Nhà thơ Tagore từng nói: “Với mỗi đứa trẻ chào đời, chúng đều mang theo hy vọng rằng Thần vẫn chưa thất vọng với con người”.
Ảnh: Freepik.
Trẻ nhỏ không nhuốm bụi trần, thuần chân ngây thơ, là sự tồn tại gần nhất của con người với thiên đường. Sự chào đời của một trẻ nhỏ, không chỉ là niềm vui của một gia đình, mà nó còn là niềm hy vọng của đất nước. Vì vậy, những người có hiểu biết trên toàn thế giới, ai nấy đều tận lực mang phúc lợi hoàn hảo và trọn vẹn cho trẻ nhỏ.
Vậy mà trong 100 năm qua, kể từ khi Trung Cộng thành lập, không chỉ trí huệ cổ xưa của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc bị phá hủy gần như triệt để, mà đến những đứa trẻ vô tội, thể xác và linh hồn đều đang phải chịu sự tổn hại trước nay chưa từng có: Quốc tế thiếu nhi – ngày tràn ngập bầu không khí thô bạo của Đức Quốc xã rót đầy đảng tính vào đầu trẻ nhỏ; cạm bẫy của văn hóa khiêu dâm người lớn bày trí quanh các cô gái trẻ; bậc cha mẹ là nông nhân rời quê mưu sinh, để lại 60 triệu trẻ nhỏ cô độc ở lại quê nhà; gia đình “4-2-1” [kiểu gia đình bốn ông bà, hai cha mẹ và một con] không ngừng tạo ra những ông bà nuông chiều con cháu, cha mẹ rượt đuổi theo giấc mộng và những đứa trẻ không hiểu giá trị cốt lõi làm người.
Ngày Quốc tế thiếu nhi bị đảng chiếm dụng, thay đổi ý nghĩa
Trong một trận đại thảm sát của Đức Quốc xã tại làng Lidice của Cộng hòa Séc năm 1942, 88 trẻ nhỏ vô tội đã chết. Để lên án tội ác này, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế đã đặt định “Ngày 1 tháng 6” là ngày Quốc tế thiếu nhi hàng năm. Vào ngày này, sẽ treo “Cờ ngày quốc tế thiếu nhi”.
Ý nghĩa của thiết kế lá cờ là: Nền xanh lá cây tượng trưng cho sự sống và giàu có; hình người màu xanh lam trên cùng tượng trưng cho sự chở che bác ái của con người; còn hình người màu đỏ, trắng, vàng và đen ở dưới cùng tượng trưng cho bốn màu chủng tộc, năm góc được hình thành từ chân của họ tượng trưng cho năm châu lục trái đất, các chủng tộc loài người cùng bảo vệ trái đất, đoàn kết cộng sinh, cùng tạo ra những điều tốt đẹp.
Vậy mà, “Quốc tế thiếu nhi 1/6” của ĐCSTQ lại là ngày máu đổ đầy đường, công khai tuyên truyền hệ tư tưởng tà đảng. Nhiều trẻ nhỏ mẫu giáo phải hát “hồng ca”, “ca tụng ân đảng”; học sinh tiểu học bị cưỡng ép phải gia nhập “Đội Thiếu niên Tiền phong”, đeo khăn quàng đỏ, thề độc sẽ cống hiến nhiệt huyết và mạng sống của mình cho Trung Cộng.
Vào ngày lễ thiếu nhi, đáng lẽ phải trân trọng những suy nghĩ thuần chân của trẻ em, ĐCSTQ lại cưỡng chế tẩy não những trẻ nhỏ vô tư chưa có khả năng tư duy, dùng văn hóa đảng vấy bẩn tâm trí vốn thuần khiết của các em, khiến trẻ nhỏ sinh ra sự phụ thuộc và biết ơn ĐCSTQ mà tuyên thệ “hiến dâng sinh mệnh cho đảng”. Cách làm này rất dễ khiến trẻ em sau khi lớn lên trở thành những “tiểu hồng vệ sinh”, cũng khiến đất nước với nền văn minh cổ đại vốn giảng “trưởng ấu hữu tự, giảng tín tu mục” (lớn nhỏ có trật tự, giảng điều xác thực, thực hiện trên thuận dưới hòa) trở thành thiên hạ của đảng, xem mạng người như cỏ rác, đấu đá lẫn nhau.
ĐCSTQ thị phạm sự tàn bạo và thù hận cho trẻ em
Theo ghi chép trong cuốn sách “Cửu bình”, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Herbert Hoover đã tiến cử với thế giới cuốn sách “Kẻ thù bên trong: Lời kể của nhân chứng về cuộc chinh phục của cộng sản Trung Quốc” [The Enemy Within: An Eyewitness Account of the Communist Conquest of China] của linh mục Raymond J. De Jaegher, sách viết về câu chuyện kinh hoàng của “cải tạo tư tưởng trẻ nhỏ”.
Trong thời kỳ cách mạng ở Hoa Bắc, ĐCSTQ đã yêu cầu các giáo viên dẫn con cái của họ đến quảng trường trong thôn để tận mắt chứng kiến cảnh đao phủ chặt dùng đao lớn chặt đứt đầu 13 thanh niên yêu nước, hành quyết xong binh sĩ nhao tới, mổ bụng moi tim những phạm nhân tử hình, rồi lấy chúng về ăn hết. Những đứa trẻ này bị dọa đến mức mặt mũi tái mét, thậm chí nôn mửa. Tuy nhiên, giáo viên lại vừa mắng nhiếc các em, vừa bắt các em tập hợp xếp thành hàng trở về trường.
Kể từ đó, Jaegher thường xuyên chứng kiến cảnh lũ trẻ bị bắt tụ tập một chỗ để xem cảnh giết người, cho đến khi quen với cảnh đẫm máu này, trở nên tê liệt, thậm chí có thể đạt được cảm giác phấn khích tột độ từ cảnh tượng đó.
Trong nhiều năm qua, Đảng Cộng sản đã sử dụng loại phương thức này nhằm tàn sát nhân tâm, biến tâm hồn non nớt của trẻ nhỏ thành ma tính tàn ác. Có lẽ bây giờ thủ đoạn này ngày càng che đậy kỹ lưỡng hơn, nhưng bản chất và mục đích chung quy không hề thay đổi, vì cùng một mục tiêu: Kiểm soát vững chắc Trung Quốc trong nanh vuốt của đảng.
“Những trẻ nhỏ bị bỏ rơi” tự sinh tự sát tại quê nhà
Cùng với tiến độ đô thị hóa tăng vọt ở Trung Quốc Đại lục, khoảng cách giàu nghèo nhanh chóng nới rộng, khiến một lượng lớn lao động nông thôn phải di cư đến các thành phố. Trong báo cáo của Liên đoàn Phụ nữ toàn Đại lục tổ chức năm 2013, ước tính cả nước có đến 60 triệu trẻ nhỏ bị bỏ lại quê nhà, cùng với 35 triệu lao động nhập cư đang tìm kiếm việc làm tại các thành phố, gần 100 triệu trẻ nhỏ không có một gia đình hoàn chỉnh.
Những trẻ nhỏ bị bỏ lại do trường kỳ không sống cùng cha mẹ, phần lớn các em chưa thể hình thành những quan niệm đúng đắn ở lứa tuổi thành niên, thêm vào đó tình trạng thiếu hụt giáo viên ở nông thôn càng khiến các em trong độ tuổi đến trường bị thiếu hụt về nhận thức và đạo đức, mà “sự gián cách trong giáo dục giữa các thế hệ” đã tạo ra tỷ lệ rất cao những đứa trẻ mắc các vấn đề về tâm lý. Những yếu tố này đã dẫn đến xu hướng nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi có tỷ lệ tự tử và tỷ lệ phạm tội ngày một tăng cao.
Ngày 9 tháng 6 năm 2015, ở Tất Tiết, Quý Châu có bốn đứa trẻ đã tử vong do uống thuốc sâu tại nhà, đứa lớn nhất mới 13 tuổi, đứa bé nhất 5 tuổi. Cha mẹ của bốn anh em này trường kỳ làm việc bên ngoài, để mặc bọn trẻ tự nấu nướng tự ăn uống, để rồi một thảm kịch như vậy cuối cùng đã xảy ra.
Tháng 11 năm 2012, cũng tại Tất Tiết, năm cậu bé, lớn nhất 13 tuổi, bé nhất 9 tuổi trong một đêm mưa đã phải trốn trong thùng rác nhóm lửa sưởi ấm, cuối cùng tử vong vì ngộ độc khí carbon monoxide. Năm 2014, Tất Tiết đưa tin 12 học sinh tiểu học, bé nhất mới 8 tuổi đã bị những giáo viên không còn nhân tính bạo hành.
Ông Thạch Diễm Phương, một học giả Đại lục trong bài báo “Vì sao thanh thiếu niên lại thường phạm pháp: Thăm dò mới về nguyên nhân phạm tội của thanh thiếu niên nước ta [Trung Quốc]” đã chỉ ra: Năm 2011, số trẻ em bị bỏ rơi ở Trung Quốc chiếm đến 20% dân số trẻ vị thành niên trên toàn quốc, nhưng lại chiếm đến 70% trong số trẻ vị thành niên phạm pháp.
Vụ án trẻ vị thành niên phạm pháp nổi tiếng nhất là vào năm 2019, một bé trai 13 tuổi tại Đông Bắc Trung Quốc đã cưỡng hiếp, giết bé gái 10 tuổi sau đó vứt xác. Cuối cùng, bé trai chỉ bị đưa đến trại tạm giam trong vỏn vẹn 3 năm và tòa án đã phán quyết cha mẹ cậu phải bồi thường 1,28 triệu nhân dân tệ cho người nhà của nạn nhân.
Cùng năm dó, một thiếu niên 12 tuổi họ Ngô vì không phục sự quản giáo của mẹ đã dùng dao làm bếp chém người mẹ hơn 20 nhát. Sau sự việc, cậu vẫn không chút hối hận mà nói: “Tôi giết mẹ tôi chứ tôi không giết người khác”. Cuối cùng, cũng vì chưa đủ 14 tuổi (tuổi chịu trách nhiệm hình sự) nên cậu không bị truy cứu trách nhiệm. Mức án nhẹ trong hai vụ án này đã dấy lên phẫn nộ trong toàn xã hội, cũng làm dấy lên câu hỏi tại sao trẻ vị thành niên phạm tội lại trở nên nổi cộm như vậy?
Vậy chiến lược giải quyết của ĐCSTQ đối với mức độ tội phạm của vị thành niên ngày một tăng lên này là gì? Cuối năm 2020, ĐCSTQ đã tổ chức họp Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, nghiễm nhiên đề xuất hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự xuống tuổi 12, đồng thời truy cứu trách nhiệm hình sự với trẻ vị thành niên phạm tội nghiêm trọng. Thảm kịch của những đứa trẻ bị bỏ rơi và những vấn đề xoay quanh việc phạm pháp của vị thành niên hóa ra lại bắt nguồn từ những sai lầm trong công tác thi hành chính sách của chính quyền Trung Cộng, để bây giờ lại bắt người dân phải tự trách nhiệm.
Bậc gia trưởng đi đến cực đoan, trẻ nhỏ rối loạn nhân cách
Trung Quốc cổ đại chú trọng giáo dục con người hướng tới đạo “Trung dung”, “Nhân hậu”, còn Trung Quốc của Trung Công lại tràn ngập hai loại phương pháp giáo dục thanh thiếu niên cực đoan, chủ yếu biến tướng từ hai kiểu giáo dục là “bố đại bàng” và “nuông chiều”.
“Bố đại bàng” là gì? Đó là một phương pháp giáo dục cực kỳ khắt khe và độc đoán, không để cho trẻ em thua thiệt ngay từ điểm xuất phát. Ví dụ nổi tiếng nhất là sự kiện “Cha Nhất Đắc” của một người nổi tiếng nhất về nuôi dạy con cái trên mạng xã hội.
“Cha Nhất Đắc” là một blogger về mảng nuôi dạy con cái nổi tiếng ở Quảng Châu. Khi “Nhất Đắc” chưa đầy một tuổi, mẹ cậu bé đã mất. “Cha Nhất Đắc” trở thành ông bố đơn thân, kiên quyết từ chức quản lý, đưa con trai về quê sinh sống. Trang trại nhỏ mà anh xây cho con trai đã trở thành địa điểm nuôi dạy con cái thu hút những bà mẹ Quảng Châu thay phiên nhau “hành hương đến lấy kinh nghiệm”.
Trong 10 năm, những món ăn mà cha Nhất Đắc nấu cho con trai chưa bao giờ trùng lặp nhau. Vì để ghi chép lại toàn bộ quá trình trưởng thành của con trai, ông đã chụp 200.000 bức ảnh, dùng hư hết 5 máy ảnh, còn ra mắt hai cuốn sách. Song, cậu con cưng của ông khi tốt nghiệp cấp ba với thành tích ưu tú và trúng tuyển vào một ngôi trường mơ ước tại Mỹ, lại mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng và cuối cùng lựa chọn tự tử, để lại cho người cha già yếu của mình cùng sự nghi ngờ và hối tiếc vô hạn của những người khác.
“Cha Nhất Đắc” vốn là một người tri thức có hàm dưỡng, nhưng việc nuôi dạy con cái của ông đã bỏ qua những nhu cầu tâm lý của một đứa trẻ, bỏ qua đạo đức và nhân nghĩa, tư duy và cách làm của ông là kế thừa văn hóa đảng – vì để “cường quốc vùng dậy” mà dùng phương pháp giám sát và điều khiển toàn diện cai trị đất nước.
Giống với “Bố đại bàng – Cha hổ”, “Nuông chiều” và “Nuôi thả” là một loại khác được các bậc cha mẹ bắt chước, thờ phụng theo. Do những đứt gãy mà Cách mạng Văn hóa tạo thành, người Trung Quốc hế thế hệ này đến thế hệ khác đã bị tước đi cơ hội tiếp xúc với giáo dục truyền thống; họ không hiểu luân thường đạo lý, không có hành vi và thói quen tốt đẹp. Lại tiếp nối thêm thế hệ hậu sinh, cha mẹ ông bà dùng mọi cách cưng chiều khiến những đứa trẻ trở thành những tiểu bá vương còn chưa biết mặt chữ đã thành thạo trò chơi điện tử, vừa ăn vừa lướt “Tik Tok”, không vừa ý thì lăn lộn khóc nhè, trở thành tự tư, máu lạnh và phản nghịch.
Năm 2015 có một tin tức như thế này: Một bé gái 13 tuổi sau khi biết tin bố mẹ sắp sinh em bé đã đe dọa mẹ bằng cách trốn học, bỏ nhà đi, tự sát, v.v. Buộc người mẹ không thể không phá thai. Trong mắt cô bé, cha mẹ căn bản không có tính cách độc lập và cơ hội được tự do lựa chọn, sự tồn tại của cha mẹ và những người khác phải phụ thuộc vào sở thích và yêu cầu của cô bé và cô sẽ sử dụng bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích của mình. Vậy thì, một đứa trẻ từ nhỏ đã không hiểu về nhân tính, lớn lên có thể thiện với người khác, có thể mang lại hạnh phúc cho người khác và xã hội không?
Tin tức bé gái bị cưỡng hiếp liên tiếp xuất hiện
Tại Trung Quốc Đại lục, thường xuyên có tin tức bé gái bị cưỡng hiếp khiến dân tình phẫn nộ cùng đặt ra câu hỏi: Xã hội này rốt cuộc bị làm sao vậy?
Những tội phạm mang tâm lý biến thái kiểu này, trong đó có nông dân, bảo vệ, giáo viên, quan chức, v.v. Minh chứng cho thấy virus tình dục như cơn đại hồng thủy kéo vào tràn ngập khắp mọi tầng lớp tại Trung Quốc. Đây là kết cục bi thảm của việc mở cửa ngành công nghiệp khiêu dâm của Trung Cộng.
Mặc dù quần chúng yêu cầu tử hình những loại mặt người dạ thú này, nhưng điều khiến người ta phải mở mang tầm mắt là Trung Cộng dường như sớm đã có dự trù cách bào chữa cho sự việc này: Trung Cộng đã tạo ra cái gọi là “Tội bán dâm bé gái chưa đủ tuổi vị thành niên” để thay cho “Tội cưỡng hiếp”, với ý đồ tuyên bố những bé gái bị hại là gái mại dâm, từ đó giảm nhẹ tội ác cho các quan chức đảng.
Vụ án nổi tiếng nhất trong số đó là “Vụ án bán dâm bé gái chưa đủ tuổi tại huyện Tập Thủy, Quý Châu” từ năm 2007 đến năm 2008. Trong vụ án này, các quan chức chính quyền Trung Cộng nhiều lần hãm hiếp một lượng lớn bé gái, nhưng trong quá trình xét xử của hệ thống tư pháp lại định tội thành “Tội bán dâm bé gái chưa đủ tuổi vị thành niên”. Mãi cho đến ngày 29 tháng 8 năm 205, trong đủ tiếng chửi rủa Trung Cộng cuối cùng mới chấm dứt điều luật độc ác này.
Tâm mang Chân-Thiện-Nhẫn, trẻ nhỏ Trung Quốc mới có an toàn và tương lai
Trong môi trường công danh lợi lộc lên ngôi, sùng bái tranh đấu, ngập tràn cừu hận, liệu những trẻ nhỏ Trung Quốc sẽ được ươm mầm ra giá trị quan như thế nào? Sẽ nhào nặn ra một xã hội và đất nước như thế nào? Tất cả những ai muốn tương lai của Trung Quốc sẽ tốt đẹp hơn, đều buộc phải chú trọng vào bài toán này mà suy ngẫm. Dưới thời ma đỏ đương quyền, con người trong cảnh luyện ngục như ngày nay đã mất đi chính tín vào Thần Phật, làm sao có thể giáo dục được con cái, có thể xử trí bằng cách nào đây?
Trước hết, chúng ta phải dùng hết khả năng của mình để giúp bọn trẻ tránh xa văn hóa đảng phản tự nhiên, phản nhân tính, thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Đội thiếu niên tiền phong; học cách tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng sinh mệnh, tôn trọng lòng lương thiện và tư tưởng tự do của con người.
Tiếp đó, bậc cha mẹ nên học cách tạo cho đứa trẻ một môi trường học tập và phát triển tốt. Trên thực tế, miễn là không đi sang cực đoan, có thể từ Chân-Thiện-Nhẫn để đo lường mình nên làm như thế nào, sẽ có thể tìm ra được tiêu chuẩn và thước đo tốt nhất để giáo dục trẻ em.
Mọi người biết chăng, mặc dù Pháp Luân Công bị Trung Cộng trấn áp tàn nhẫn trong suốt 22 năm qua, nhưng vẫn có vô số người trên khắp thế giới đã thu được lợi ích từ việc tu luyện Pháp Luân Công? Tại sao họ lại kiên trì? Là bởi, tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công có thể chỉ dẫn cho con người cách gìn giữ được bản tính lương thiện, đề cao đạo đức và duy trì thân tâm khỏe mạnh, không mê mờ phương hướng, không tổn hại phúc đức của bản thân.
Những giáo viên, học sinh, giáo sư – những người thu lợi ích dưới chỉ dẫn của Chân-Thiện-Nhẫn, đã chia sẻ rất nhiều trải nghiệm chân thực của bản thân trên Minh Huệ Net. Vì gia đình và con cái, cũng là vì chính chúng ta, mong quý độc giả hãy tham chiếu những trường hợp này để giáo dục con cái, thoát khỏi những quan niệm công danh lợi lộc cùng cừu hận mà Quỷ đỏ đã gieo rắc, mới có thể có tương lai tươi sáng và tràn đầy hy vọng.
Nguồn Minh Huệ Net
Đăng theo ĐKN