Bí ẩn trang bìa tạp chí dự đoán tương lai trong 3 năm liên tiếp

Bí ẩn trang bìa tạp chí dự đoán tương lai trong 3 năm liên tiếp

Bí ẩn trang bìa tạp chí dự đoán tương lai trong 3 năm liên tiếp

Bí ẩn trang bìa tạp chí dự đoán tương lai trong 3 năm liên tiếp

Bí ẩn trang bìa tạp chí dự đoán tương lai trong 3 năm liên tiếp
Bí ẩn trang bìa tạp chí dự đoán tương lai trong 3 năm liên tiếp
Thứ sáu, 27-12-2024 07:58, (GMT+07:00)
Bí ẩn trang bìa tạp chí dự đoán tương lai trong 3 năm liên tiếp
01-09-2021 14:44

Tạp chí The Economist là một ấn bản tin tức nổi tiếng của Anh chuyên về lĩnh vực báo cáo kinh tế thế giới. Tờ tạp chí này có cổ đông lớn nhất là gia tộc bí ẩn nhất thế giới - gia tộc Rothschild, gia tộc kiểm soát một phần khá lớn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thế giới.Nhưng có lẽ ít người để ý, tạp chí này cũng có thể là một ‘cuốn sách tiên tri’. Từ lâu nay, mỗi cuối năm, trên trang bìa tạp chí đều đưa ra những dự đoán về các sự kiện lớn trong năm tiếp theo.

Tờ bìa tạp chí dự báo năm 2019

Đối với một tờ báo, việc đưa ra dự đoán cũng là một việc bình thường. Nhưng vào năm 2019, có người để ý tạp chí vốn chỉ đăng dự báo dưới dạng ảnh đã đổi thành tranh Người Vitruvius của Leonardo da Vinci. 

Tạp chí The Economist năm 2019 lấy tranh Người Vitruvius của Leonardo da Vinci làm tranh bìa (Nguồn ảnh: chụp màn hình video)

Tạp chí The Economist năm 2019 lấy tranh Người Vitruvius của Leonardo da Vinci làm tranh bìa (Nguồn ảnh: chụp màn hình video)

Trong tranh còn có sự xuất hiện của 4 kỵ sĩ Khải Huyền tượng trưng cho ngày tận thế. Mọi người thảo luận về bức tranh và đều bỏ qua hình ảnh con tê tê vì cho rằng nó không hề quan trọng. Nhưng khi năm 2019 gần kết thúc, dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu xuất hiện. Trùng hợp lúc đó các nguồn thông tin cho rằng tê tê là vật chủ trung gian của dịch bệnh này.

Sau năm 2019, tạp chí The Economist vẫn theo thông lệ tiếp tục xuất bản các số tạp chí cuối năm 2020 và 2021. Trên các tạp chí này, người ta lại phát hiện ra một số ‘tiên tri chính xác’ nữa.

1.500 năm trước, trong cuốn “De Architectura”, nhà bác học nổi tiếng Leonardo da Vinci, đã vẽ bức tranh Người Vitruvius thể hiện quan điểm của ông về tỷ lệ lý tưởng của số đo cơ thể người và các khái niệm về hình học, kiến trúc. Năm 2019, nhân dịp 500 năm nhà bác học này qua đời, tạp chí The Economist đã chọn bức tranh Người Vitruvius của ông làm hình bìa tạp chí. Số tạp chí này được xuất bản vào tháng 11 năm 2018. Chúng ta hãy lưu ý thời gian là tháng 11 năm 2018.

Thời điểm này thế giới vẫn còn khá êm đềm so với hiện tại. Nhìn lại các sự kiện lớn lúc bấy giờ có cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga… Vì vậy khi biên tập trang bìa của năm sau, tạp chí đã đặt hình ảnh tổng thống Trump của nước Mỹ, chú gấu trúc biểu tượng của Trung Quốc, có cả thủ tướng Putin của Nga… Những điều này đều rất bình thường. 

Tuy nhiên trong bức hình tưởng chừng bình thường này, lại có một số điểm kỳ lạ. Khoảng 9h tối ngày 22/12/2018, núi lửa Anak Krakatoa phun trào và gây ra một trận lở đất và tạo ra một cơn sóng thần với chiều cao vượt quá 100 m ở eo biển Sunda của Indonesia. Trận sóng thần đó khiến cư dân hoàn toàn mất cảnh giác và khiến 427 người thiệt mạng, hơn 14.000 người bị thương, hơn 40.000 người mất nhà cửa. Ngày hôm sau, chính quyền địa phương khẩn cấp gửi đi vệ tinh mới phát hiện ra nguyên nhân gây ra cơn sóng thần là quá trình núi lửa phun trào khiến lở đất rồi chìm xuống đáy biển.

Trùng hợp là trong bức hình bìa của tạp chí The Economist 2019 đó có hình ảnh núi lửa, với khói mù bên cạnh, cho thấy núi lửa đang phun trào. Ngay phía trên núi lửa là hình ảnh mặt trăng, chẳng phải biểu thị rằng thời gian xảy ra sự việc là vào buổi đêm? Đến cả vệ tinh làm rõ nguyên nhân sóng thần cũng có mặt trong bức hình. 

Đây là tạp chí dự báo năm 2019 và nó đã được xuất bản vào tháng 11 năm 2018. Trong khi đó, vào tháng 12, núi lửa Krakatoa phun trào. Lẽ nào cuốn tạp chí này chứa đựng các thông tin của tương lai và có thể tiên tri?

Manh mối

Như nói ở trên, khi tạp chí 2019 này xuất bản, nó đã được chú ý bởi sự xuất hiện của 4 kỵ sĩ Khải Huyền trong bức hình bìa. Cuốn Khải Huyền được viết bởi John the apostle - môn đồ của Chúa Jesus. Nội dung cuốn sách chủ yếu ghi lại những cảnh tượng kỳ lạ mà John nhìn thấy sau khi Chúa Jesus chết. Người ta tin rằng những cảnh tượng này sẽ xảy ra vào ngày tận thế. Theo những ghi chép của cuốn Khải Huyền, ngày tận thế sẽ không tới ngay tức thì mà sẽ đi theo một quá trình và tứ kỵ sĩ là bước đầu tiên của ngày tận thế. Trong 4 kỵ sĩ lần lượt tới: 

Đầu tiên là kỵ sĩ cưỡi bạch mã - đại biểu cho dịch bệnh; 

Thứ 2 là kỵ sĩ cưỡi ngựa đỏ - đại biểu cho chiến tranh; 

Thứ 3 là kỵ sĩ cưỡi ngựa đen - đại biểu cho nạn đói; 

Cuối cùng là kỵ sĩ cưỡi ngựa xanh - đại biểu cho chết chóc. 

Rất nhiều người đặt câu hỏi tại sao trong số chào đón năm mới của cuốn tạp chí Kinh tế The Economist lại đưa hình ảnh kỳ lạ của 4 kỵ sĩ Khải Huyền - thể hiện cho sự bắt đầu của quá trình tận thế? Có cư dân mạng còn phát hiện một trong 4 kỵ sĩ có hình tượng bị đổi thành hình nữ Thần tự do của Mỹ và trông giống như đang ‘đeo khẩu trang’. 

Chỉ tới khi dịch bệnh xuất hiện và bùng phát, người ta mới hiểu ra tại sao nữ Thần tự do lại đeo khẩu trang. Ngoài ra, có người còn phát hiện, 4 kỵ sĩ được sắp xếp từ hướng đông sang tây trùng hợp với xu hướng lan truyền của dịch bệnh, và còn xuất hiện con tê tê - con vật từng bị nghi là vật trung gian của virus dịch bệnh.

Tất cả những sự trùng hợp này khiến mọi người bắt đầu chú ý tới tạp chí The Economist. Không ngờ tới năm 2020, số tạp chí cuối năm của tờ báo này lại xuất hiện những tiên tri bất ngờ khác.

Bìa tạp chí dự báo năm 2020

Ngày 5/11/2019, theo thông lệ tờ The Economist lại xuất bản số báo dự đoán năm 2020 với hình bìa là bảng kiểm tra thị lực. Trên đó, đập vào mắt đầu tiên là chữ “The World in 2020” (Thế giới năm 2020) vì thế chúng ta biết rõ đây là bức hình liên quan tới năm 2020.

Trang bìa tạp chí The Economist 2020 (Nguồn ảnh: trang web economist.com)

Trang bìa tạp chí The Economist 2020 (Nguồn ảnh: trang web economist.com)

Trong hình, chỉ có 2 nhóm chữ có màu sắc là ‘2020’ và ‘Vision’. Chữ số 2020 cũng phân ra làm 2 màu sắc xanh và đỏ. Có cư dân mạng giải mã rằng màu xanh đại biểu cho hy vọng, màu đỏ đại biểu cho nguy hiểm, nên ở đây cho thấy năm 2020 là một năm vừa có tốt và xấu. Số báo này xuất bản vào đầu tháng 11 năm 2019 và dịch bệnh còn chưa xuất hiện. 

Hơn nữa, chúng ta hãy chú ý tới từ ‘Vision’. Ngoài nghĩa thị lực, nó còn có nghĩa là dự đoán trước, tiên tri. Từ này lại được đặt ở trong bảng kiểm tra thị lực, có phải nó ngầm chỉ ra rằng ta có thể nhìn thấy tương lai qua hình ảnh trên bìa báo này?

Quả thực, sau khi năm 2020 kết thúc, con người mới phát hiện ra bức hình trên không bỏ sót một tai họa nào. 

Trong hình, sau số 2020, chúng ta thấy tên Trump, và ngay dưới tên ông là chữ ‘Exit’ (lối ra). Kinh ngạc là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cuối năm 2020, ông Trump quả thực đã thua đối thủ Biden và rời khỏi vị trí tổng thống Mỹ. 

Sau chữ ‘Exit’, là chữ ‘AI’. Nhà tài phiệt nổi tiếng Elon Musk đã nhiều lần đề cập rằng con người trong tương lai sẽ có thể bị trí tuệ nhân tạo (AI) phản công, và cách giải quyết là tích hợp AI với não người để tránh sự thống trị của AI. Tiêu điểm là vào tháng 8 năm 2020, Elon Musk đã thành công cấy chip máy tính vào não heo, có thể vào ngày không xa não người tích hợp với máy tính sẽ xảy ra?

Thiên tai

Trên bảng, đứng ngay sau chữ AI là chữ ‘Tokyo’. Mọi người đều biết Thế vận hội 2020 tổ chức tại Tokyo nên Tokyo xuất hiện ở đây là điều hợp lý. Tuy nhiên, ngay sau chữ ‘Tokyo’ lại là chữ kỳ lạ như: Mars (sao hỏa).

Liên quan tới sao Hỏa, ngày nay chúng ta nghe nói tới nhiều về nghiên cứu di cư lên sao hỏa. Có người cho rằng, nếu tới một ngày trái đất không còn phù hợp cho con người cư trú, thì sao Hỏa sẽ có thể là một lựa chọn thay thế. Vì thế, có cư dân mạng phỏng đoán chữ ‘Mars’ xuất hiện trên trang bìa báo này có thể là dự báo về việc trái đất sẽ không còn là nơi thích hợp cho nhân loại cư trú nữa. 

Hơn nữa, ngay sau chữ ‘Mars’ lại xuất hiện chữ ‘Climate’ (khí hậu). Nhìn lại các tai họa lớn trong năm 2020, có thể thấy phần nhiều liên quan tới biến đổi khí hậu như thảm họa cháy rừng ở Úc, cháy lớn ở bang California của Mỹ, hỏa hoạn ở Siberia… Những vụ cháy này có diện tích hủy hoại đã phá vỡ kỷ lục lịch sử. 

Hơn nữa, trong khi vẫn đang thống kê thiệt hại do các vụ cháy gây ra thì lại xảy ra bão lụt hiếm thấy tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Trong đó, nước chịu thiệt hại trầm trọng nhất là Trung Quốc. Theo các số liệu cho thấy trong năm 2020, 70% huyện thị của Trung Quốc xảy ra bão lũ, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 630 triệu người dân, gây ra thiệt hại lớn về kinh tế.

Tiếp theo, trong bức hình bìa báo xuất hiện chữ ‘Xi’ (Tập) - tượng trưng cho họ của nhà lãnh đạo Trung Quốc - ông Tập Cận Bình, và ngay sau chữ ‘Xi’ là chữ ‘Recession’ (suy thoái kinh tế). Điều này có phải là trùng hợp?

Chưa hết, sau ‘Recession’ là tên của thủ tướng Ấn độ ‘Modi’. Theo báo cáo tài chính Ấn Độ mới nhất, do ảnh hưởng của dịch bệnh nền kinh tế Ấn Độ năm 2020 đã có thành tích tồi tệ nhất kể từ khi độc lập. Điều này dường như lại một lần nữa xác nhận ‘Recession’ (suy thoái kinh tế)

Dịch bệnh

Sau ‘Modi’ xuất hiện ‘Expo’ (Hội chợ triển lãm thế giới). Điều này cũng rất bình thường bởi theo kế hoạch thì EXPO sẽ được tổ chức vào năm 2020, nhưng sau này do dịch bệnh bùng phát nên kế hoạch đã bị hủy. 

Sau ‘Expo’ là chữ ‘SGDS’. SGDS là mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc đưa ra năm 2015. Năm đó, một số cường quốc thế giới tập hợp cùng đặt ra 17 mục tiêu, bao gồm xóa bỏ đói nghèo, tăng trưởng kinh tế, bảo vệ tự nhiên, nông nghiệp bền vững. Nếu đọc kỹ tất cả các mục tiêu của kế hoạch này, ta sẽ thấy chữ ‘bền vững’ liên tục được lặp lại. Nhưng tài nguyên có hạn, nhưng dân số gia tăng không giới hạn, vậy làm sao có thể phát triển ‘bền vững’ được. Có người đặt ra vấn đề rằng tiền đề để phát triển bền vững là cần giảm sự gia tăng dân số?

Sau ‘SGDS’ có thể thấy hàng chữ phía dưới bé hơn hẳn và xuất hiện chữ ‘Vision’ như để nhắc nhở có ẩn chứa thông tin quan trọng. Quả nhiên ngay dưới ‘Vision’ là chữ ‘Rat’ (con chuột). Mọi người đều biết năm 2020 là năm Tý theo lịch của người phương Đông nên sự xuất hiện của chữ này ở đây cũng khá dễ hiểu. Nhưng chỉ tới khi dịch bệnh xuất hiện, người ta mới bắt đầu để ý và một số người cho rằng ‘chuột’ là đại biểu cho dịch bệnh. Bởi vì trong lịch sử đã nhiều lần phát sinh dịch hạch trầm trọng. Trận dịch hạch bùng phát đầu tiên là từ thế kỷ thứ 6-8 khiến cho 25-100 triệu người mất mạng, chiếm từ 25-60% tổng dân số châu Âu. Đợt dịch lần thứ 2 là vào năm 1347, gây ra cái chết cho từ 30-60% dân số châu Âu. So sánh những đợt dịch đó với dịch viêm phổi Vũ Hán đang lây lan rộng khắp thế giới ngày nay dường như khiến người ta liên tưởng tới sự giống nhau của chúng.

Bìa tạp chí dự đoán năm 2021

Tháng 11 năm 2020, tạp chí lại tiếp tục xuất bản ấn phẩm dự đoán cho năm 2021. Lần này, trang bìa là hình ảnh của một chiếc máy đánh bạc (sloth machine). Phải chăng điều đó ngụ ý rằng tương lai sẽ giống như một ‘canh bạc’?

Bìa tạp chí The Economist 2021 (Nguồn ảnh: chụp màn hình video)

Bìa tạp chí The Economist 2021 (Nguồn ảnh: chụp màn hình video)

Máy đánh bạc

Máy đánh bạc là một loại máy phổ biến trong các sòng bạc. Khi tham gia, người chơi trước tiên cần cho đồng xu vào trong máy, kéo tay cầm xuống và sau đó sẽ thấy các hình ở trên máy chạy liên tục, khi máy dừng lại, hình ảnh cuối cùng sẽ quyết định người chơi thắng hay thua. Có điều tỷ lệ người trúng giải khi chơi máy đánh bạc này cực thấp, người chơi ví như ‘dê vào miệng cọp’, vì thế máy đánh bạc còn được gọi là ‘máy con hổ’. Và đây cũng chính là chủ đề bìa trang báo của The Economist 2021.

Trên trang bìa xuất hiện những hình ảnh trông như ngẫu nhiên nhưng mỗi hình ảnh quả thực đều đại biểu cho những ý nghĩa đặc biệt.

Mọi người để ý khi máy đánh bạc chạy ta có thể nhìn thấy dư ảnh mờ mờ trên màn hình. Và trên trang bìa của The Economist cũng xuất hiện vệt ảnh mờ, nên có thể phỏng đoán rằng máy đánh bạc đó đang chạy. Thậm chí thông qua hướng của hình ảnh, ta có thể nhận định máy đang chạy từ dưới lên trên. Đây là gợi ý quan trọng bởi nó trợ giúp cho phán đoán rằng các hình ảnh xảy ra theo thứ tự.

Trên hình ảnh ta thấy có ông Joe Biden, người đã trúng cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 2020. Phía dưới hình ảnh ông Biden là lá quốc kỳ Mỹ và logo của Tiktok. Cuối năm 2020, Mỹ tuyên bố cấm dùng Tiktok. Như mọi người biết, tình hình sau bầu cử Mỹ lại càng khốc liệt, liên tục xảy ra xung đột giữa những người ủng hộ hai bên ông Biden và ông Trump. Điều này dường như phù hợp với hình ảnh lá cờ Mỹ bị tách đôi. Có thể thấy những hình ảnh này không phải là dự đoán, bởi vì chúng đều đã xảy ra trước khi tạp chí được xuất bản. Chỉ có hình quả bom hạt nhân trên hình ông Biden là chưa xảy ra.

Trên hình bìa này, có một số hình ảnh được lặp lại như: dấu hỏi, virus. Nếu giả định các hình ảnh này liên tục nối nhau và không lặp lại, ta sẽ có chuỗi hình ảnh sau:

Đầu tiên là hình ảnh lá cờ Trung Quốc, sau đó là biểu tượng sức gió, biểu tượng của tiền. Có cư dân mạng cho rằng những hình ảnh này thể hiện ý nghĩa rằng: nơi đầu tiên dịch bệnh xuất hiện là ở Trung Quốc, rồi nó lan truyền nhanh qua không khí, cộng với việc Trung Quốc là một trong những quốc gia kinh tế hàng đầu thế giới nên tốc độ lây lan của dịch bệnh vô cùng nhanh. 

Nhưng kỳ lạ là tại sao hình mặt cười màu vàng lại đeo khẩu trang màu đỏ. Trong tình trạng dịch bệnh này, ai cũng biết khẩu trang y tế là vũ khí phòng thân cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta chỉ thường thấy khẩu trang màu xanh nhạt, trên thị trường dường như không thấy màu đỏ. Hơn nữa, phía trên hình mặt cười màu vàng là hình ảnh cây kim tiêm vaccine. Có cư dân mạng cho rằng có thể hình ảnh ngụ ý rằng sẽ có những người từ chối tiêm chủng. 

Không chỉ màu sắc của khẩu trang làm người xem khó hiểu, mà thậm chí có người còn phát hiện ra màu xanh lá trong ống kim tiêm cũng kỳ lạ. Thông thường màu xanh lá đại diện cho tự nhiên, môi trường sinh thái. Hơn nữa, hiện tại cũng đã có một số người xuất hiện phản ứng phụ nghiêm trọng do tiêm vaccine nên sau đó có những người từ chối tiêm vaccine. Xem ra điều này cũng đã thành sự thực.

Không chỉ có tác dụng phụ của vaccine khiến mọi người lo lắng, mà sau khi nước Anh phát hiện ra virus biến chủng vào tháng 9 năm 2020, các nước trên thế giới cũng cho biết phát hiện các trường hợp nhiễm virus biến chủng khác. Việc này khiến dịch bệnh vẫn chưa thể khống chế hiệu quả được. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã phải lựa chọn cách thức làm việc tại nhà và nhiều các cuộc họp được tổ chức qua hình thức trực tuyến (online). Điều này cũng đã sớm xuất hiện trong hình ảnh trang bìa của The Economist. 

Tiếp theo chúng ta lại thấy hình ảnh một cái cây bị bốc lửa. Trong dự báo năm 2020 của tờ báo này, như đề cập ở trên, có ngụ ý về việc thay đổi khí hậu gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Năm ngoái, do hiệu ứng nhà kính, các nơi trên thế giới đã thiết lập kỷ lục nhiệt độ cao mới, các khu rừng rậm trong hoàn cảnh khô cằn đã bị cháy dữ dội. Và trong báo năm 2021 lại xuất hiện hình ảnh đám cháy rừng. Liệu có phải nó ngầm ngụ ý rằng năm 2021 vẫn sẽ có những khu rừng không thoát khỏi kiếp nạn hỏa hoạn?

Có cư dân mạng cho rằng, mặc dù dịch bệnh xuất hiện từ năm 2019, nhưng tới năm 2020 nó mới thực sự lây lan mạnh, từ đó có rất nhiều tổ chức tiến hành nghiên cứu vaccine, vì thế vào cuối năm 2020 đã xuất hiện vaccine phòng dịch. Lúc đó, cũng đã có chuyên gia lên tiếng cho biết vaccine mới ra mắt không phải phù hợp cho tất cả mọi người bởi vì thể trạng mỗi người khác nhau. Một số người e rằng sau khi tiêm sẽ có những phản ứng không tương thích...Vì vậy, hình bìa báo sử dụng màu xanh để ngụ ý chỉ ra tác dụng phụ của vaccine cũng có thể hợp lý. 

Còn về hỏa hoạn cháy rừng, thì do sự phá hoại môi trường, vấn đề khí hậu vốn đã được công khai từ lâu nay. Do đó, thay vì đặt câu hỏi tại sao một tạp chí có thể dự báo được tương lai, phải chăng con người nên tự suy xét lại bản thân, liệu có phải chính mình là tác nhân gây ra những tai họa trên không. Ví như, khi thế giới hỗn loạn, mình có thể làm được suy nghĩ lý tính, không tạo thêm sự sợ hãi, và hiểu được tầm quan trọng của hòa bình hay không. Có thể khi chúng ta bắt đầu coi trọng điều chỉnh bản thân thuận theo tự nhiên, thì chúng ta mới là người chiến thắng trong những tai họa mà máy đánh bạc trên tạp chí này nêu ra.

Dịch bệnh nhìn trên bề mặt tuy là rất tự nhiên nhưng trên thực tế lại không hề ngẫu nhiên chút nào cả. Cổ nhân có câu: “Nhân sinh hữu mệnh, sinh tử tại Thiên", con người ta sinh ra ở đời sống chết đều do định số, sức người khó đổi. Tuy nói là khó đổi nhưng không phải không thể, khi đi tìm hiểu chi tiết hơn nữa những người miễn dịch, người ta dễ dàng tìm thấy ở những người này một điểm chung nổi bật đó là những người này đều có một tâm hồn chân chính thiện lương, một tấm lòng hiếu thảo cảm động Trời cao. Điều này hoàn toàn trùng hợp với câu nói xưa kia của cổ nhân: “Làm người thiện lương dù phúc chưa báo, hoạ cũng đã rời xa". Quả thực đúng là: "Chỉ cần bạn lương thiện, trời xanh tự có an bài".

Cũng có thể có những độc giả có kiến giải độc đáo về những bí mật ẩn chứa sau những hình ảnh dự đoán năm 2021 này, chúng ta chờ xem có kiến giải gì mới đặc sắc không, và cùng xem những tháng cuối năm 2021. Thế giới sẽ có những sự kiện lớn nào.

Minh An (Theo kênh Mã Kiểm Thư)

Đăng theo NTDVN

Xem thêm:

VIDEO - Trịnh Châu lâm nạn: Màn kịch trả vay của Trung Quốc đang đến hồi kết?

 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP