận định của Phòng Kinh doanh Hàn Quốc tại Việt Nam với báo chí trong những tuần gần đây cho thấy sự gia tăng các bệnh nhiễm trùng đã ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến các nhà máy vừa và nhỏ ở Việt Nam, trong khi các trung tâm sản xuất lớn do các công ty đa quốc gia điều hành đã có khả năng duy trì sản xuất tốt hơn.

Nhìn chung, Việt Nam là quốc gia có thành tích nổi bật nhất Đông Nam Á. Đất nước 96 triệu dân chỉ ghi nhận hơn 7.000 trường hợp kể từ khi đại dịch bắt đầu. Nước láng giềng Campuchia, với 16 triệu dân, đã có hơn 30.000 trường hợp mắc bệnh. 

Tuy nhiên, theo quan sát quốc tế, Việt Nam đang bị tụt hậu về mặt tiêm chủng. Theo số liệu chính thức, khoảng 1,04 triệu người ở Việt Nam (chiếm 1% dân số) đã được tiêm một liều nhưng chỉ có 28.529 người được tiêm đủ các liều cần thiết.

Việt Nam đã ký thỏa thuận với Pfizer 30 triệu liều sẽ được giao vào cuối năm nay và hiện đang đàm phán với Moderna rằng nếu thành công sẽ cung cấp đủ liều để tiêm chủng đầy đủ cho 80% dân số.

Chính phủ cũng đã tuyên bố rằng các công ty Việt Nam sẽ có thể có vaccine của riêng mình ra thị trường vào tháng 9 hoặc tháng 10. 

Đức Duy 

Theo Asia Times 

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP