Bị ‘cải tạo’ tại nông trường, thiên tài âm nhạc chết trong đói rét

Bị ‘cải tạo’ tại nông trường, thiên tài âm nhạc chết trong đói rét

Bị ‘cải tạo’ tại nông trường, thiên tài âm nhạc chết trong đói rét

Bị ‘cải tạo’ tại nông trường, thiên tài âm nhạc chết trong đói rét

Bị ‘cải tạo’ tại nông trường, thiên tài âm nhạc chết trong đói rét
Bị ‘cải tạo’ tại nông trường, thiên tài âm nhạc chết trong đói rét
Thứ sáu, 27-12-2024 06:38, (GMT+07:00)
Bị ‘cải tạo’ tại nông trường, thiên tài âm nhạc chết trong đói rét
09-12-2021 15:55

Trần Ca Tân, một nhân vật huyền thoại trong ngành công nghiệp âm nhạc Thượng Hải, có thể được coi là một thiên tài âm nhạc. Sáng tác của ông, ca khúc vàng chúc mừng năm mới "Cung hỉ cung hỉ" vẫn được truyền tụng cho đến ngày nay, nhưng bản thân ông đã phải chịu đựng tận cùng thống khổ và lặng lẽ rời xa nhân thế trong một trại lao động cải tạo của ĐCSTQ. (Được cung cấp bởi "Trăm năm chân tướng")

 

Với tài năng của Trần Ca Tân, có thể thấy trước tương lai nghệ thuật của ông là vô hạn. Tuy nhiên, vận mệnh của người nghệ sỹ vang danh này dường như đã ngầm chứa đựng trong tên ông. Ca Tân – với chữ Tân 辛 nghĩa là cay đắng – giọng ca cay đắng. Chuyện gì đã xảy ra với con người đầy tài hoa tài tử này?

Xin chào các bạn và chào mừng các bạn đến với “Trăm năm chân tướng”.

Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về Trần Ca Tân, một nhân vật huyền thoại trong ca đàn Thượng Hải. Một số bạn khán giả trẻ tuổi có thể chưa nghe đến cái tên này, nhưng tôi tin rằng các bạn chắc hẳn đã ít nhiều nghe qua các tác phẩm của ông, hoặc đã quen thuộc với nhạc điệu của ca khúc vàng “Cung hỉ” vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Tác giả của ca khúc này chính là Trần Ca Tân.

Một huyền thoại trong giới âm nhạc Thượng Hải…

Trần Ca Tân tên thật là Trần Xương Thọ, ông sinh ra ở đất Thượng Hải ca vũ phồn hoa. Trần Ca Tân có thể được coi là một thiên tài âm nhạc, dù chưa bao giờ trong đời học âm nhạc một cách bài bản và chuyên nghiệp, nhưng với niềm yêu thích âm nhạc nồng hậu và tài năng thiên phú, ông đã trở thành một nhân vật huyền thoại trong giới âm nhạc Thượng Hải.

Ảnh chụp Trần Ca Tân.

Năm 1930, Trần Ca Tân phong lưu nho nhã gia nhập Đoàn ca vũ Minh Nguyệt, đảm nhiệm cương vị giáo sư dạy piano. Đoàn ca vũ này không hề đơn giản, chính là do Lê Cẩm Huy, cha đẻ của nhạc pop Trung Quốc, sáng lập ra. Mọi người có thể đã nghe tên những ngôi sao ca nhạc lớn của những năm 1930-1940 như Chu Tuyền, Vương Nhân Mỹ, Lê Lị Lị, v.v… họ đều là thành viên đoàn ca vũ này.

Cũng trong năm này, Trần Ca Tân gặp Kim Kiều Lệ, một tiểu thư nhà phú gia vô cùng yêu nghệ thuật, cuối cùng đã đạt nguyện ước đón mỹ nhân về nhà. Một cuộc hôn nhân mỹ mãn đã khơi dậy nguồn cảm hứng âm nhạc của Trần Ca Tân. Trong nhiều năm sau khi kết hôn, sáng tác nhạc pop của ông đã đạt đến đỉnh cao, những ca khúc của ông được biểu diễn rộng rãi trong công chúng, chẳng hạn như: “Vĩnh viễn nụ cười” dành tặng cho vợ Kim Kiều Lệ, “Phụng hoàng vu phi”, “Đêm Thượng Hải” v.v. 

Những tháng ngày hoa lệ…

Trần Ca Tân thích pha trộn dung hợp các đặc điểm của âm nhạc Trung Quốc và phương Tây trong giai điệu. Ông không chỉ sáng tác ca khúc với số lượng và chất lượng cao, mà phong cách cũng rất biến hóa. Đương thời, rất nhiều ca sỹ hàng đầu Trung Quốc đều muốn hát những ca khúc mà ông viết. Vì sao? Vì chúng rất thời thượng.

Theo hồi ức của Trần Cương, con trai cả của Trần Ca Tân, Trần Ca Tân viết ca khúc rất thần tốc; những người khác suy tư vài ngày chưa viết xong một ca khúc, thì Trần Ca Tân trong một đêm thậm chí có thể viết ba bốn bài. Trần Ca Tân nửa đêm cao hứng thường đánh thức vợ Kim Kiều Lệ để thể hiện ca khúc mới hoàn thành sáng tác, còn tự tin nói: “Ngày mai một khi đưa ra, nó sẽ lưu hành mọi nơi”.

Nói đến đây, tôi xin giới thiệu bài hát huyền thoại nhất của Trần Ca Tân – “Mai Khôi, Mai Khôi, tôi yêu em”, được yêu thích trên toàn thế giới. Có thể bạn đã nghe bài hát này bằng cách nào đó. Đó là một sáp khúc do Trần Ca Tân sáng tác cho bộ phim “Thiên Nhai ca nữ” năm 1940. Ca khúc được ngôi sao ca nhạc thời thượng Diêu Lị diễn xướng, đã lập tức nổi tiếng ngay khi được phát hành. Ca khúc này nóng sốt đến mức độ nào? Vào thời điểm đó, chỉ cần bạn bước vào một phòng hát và vũ trường ở Thượng Hải và bật đài phát thanh, bạn có thể nghe thấy bài hát này.

Hơn nữa, ca khúc này đã không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc, mà còn nóng sốt cả ở nước Mỹ xa xôi. Sau Thế chiến hai, “Mai Khôi, Mai Khôi, tôi yêu em” được dịch sang tiếng Anh thành “Rose, Rose, I Love You” và du nhập vào Mỹ, và được Frank Lane, ca sĩ nhạc jazz nổi tiếng nhất lúc bấy giờ cover và lọt vào top nhạc pop Hoa Kỳ năm 1951. 

Đây là bài hát nhạc pop đầu tiên của Trung Quốc được truyền ra nước ngoài và được hát bởi một người nước ngoài. Người Mỹ thậm chí sẵn sàng trả hàng triệu đô la tiền bản quyền để tìm nguyên tác gốc. Chỉ là do ĐCSTQ lúc đó đang thực hiện các hoạt động cải tạo phần tử trí thức nhằm “thanh toán chủ nghĩa đế quốc Mỹ” tại Hoa lục, kích động tình cảm chống Mỹ trong nhân dân Trung Quốc. Dưới áp lực chính trị, Trần Ca Tân đã phải từ bỏ cơ hội sang Mỹ để thu về số tiền khổng lồ này. Thật tiếc khi nghĩ về điều đó lúc này.

Nghe những ca khúc do Trần Ca Tân sáng tác, phần lớn đều liên quan đến “mùa xuân”, “hoa nở” và “giấc mộng”, bạn có cảm giác rằng ông ấy chính là một tài tử đa tình chìm đắm trong phong hoa tuyết nguyệt không? Sẽ là sai lầm nếu nghĩ như vậy. Trần Ca Tân là một nghệ sĩ rất có trách nhiệm xã hội. Vào đầu cuộc Kháng chiến chống Nhật, ông bị quân cảnh Nhật Bản bắt cóc vào ngày 16/12/1941 vì đã sáng tác một số bài hát chống Nhật.

Đầu năm 1946, đất nước Trung Quốc bắt đầu đón Tết Nguyên đán đầu tiên sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật Bản. Trần Ca Tân dùng bút danh Khánh Dư, đã sáng tác ca khúc “Cung hỉ cung hỉ” mà chúng ta đã nhắc đến lúc đầu. Từ “cung hỉ” (chúc mừng) xuất hiện hàng chục lần trong lời ca khúc nhưng không hề khiến người ta cảm thấy nhàm chán mà ngược lại rất bắt tai. Sau đó, bài hát này đã được các ca sĩ như Đặng Lệ Quân hát lại và trở thành ca khúc vàng mà tân niên tất xướng.

Với tài năng của Trần Ca Tân, có thể thấy trước tương lai nghệ thuật của ông là vô hạn. Tuy nhiên, vận mệnh của ông dường như đã ngầm chứa đựng trong tên ông. Ca Tân – với chữ Tân 辛 nghĩa là cay đắng – giọng ca cay đắng. Chuyện gì đang xảy ra ở đây?

Ngay từ năm 1938, Trần Ca Tân đã gặp Dương Phàm, đảng viên ngầm của ĐCSTQ, họ cùng dịch và lồng tiếng cho sáp khúc “Bài hát người lái đò sông Volga” trong bộ phim “Nhi nữ anh hùng” của Liên Xô. Dưới sự dẫn dắt của các văn nhân cánh tả Thượng Hải như Hạ Diên, Điền Hán v.v., ông đã sáng tác các tác phẩm tuyên truyền cho cuộc cách mạng của ĐCSTQ.

Sau thắng lợi của cuộc Kháng chiến chống Nhật, tháng 6/1946, Trần Ca Tân bị Chính phủ Quốc dân đảng bắt vì tình nghi là kẻ phản bội, bị giam 7 ngày và được tha bổng. Sau khi Trần Ca Tân được phóng thích, Hạ Diên đã mời ông đến cư ngụ ở Hồng Kông, nơi tụ tập của những “văn nhân cánh tả”, và Trần Ca Tân đã vui vẻ nhận lời. Từ cuối năm 1946 đến năm 1950, ông sống một cuộc sống thoải mái và dễ chịu ở Hồng Kông, thành quả sáng tác của ông khá phong phú. Các ca khúc kinh điển miêu tả Thượng Hải như “Đêm Thượng Hải” và “Hoa dạng đích niên hoa” (năm tháng đẹp như hoa) v.v.. được sáng tác bởi Trần Ca Tân vào thời điểm đó. Tuy nhiên, cũng chính nơi đây đã báo trước vận mệnh bi thảm của ông sau này.

‘Gần mực thì đen’…

Trong những lần tiếp xúc với những người theo chủ nghĩa cánh tả, Trần Ca Tân đã bất tri bất cảm bị họ ảnh hưởng, và ông tràn đầy huyễn tưởng phi thực tế về ĐCSTQ. Năm 1950, sau khi Hạ Diên trở lại Thượng Hải với tư cách là Cục trưởng văn hóa của ĐCSTQ, đã dốc sức mời Trần Ca Tân trở lại Thượng Hải để phát triển. Trần Ca Tân cũng không nghĩ nhiều về điều đó, sẵn sàng đồng ý, quay trở về Thượng Hải với tràn đầy mong mỏi và hy vọng. Trần Ca Tân có thể chưa bao giờ nghĩ rằng quỹ đạo nhân sinh của mình sẽ vì quyết định này mà thay đổi cực đại.

Khi mới trở lại Thượng Hải, Trần Ca Tân vẫn được đánh giá cao, ông đến Xưởng phim Thượng Hải để làm việc với tư cách là một nhà soạn nhạc, và được Nhạc viện Thượng Hải thuê để dạy các khóa sáng tác và phối khí. Tuy nhiên, tại thời điểm này, cũng như các nghệ sĩ khác bị đảng lãnh đạo, ông mất đi tự do sáng tác, các tác phẩm của ông không còn tinh thần và sự rực rỡ khi xưa. Vốn dĩ tài tử giai nhân tình hoài lãng mạn, đột nhiên chỉ có thể ca tụng ĐCSTQ, ca tụng giai cấp vô sản, Trần Ca Tân thực sự khom lưng uốn mình không nổi. 

Vì con đường nghệ thuật bị hạn chế, ông chỉ muốn sống yên ổn qua ngày. Nhưng ngay sau đó, ĐCSTQ đã giương con dao đồ tể chống lại các loại hình thức văn học và nghệ thuật. Dưới con mắt của ĐCSTQ, các ca khúc nhạc pop của những năm 1930 và 1940 thuộc loại “nhạc xa xỉ”, phản ánh “cuộc sống đồi trụy trong say, mộng và tử” hoặc “đáp ứng thị hiếu thấp kém”. Những ca khúc do Trần Ca Tân sáng tác trước đây đều bị xếp vào thể loại này.

Vì vậy, chỉ qua một đêm, “Nữ ngư gia” của Trần Ca Tân đã bị gán cho là một “ca khúc khiêu dâm” và “phản động”. Dù mọi người vừa nghe nhạc vừa nhìn lời cũng không thể tìm ra đâu là “khiêu dâm” trong bài “Nữ ngư gia”. Nhưng đảng đã nói là “khiêu dâm”, thì ai cũng không ai dám nói gì khác. Chu Nguy Trĩ, chủ tịch Liên đoàn văn học và nghệ thuật Trung Quốc, người vừa từ chức vào thời điểm đó, cũng đăng một bài báo “Phê đấu âm nhạc khiêu dâm”, chỉ trích các tác phẩm của Trần Ca Tân và những người khác.

Năm 1957, khi Mao Trạch Đông phát động “Đại minh đại phóng” để tố cáo phần tử trí thức, Trần Ca Tân dù điều gì cũng không dám nói, nhưng cũng bị xếp vào loại “phần tử hữu khuynh” và bị đưa đến nông trường Bạch Mao Lĩnh, An Huy lao động cải tạo. 

Tại sao Trần Ca Tân bị xếp loại cực hữu? Từ các ghi chép lịch sử, có hai lập luận ​​khác nhau. Một nói là do áp lực chỉ tiêu. Nhạc sĩ Hạ Lục Đinh từng công khai uẩn tình của mình trong một hội nghị, nói rằng ông đã được quan chức ĐCSTQ Trần Nghị bảo hộ trong “cuộc đấu tranh chống cực hữu”, và chỉ tiêu cánh hữu đáng lẽ thuộc về ông đã được “thay thế” bởi Trần Ca Tân.

Một lập luận khác cho rằng kiệt tác “Mai hoa khai lạc” của Trần Ca Tân năm 1957 đã vi phạm những điều đại kỵ của ĐCSTQ trong tiêu đề và nội dung ca từ. Có thể một số bạn sẽ thấy kỳ quái, điều đại kị gì đây? Hãy cùng phân tích nhé. Hoa mai là quốc hoa của Trung Hoa Dân Quốc, tên bài hát này nói rằng hoa mai đang nở, và lời hát ca ngợi phẩm cách hoa mai, điều này chắc chắn sẽ làm cho trí tưởng tượng của ĐCSTQ trở nên phù tưởng, mà trong thời đại hoang đường đó, dù chỉ là suy diễn khiên cưỡng, cũng đều bị định tội.

Vì dính líu đến tội danh “hữu phái”, tình cảnh gia đình Trần Ca Tân càng thập phần khó khăn. Đương thời, Trần Ca Tân có bốn người con, ba trai một gái. Người con trai cả có thiên phận âm nhạc là Trần Cương, người sau này đã sáng tác bản hòa tấu vĩ cầm “Lương chúc – Blessings of Love” tại Nhạc viện Thượng Hải, nổi tiếng là “hữu phái hiếu tử hiền tôn”. Con trai thứ hai Trần Khanh, là một kỳ tài toán học, ban đầu học tại Đại học Phục Đán, bị giáng xuống làm người chăn lợn ở Giang Tây; Con gái Trần Tiểu Lệ trở nên lầm lì, trong khi cậu con trai út Trần Đông đã sớm mất đi tình yêu của cha; mọi gánh nặng trong gia đình đều do người vợ Kim Kiều Lệ một mình gánh vác.

Chết yểu vì Cách mạng văn hóa

Và cuộc sống “cải tạo” của Trần Ca Tân trong nông trại cũng đầy cay đắng. Ngải Dĩ, một nhà văn cũng đồng bị “cải tạo” trong nông trại, hồi ức lại rằng: những “phần tử cực hữu” trong nông trại đều phải sống trong những túp lều tranh, với hàng chục, thậm chí hàng trăm người chen chúc một nơi. Ngoài thời gian lao động cường độ cao trong ngày, họ dành phần lớn thời gian quanh những túp lều tranh, nơi ăn uống, nghỉ ngơi và cải tạo tư tưởng. Với công việc lao động nặng nhọc, điều kiện vật chất thiếu thốn và cuộc sống cô độc không nơi nương tựa, ai cũng phải chịu áp lực gấp đôi cả về vật chất và tinh thần.

Đã quen với cuộc sống nghệ thuật chốn thị thành, Trần Ca Tân bất ngờ bị đầy đến vùng sơn cước hoang vu, sự sai biệt giữa cuộc sống và tâm cảnh khiến ông không cách nào thích nghi với cuộc “cải tạo” trầm trọng này. May mắn thay, gia đình đã tiếp tế thực phẩm và dinh dưỡng phẩm cho ông, giúp ông cầm cự qua ngày.

Mỗi ngày đầu năm mới, Kim Kiều Lệ đều không quản lao khổ, đi bộ 80 dặm trong gió lạnh và tuyết rơi đến nông trại, chỉ để tương tụ một đêm với Trần Ca Tân. Họ không thể giống như ở nhà, uống hồng trà đàm thiên địa, chỉ có thể “dùng nước bùn vừa giặt giày cũ, đun sôi trong một xô chì nhỏ rồi uống”. Điều đáng buồn hơn nữa là, chưa kịp uống xong nước, tiếng còi kết thúc chuyến thăm nông trại đã vang lên, Kim Kiều Lệ chỉ biết “khóc lóc suốt dọc đường về nhà”.

Sự xuất hiện của nạn đói kéo dài ba năm khiến cuộc sống của “nhóm cực hữu” như Trần Ca Tân càng thêm khó khăn. Năm 1961, khẩu phần ăn của trang trại bị giảm mạnh, lương thực của “nhóm cực hữu” giảm xuống chỉ còn một bữa khô và một bữa cháo mỗi ngày, mà vẫn phải làm rất nhiều việc, rất nhiều người đã cưỡng không lại quỷ môn quan. Ngải Dĩ cho biết lúc đó trong nông trại còn lưu hành một căn bệnh lạ, từ “tứ chi vô lực, thân thể teo tóp” biến thành thiếu máu ác tính. Trước khi chết, “toàn thân phù thũng, da sưng tấy, bóng nhẫy”.

Sáng ngày 25/1/1961, khi “Nhóm cánh hữu” thức dậy bắt đầu công việc trong ngày của mình, chỉ có Trần Ca Tân là nằm im không cử động, gọi cũng không có phản ứng gì. Đến khi mở chăn bông ra, mọi người mới phát hiện, Trần Ca Tân, chỉ mới 47 tuổi, “sắc mặt tái mét, hơi thở đã tắt, không biết đã qua đời từ lúc nào”.

Trong thời đói rét cơ hàn đó, người người tự bảo vệ mình còn khó nổi, mỗi ngày đều có người chết đói trong nông trường, mỗi ngày đều có những thi thể mới được mang đi trên những ngọn đồi cằn cỗi, trở thành thức ăn cho thú rừng sau khi chôn cất vội vàng. Ngoại trừ gia đình ông, có lẽ không ai quan tâm đến sự ra đi của một người nghệ sĩ. Sau khi sự việc xảy ra, Kim Kiều Lệ vội vã đến nông trại để nhận xác chồng, bà chỉ nhận được 206 đốt xương từ nghĩa địa không bia mộ.

Câu chuyện của Trần Ca Tân kết thúc ở đây. Chúng ta hồi cố lại cuộc đời của ông, ngưỡng mộ và ca ngợi tài hoa của ông, và thở dài trách ông đã không nhìn ra sự tráo trở, độc ác và bách hại của ĐCSTQ. Cuộc đời ông đã phản ánh cái chết non của một thời đại. Dưới sự vận động hoang đường và tàn khốc của ĐCSTQ, nền văn hóa hưng thịnh từng tỏa sáng với lớp lớp những ngôi sao của Trung Hoa Dân Quốc đã không bao giờ trở lại, bởi chính những ngôi sao đã từng rực rỡ đó đã trở thành những nạn nhân bi thảm dưới sự thống trị chuyên chế của ĐCSTQ.

Cuối cùng, mời các bạn nghe lại những ca từ và giai điệu vui tươi đầy hi vọng của ca khúc “Cung hỉ cung hỉ” của nhạc sĩ Trần Ca Tân: 

Mỗi con phố lớn nhỏ
Trên miệng của mỗi người
Câu diện kiến đầu tiên
Chính là lời cung hỉ
Gōngxǐ, Gōngxǐ, Gōngxǐ Nǐ 
Cung kính chúc mọi nhà
Những ngày đông đã qua
Thực sự là tin tốt!

Gió xuân ấm áp về
Thức tỉnh toàn đại địa
Gōngxǐ, Gōngxǐ, Gōngxǐ Nǐ
Cung kính chúc mọi nhà
Mênh mông băng tuyết tan
Ngắm hoa mai trổ nhụy

Đêm dài đã dần qua
Nghe tiếng gà gáy sáng
Gōngxǐ, Gōngxǐ, Gōngxǐ Nǐ
Cung kính chúc mọi nhà!…

Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch

Đăng theo ĐKN

 
 
 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP